TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - ... chiếu kiến ngũ uẩn giai Không, độ nhất thiết khổ ách...
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

... chiếu kiến ngũ uẩn giai Không, độ nhất thiết khổ ách...

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4762
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Fri Jun 01, 2012 12:20 am    Tiêu đề: ... chiếu kiến ngũ uẩn giai Không, độ nhất thiết khổ ách...



... chiếu kiến ngũ uẩn giai Không, độ nhất thiết khổ ách...


      ... chiếu kiến ngũ uẩn giai Không, độ nhất thiết khổ ách...
      Bài Tâm kinh Bát Nhã.

      Có lẽ ít nhất một lần trongđời, quý vị đã từng tụng, hoặc nghe tụng bài Bát Nhã Tâm Kinh, vì bất cứ một thời kinh nào, dù là ở chùa hay tại tư gia, cũng đều có tụng bài này.
      Ngay câu đầu của bài kinh là:
      “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai Không, độ nhất thiết khổ ách... ”...
      Bát-nhã ba-la-mật-đa là phiên âm của tiếng Phạn prajna paramita, còn được gọi là “trí-tuệ bát-nhã”. Tiếng Phạn prajna có nghĩa là trí tuệ, paramita nghĩa là “rốt ráo”, “qua bờ kia”. Trí-tuệ bát-nhã là một thuật ngữ của nhà Phật có nghĩa là “trí-tuệ rốt ráo”. Trí tuệ này không do học nhiều hiểu rộng chuyện thế gian mà phát triển, nhưng từ công năng thiền quán thâm sâu mà trực ngộ.
      Câu kinh trên được giải thích là “Bồ Tát Quán Tự Tại do thực hành thiền quán thâm sâu mà trực ngộ rằng ngũ uẩn (tức là toàn thể thân và tâm) vốn chỉduyên với nhau mà xuất hiện, bản chất là “Không”, do đó, không còn bám víu, nên giải thoát khỏi tất cả mọi nỗi thống khổ”.
      Bài kinh này được coi là quan trọng vì rất cô đọng, chỉ gồm có 260 từ ngữ thôi, mà giới thiệu được điều cốt tủy của đạo Phật, là Tâm.
      Tâm này, theo Luận Đại Thừa Khởi Tín, tác giả là luận sư Mã Minh, thì vốn có hai mặt là Tâm Chơn Như (nói gọn là Chân Tâm) và Tâm Sanh Diệt (nói gọn là Vọng Tâm). Tuy có hai tên gọi, nhưng không phải là 2 tâm, cũng như nước và sóng, tuy gọi bằng 2 tên, có hai dạng khác nhau, nhưng đều là nước, chỉ khác nhau là trong thể tĩnh và động mà thôi. Hai tâm này không rời nhau và bao trùm tất cả mọi sự, mọi vật, trên thếgian, cả những cái có hình tướng và những điều không có hình tướng.
      Tâm Chơn Như thì bất sanh bất diệt, nên gọi là Như, là Chân Tâm.
      Tâm Sanh Diệt thì tùy theo sựsuy nghĩ mà khởi, nên gọi là Vọng Tâm. Vọng Tâm tức là tâm ý thức của chúng ta liên miên trôi chảy, suy nghĩ liên tục, như dòng suối không lúc nào ngưng, nên còn gọi là “dòng suối ý thức”.
      Có người quan niệm rằng “Suy nghĩ là hiện hữu”. Nhà Phật cho rằng “suy nghĩ chỉ là phần Vọng của Tâm, như lớp sóng nhồi trên biển cả. Không suy nghĩ là hội nhập toàn thể biển cả, là Chân Tâm, là Trí Tuệ Bát Nhã”.
      Công cụ của Vọng Tâm là Ngũ Uẩn, là “năm món ngăn che” như sau:
      Sắc Uẩn, là phần hình hài vật chất, gồm bốn thành tố là:
      Chất cứng, thuật ngữ nhà Phật gọi là Địa Đại, tạo thành thịt da xương cốt, vân vân..
      Chất lỏng, nhà Phật gọi là Thủy Đại, tạo thành máu huyết, nước mắt, nước tiểu, vân vân...
      Chất hơi, nhà Phật gọi là Phong Đại, tạo thành hơi thở, vân vân...
      Chất nóng, nhà Phật gọi là Hỏa Đại, tạo thành sự ấm áp của cơ thể, vân vân...
      Nói gọn thì phần cơ thể vật chất của con người là do bốn thành tố này họp lại, nên nhà Phật thường nói “cái thân tứ Đại”. Sắc Uẩn gồm tất cả những cơ quan như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể con người, còn gọi là Thân Căn.
      Thọ Uẩn, là phần cảm giác, vui buồn khi đối trước cảnh.
      Tưởng Uẩn, là phần nhận biết cảm giác, âm thanh, màu sắc, mùi vị, ý niệm, vân vân...
      Hành Uẩn là phần tác ý, tạo nghiệp.
      Thức Uẩn, là môi trường nhận biết để cho Thân Căn và đối tượng có thể duyên sanh với nhau mà hoạt động, gọi là bộ ba Căn, Trần và Thức.
      Thí dụ khi một người nghe thấy tiếng trống, thì tai là Căn, tiếng trống là Trần và duyên sanh giữa Căn và Trần khiến người đó nghe được, là do sự hiện hữu của Thức.
      Căn có Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý Căn, tức là Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý Căn.
      Thức tùy duyên theo Căn nào thì đổi thành Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân và Ý Thức, chứ không phải là một thểcố định. Về điều này, đức Phật đã dạy rõ như sau:
      - “ Thức do các duyên với điều kiện mà sinh khởi chứkhông cố định. Nếu không có duyên thì không có Thức sinh khởi. Thức được gọi tên tùy thuộc vào điều kiện nó duyên theo, do con mắt và cảnh vật mà Nhãn Thức duyên, do tai nghe và tiếng động mà Nhĩ Thức duyên, vân vân. Thí dụ ngọn lửađược gọi tên theo nguyên liệu, lửa cháy bằng củi gọi là lửa củi, cháy bằng rơm gọi là lửa rơm. Thức cũng thế, tùy theo điều kiện tương ứng mà nó có tên, thí dụ ở mắt là Nhãn Thức, ở tai là Nhĩ Thức, ở mũi là Tỷ Thức, vân vân”.
      Hành giả thiền quán thâm sâu, tâm thức trở nên thanh tịnh, bất chợt xảy ra đột biến, trực nhận rằng tất cảnhững thành tố của năm nhóm tạo thành Ngũ Uẩn vốn chỉ là “Không”, do duyên với nhau mà tạo thành mọi sự, hợp tan không cố định, cho nên không còn bám níu và vì thế mà tự giải thoát khỏi mọi nỗi thống khổ.
      Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người đầu tiên đã thực hiện thành công quá trình tu chứng đó. Vốn là một vị hoàng tử Ấn Độ thời phong kiến, được vua cha đặc biệt cưng chiều, thái tử Tất Đạt Đa đã từng sống một cuộc đời cực kỳ xa hoa. Sau khi chứng kiến 4 trường hợp sinh ra, già đi, bệnh tật rồi chết, ngộ được lý vô thường, Ngài khởi tâm đi tìm đường giải thoát cho chúng sinh, thực tập những pháp tu tập cực kỳ gian nan, khổ hạnh, ròng rã 6 năm trời, tới nỗi đã đứng bên ngưỡng cửa của tử thần. Từ kinh nghiệm bản thân, Ngài nhậnđịnh rằng cả hai lối sống -- xa hoa và cực khổ, hành xác -- đều không phải là con đường đúng trong công cuộc luyện tâm để giải thoát, Ngài khởi sự theo đường lối Trung Đạo, ăn uống vừa đủ để nuôi sống thân thể trong khi chú tâm nỗ lực hành thiền.
      Sau một thời gian hành trì thiền quán dưới gốc cây Bồ đề, dòng suối ý thức đã lắng đọng, vào buổi sáng ngày thứ 49, khi Sao Mai mọc trên nền trời, Ngài chợt bừng tỉnh, ra khỏi cơn mê vọng của thế giới hiện tượng duyên sinh, trực ngộ cái mà chúng ta tạm dùng danh từ để gọi lên, là Bản Thể, Chân Tâm, Phật Tánh, Giác Tánh, Phật Tâm, Buddha Nature, Buddha Mind, True Mind, True Nature, vân vân....
      Từ sự giác ngộ đó, suốt gần 50 năm, cho đến lúc tạ thế, Ngài đã dùng rất nhiều pháp phương tiện để quảng báđường lối tu tập thành công của Ngài.
      Như chúng tôi đã trình bày, Bát Nhã Tâm Kinh là bài kinh tuy là rất ngắn, chỉ 260 chữ thôi, nhưng rất quan trọng, vì đó là bài kinh giới thiệu về Tâm.
      Đoạn trích dẫn ở trên là nói về Vọng Tâm, biến hiện là do Ngũ Uẩn duyên nhau mà thành. Hành giả quán chiếu thâm sâu, trực nhận được rằng Ngũ Uẩn -- tức là toàn bộ thân và tâm -- bản chất là Không, chỉ nhờ biến hiện liên tục, như người cầm cây nhang một đầu cháy đỏ, quay tít thành một vòng tròn, thì đầu cây nhang đỏ xoay tròn làm thành vòng tròn mầu đỏ, tưởng như là có một vòng tròn mầu đỏ, mà thật ra chỉ là đầu cây nhangđang cháy di động, huyễn hiện lên thành hình vòng tròn đỏ mà thôi.
      Kinh Hoa Nghiêm có bài kệ:
      “Nếu người muốn biết rõ,
      Tất cả Phật ba thời,
      Phải quán tánh pháp giới,
      Tất cả do TÂM tạo”.
      Thiền sư Duy Tắc giải thích như sau:
      - “Nói đến chữ TÂM cũng như hư không, vốn là thanh tịnh, vốn là thấu triệt, chẳng có hình dáng, chẳng có phương sở, bất diệt, bất sanh, bất động, bất biến. Vậy tại sao lại nói là duy tâm tạo?
      Nguyên cái tâm này dù nói bất biến mà cũng là tùy duyên, vì tùy duyên nên năng tạo; nói tùy duyên là vì một niệm thình lình sanh khởi, hoặc tiếp xúc với ngoại cảnh, trong và ngoài cảm ứng với nhau, gọi là nhân duyên, có nhân duyên mới thành pháp giới. Nay dùng thí dụ để tỏ rõ:
      Tâm như nước, pháp giới như làn sóng. Bản thể của nước vốn yên tịnh, chẳng phương sở, chẳng lay động, khi gặp gió thổi thì muôn ngàn làn sóng tùy sự tiếp xúc mà nổi lên. Vậy thì nước có thể tạo ra làn sóng, làn sóng do nước mà có; cũng như Tâm có thể tạo ra pháp giới, pháp giới do Tâm mà có vậy”.
      Kinh Lăng Nghiêm, đức Phật giảng về Tâm. Nhờ sự giải thích rất chi tiết, kỹ lưỡng, chu đáo của đức Phật mà tôn giả A Nan cùng chúng đệ tử trong hội Lăng Nghiêm hiểu được rằng Tâm vô hình mà chu biến khắp mười phương.
      Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phật khai thị cho chúng sinh ngộ nhập Tri Kiến Phật. Tri Kiến Phật là một cách gọi khác của Chân Tâm.
      Kinh Lăng Già giới thiệu TựGiác Thánh Trí, cũng là một cách gọi khác của Chân Tâm, Trí Tuệ Bát Nhã, Tri Kiến Phật.
      Kinh Đại Bát Nhã giới thiệu Trí Tuệ Bát Nhã, cũng là một cách gọi khác của Chân Tâm.
      Nỗ lực của đức Phật và chư Tổlà nhắc nhở, thức tỉnh chúng sinh, để họ ra khỏi cơn mê vọng Tham Sân Si, tạo nghiệp, trả quả báo, trôi lăn hoài trong vòng sinh tử luân hồi.
      Đức Phật đã khẳng định:
      - "Này chư Tỳ kheo, bây giờ cũng như trước đây, Như Lai chỉ dạy về “Khổ” và về “Con Đường Diệt Khổ".
      Ngài nói vậy vì Ngài đã có kinh nghiệm thực chứng, đã bừng tỉnh ra khỏi cơn mê, đã “ngộ nhập Tri Kiến Phật”, đã “chứng ngộ Thánh Trí, Trí Tuệ Bát Nhã, Chân Tâm”, đã “độ nhất thiết khổ ách”, đã “đi hết con đường Diệt Khổ”, đã an nhiên tự tại trong cảnh giới Hữu Dư Niết Bàn.
      Cũng xin gửi tới quý vị lời giải thích về Niết Bàn, trích trong cuốn “The Mind and the Way – Buddhist Reflections on Life”, tác giả là thiền sư Ajahn Sumedho.
      ... “... Theo một số người thì Niết Bàn là từ ngữ để mô tả trạng thái sung sướng, ngây ngất, mê ly, như đang ởtrên thiên đàng. Sự thực, Niết Bàn có nghĩa là “không bị những điều kiện tạo thành Sinh và Tử trói buộc”. Có nghĩa là đương sự đã hoàn toàn buông xả, đã giải thoát khỏi những trói buộc của tham lam, sân hận và si mê.
      Đức Phật đã nói rõ rằng giáo pháp của Ngài là để dạy con người, những người có tinh thần trách nhiệm về đạođức, những người thông tuệ. Vậy thì bạn có phải là một trong số người đó không? Nếu không thì, có lẽ tốt hơn, bạn hãy tu tỉnh lại.
      Như vậy, Niết Bàn không phải là một trạng thái thần tiên siêu thoát ở trên trời, hoặc lơ lửng giữa không trung, hoặc trong kiếp sắp tới. Đức Phật luôn luôn nhắc nhở chúng ta về sự tỉnh thức, thấy rõ dòng đời đang trôi chảy như chính nó, ngay trong lúc này và tại nơi đây, trong phạm vi khả năng của con người.
      Chúng ta cần quán chiếu thực trạng của đời sống, có thế chúng ta mới thực sự bắt đầu nhìn thấy chân lý, hơn là cứ suy đoán, tưởng tượng, tin hoặc không tin. Như thế, bạn sẽ có thể sáng suốt quán chiếu, thẩm thấu, thực nghiệm được trạng thái giải thoát, Niết Bàn, do đã thoát ra khỏi những dính mắc, trói buộc của đời sống.... ”...

Tuệ Đăng



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân