TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - ĐẤT NƯỚC TÔI
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

ĐẤT NƯỚC TÔI

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Sun Apr 17, 2011 8:08 am    Tiêu đề: ĐẤT NƯỚC TÔI

Kính thưa quý Thầy Quy Cô , Qúy Anh , Chị  , em ,

Trên Diễn Đàn Trường Trung Học Duy Tân , Sau một quảng thời gian không đủ dài , Hàn Sinh họ Lê tham gia vào các sinh hoạt có tính cách văn hoá , ( nói một cách hơi văn vẻ ) Hàn Sinh nghỉ rằng Diễn Đàn TH Duy Tân tựa như một vườn hoa với trăm loại kỳ hoa dị thão . Nay Người học trò nghèo  ( hôm xưa ) củng xin được phép mang về một vài loại bông hoa để cốt làm đẹp thêm vườn hoa ( như lời tiền nhân nói GẨM THƯỞNG THIỂM HOA ) Nghiã là , thêm một vài bông hoa tươi thắm trên chiếc áo gấm đẹp . Đã đẹp càng thêm đẹp , và trên loạt bài sắp và sẻ được mang về sân trường ,
Thân kính mời quý vị xem bài viết sau đây , mà Hàn Sinh vưà mới nhận được qua net


HẢY BỎ ĐI CÁI TẬT TỰ CAO TỰ ĐẠI

Tác giả : Nguyễn Viết Tân


Có ngưới hỏi tôi:
-Mặt mũi trông không đến nỗi nào, mà sao bị gọi là TÂN Ngố?

Lại có kẻ, kể tích rằng, hắn đã từng phục kích ngay cửa sổ hồi tôi mới cưới vợ và nghe cô dâu riết róng trong bóng đêm: "Trời hỡi trời! Nó ở chỗ này cơ mà ngố ơi!!"

Chỉ đành phải lắc đầu và nói:
-Phịa!

Cách đây không lâu, tôi có đọc một bài viết của một vị tiến sĩ ở Úc, ông viết rằng: Người Việt mình có cái tật rất lớn là tự mãn. Cho mình là nhất, con em mình thông minh, giỏi giang v v..Nhưng trên thực tế, so với những sắc dân khác, người Việt chỉ đứng hạng trung bình, có khi kém nữa là khác.

Đọc xong, tôi buồn hết mấy ngày, vì ông ấy nói đúng. Suốt bao năm qua, tôi rất ít khi thấy báo Mỹ dương danh người Việt, mà chỉ toàn là những chuyện dài "Nhân dân tự vệ" làm mất mặt cộng đồng.


Vẫn biết rằng ở khu Little Sài gòn, có rầt nhiều hàng quán, văn phòng bác sĩ, luật sư của người Việt, nhưng chủ của những building, những ngôi chợ to lớn kia lại không phải là người Việt trăm phần trăm, dù họ vẫn gọi chúng ta là đồng hương.


Còn ở những công,tư sở, những công ty có hàng trăm công nhân trở lên, thì người Việt chỉ leo lên đến chức cai, cai xếp mà thôi. Chứ những chức vụ then chốt, quyết định thì không thấy người mình.
Phải công tâm mà nói, thanh niên VN học các ngành nghề ở đại học bốn năm ra trường rất đông. Nhưng rồi họ kiếm được việc làm đủ sống, cưới vợ, mua xe, mua nhà, mua hột xoàn cho vợ, thế là thỏa mãn. Không mấy ai chịu khó học lên cao nữa, chuyên về một ngành nào để có thể gọi là nhà bác học,hay khoa học gia.


Cái chuyện khoe của, khoe chức vụ trước 75, giờ coi có vẻ lạc điệu, nên bây giờ người ta xoay qua khoe con mình. Có bà nói con mình đang học thuốc, nhưng khi hỏi ra mới biết con bả mới xong trung học năm ngoái, như vậy chắc là đang học thuốc lá, hay drug gì đó thôi.


Còn một số người cứ cho rằng sinh viên học ở trường college hai năm, rồi chuyển vào trường đại học là xoàng. Nên họ quyết tâm cho con vào trường lớn, để cho oai, cho dù có hao tốn đến đâu. Nhưng qua kinh nghiệm cuả rất nhiều bậc cha mẹ có con học transfer, tôi biết rằng họ tiết kiệm được rất nhiều tiền trong hai năm đó. Và khi ra trường, những sinh viên kia đều kiếm được công việc lương cao, vì họ được tính từ trường đã tốt nghiệp, chứ không ai hỏi mấy năm trước họ học ở đâu.


Tâm trạng chung của cha mẹ là luôn luôn nhìn thấy con mình đẹp đẽ, giỏi giang. Tôi cũng chẳng thoát được thông lệ ấy.


Ngày nhìn thấy đứa con thứ ba mới chào đời, là tôi tiên đoán ngay thằng này rồi sẽ khá, vì nó giống tôi như hệt. Và qủa nhiên, mới lên ba mà thằng nhỏ đã "tinh anh phát tiết ra ngoài".Tôi ngồi ở phòng khách, quát:
-Bư, lấy cho ba đôi giầy.

Nó dạ lớn rồi khệ nệ xách ra cho tôi đôi giầy một chiếc đen, một chiếc trắng. Tôi hỏi :

-Sao lấy cho ba đôi giầy kỳ thế này?

Cặp mắt nó nhướng lên, đảo tròn rồi đáp:

-Dạ ở trong kia còn một đôi giống hệt đôi này, cũng một chiếc đen, một chiếc trắng.

Thế rồi, như tôi đã nói, con nhà tông không giống lông cũng giống cánh, năm mới học lớp một, cô giáo bỗng đề nghị cho nó lên học lớp năm. Bà hiệu trưỏng lấy làm thắc mắc, thì cô giáo trả lời là vì thằng nhỏ này thông minh lắm. Bà hiệu trưởng vẫn còn không tin, nên cô giáo đưa bà xuống lớp và hỏi :

-Bư, em hãy cho cô biết, có hành động nào mà con chó nó làm khi đứng ba chân, còn con người cũng làm điều đó khi đứng hai chân?
-Dạ thưa cô, đó là khi bắt tay ạ.

-Em có biết cái gì cuả ba em, mà má em thích nhất không?
-Thưa cô: tiền.

Bà hiệu trưởng kéo cô giáo ra ngoài rồi nói nhỏ :

-Tôi đề nghị cô cho thằng nhỏ này lên thẳng Highschool, vì hai câu hỏi vừa rồi của cô, chính tôi đây cũng trả lời sai bét.

Thằng Bư tới trường làm bạn thầy nể, về nhà anh em nó cũng sợ. Một bữa kia tôi nghe nó chỉ bài cho em nó :

-Một kí lô sắt, với một lí lô bông gòn, kí nào nặng hơn?

Con em tỏ ra sành sõi:

-Đã là một kí, thì hai thứ đó nặng bằng nhau.

-Bằng sao được. Bây giờ mày lấy một kí bông gòn liệng vào đầu tao, còn tao lấy một kí sắt chọi vào đầu mày thì đứa nào bị nặng hơn?

Hết khoe con, bây giờ tới khoe bạn. Tôi có người bạn giỏi lắm, anh ta thường tự hào rằng :

-Nếu mà bây giờ tôi nghỉ, thì hãng sẽ khốn đốn ngay.

Một người bạn khác hỏi lại :

-Thế hãng anh làm, thành lập được lâu chưa?

-Sáu chục năm rồi.

-Mẹ, nói thối thế mà cũng nói. Giả dụ anh không đến xứ này, thì hãng đó nó vẫn tồn tại và phát triển, đừng có nói dóc. Sao cái câu "Hãng này không dám cho tôi nghỉ đâu, tôi mà nghỉ là hãng xập tiệm liền" có nhiều anh Mít phun ra thế. Mấy anh đó cứ tưởng mình là cái rốn lõm của vũ trụ. Rốn lồi kia mà mấy ngày không tắm đã hôi rình, huống hồ rốn lõm.


Nhưng tụi Mỹ rõ ràng xỏ lá.
Chơi cái trò đá cá lăn dưa
(Thơ Cuồng Phong)


Cho nên, anh bạn thiệt giỏi cuả tôi mới vừa được bằng khen thưởng cuả hãng tuần trước, thì tuần sau bị lay-off. Anh ta cay đắng lắm. Chủi Mỹ đểu. Mãi mấy tháng sau mới xin vô làm người bán hàng ở Drug store. Tiệm bán thuốc Tây ở xứ này hơi giống tiệm chạp phô, nghĩa là bán đủ thứ chứ không chỉ là thuốc Tây. Bởi thế người bán hàng phải biết nhiều thứ lắm,(bạn tôi bảo thế) để khách hàng có hỏi thì còn biết mà trả lời. Bữa nọ, thấy một ông Mít lớ ngớ đi vô cửa tiệm, anh bạn giỏi giang của tôi liền xông ra hỏi:



-Ông ở VN mơí qua phải không? Ông cần mua gì đấy ạ?
-Dạ tôi muốn mua kem đánh răng.
-Đây này hiệu Crest là tốt nhất ông ạ. Ông còn cần gì nữa không?
-Tôi muốn mua ít lưỡi lam cạo râu.
-Bàn cạo của ông hiệu gì?
-Gillette.
-Đây. Từ nay ông có cần gì,cứ ra đây hỏi tôi,tôi là người "know everything".
Mấy hôm sau, vừa thấy ông khách ngu ngơ bước vào, Mr. Know everything hỏi liền :
-Ông cần hỏi gì đấy?
Ông kia chưa kịp trả lời, mới đưa ra một hũ nhỏ như hũ baby food, anh ta vội vàng chụp lấy mở nắp đưa lên mũi ngửi và kêu lên :
-Mẹ, mùi gì giống shit vậy?
-Thưa ông, đúng vậy, ông đã ngửi cứt tôi rồi, xin ông làm ơn chỉ dùm tôi phải mua giấy đi cầu hiệu gì.
Bị vố đó anh bạn tôi chừa luôn cái tật huênh hoang.

Ôi, ở cuộc đời này ai cũng muốn làm xếp sòng, làm big boss. Ông leader muốn tỏ ra mình có quyền uy như ông supervisor, ông cai lại muốn mình to hơn ông chủ v.v..

Mà ngay cả trong thân thể con người cũng vậy, cơ phận nào cũng nhận mình là tối quan trọng. Cặp mắt nói :
-Không có tôi, các anh chẳng thấy đường mà làm ăn gì cả.
Hai tay nói:
-Không có đôi bàn tay này làm ra đồ ăn, thì các anh sống được không?
Thế rồi tai, mũi, họng,phổi, phèo, tịm, cật nhao nhao lên kể công.

Lúc đó anh Óc mới lên tiếng :
-Im hết đi, tôi đây mới là xếp sòng của mấy anh, thử hỏi nếu không có tôi chỉ huy, thì các anh sẽ ra thế nào?
Tất cả đều thầm công nhận anh Óc nói phải. Bỗng anh Đít lên tiếng :
-Dạ, em xin có chút ý kiến. .
Cả bọn quay lại la rầm lên :
-Shut up, chưa mở miệng đã thấy thúi.

Bị nạt, anh Đít giận đỏ mặt lên, lùi lũi trở về nhà đóng cửa lại, chơi cái màn "Nội bất xuất, ngoại bất nhập". Một tuần lễ sau, bụng phình to; tay chân uể oải; miệng nhai nuốt không vô; mắt vàng khè; óc đờ đẫn. Tất cả các cơ phận bèn họp nhau lại, tranh luận một hồi rồi kéo nhau đi theo anh Óc, xuống xin lỗi và đồng thanh tôn xưng anh Đít là Big Boss, và khẩn khoản xin Sếp mở cửa cho chúng em nhờ, kẻo chết hết cả đám. Thế mới biết chúng ta sống trong xã hội này, giống như một guồng máy, cơ phận này dựa cơ phận kia. Hẵy cố gắng làm tròn phận sự của mình.


Nếu chúng ta muốn chơi trội bằng cách nói xấu, hay hại người khác, thì hoặc là chúng ta làm cả guồng máy xấu đi, hoặc là chúng ta sẽ bị guồng máy nghiền nát.

Nghĩ đến thân phận hèn kém của mình, tôi chẳng dám khuyên bảo ai, chỉ tự nhủ, nếu mình không làm được gì nêu cao danh dự người Việt, thì ít nhất cũng không làm những gì tai tiếng cho hai chữ Việt Nam.


Sưu tầm trên .... mạng.
Về Đầu Trang
Dư khánh



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 436

Bài gửiGửi: Sun Apr 17, 2011 10:16 am    Tiêu đề:

Bài này tôi đã đọc chán trên mạng nhưng tôi không đưa vào đây vì tôi không muốn "Gấm thưởng thiếm hoa này" làm mất vui sân trường. Người nào cũng có tính tốt và tính xấu, dân tộc nào cũng có cái hay cái dỡ, nhưng mỗi người một ý, mong mỗi lần Lê Hàn Sinh đưa lên một bài về những tính xấu của người Việt Nam thì nên đưa một bài tính tốt, lòng hy sinh và cao thượng của dân tộc Việt Nam nếu không con cháu mình đọc bài này chỉ nghĩ có một hướng. Phàm chuyện gí có phê bình thì phải có xây dựng.
Tôi rất thích loạt bài đầu năm bói toán cuả anh ngẫm chuyện thiên cơ cũng mong lắm thay !!!
Cám ơn anh LHS
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Sun Apr 17, 2011 11:01 am    Tiêu đề:

Thưa anh bạn , thật ra đây chỉ là sự mở đầu cuả loạt bài , vì nếu chúng mình chỉ quen với lời khen mà không chất nhận khuyết điểm thì lmà sao có thẻ phục thiện để tiến bộ , và có thể thích nghi được với thời đại vệ tinh nhân tạo , và hệ thống internet . Mình đã từng học được lắm điều hay lẻ phải , với nhửng trang lịch sữ lừng lẩy cuả Tiền nhân , qua những áng văn trong Quốc Văn ,  Giáo Khoa Thư ; chẳng hạn như lời khuyên : không nnê nói dối , nhưng trong cuộc sống , đôi khi ta củng không thể hoàn toàn nói thật , Nếu như một vị bác sỹ trong khi điều trị bệnh cho một người bị ung thư thời kỳ cuối , liệu ông bác sỹ có can đảm nói với bệnh nhân rằng , ông chỉ còn sống được ba tháng nưả . có đúng thế không ? vì sau khi biết được mình chỉ còn sống được có ba tháng , thì đó là nổi đau khổ , hàng đêm có chịu đựng nổi cái ngày giờ rời xa cuộc sống hay không ? Bài đầu tiên sẻ là dở , và tiếng chê , rồi sau đó sẻ nghe được lời khen , ngày xưa tiền nhân đã từng nói : Thắng không kiêu , bại không nản , như cụ Nguyễn công Trứ đã từng nói : khi lmà tướng ta không lấy đó làm vinh , khi bị làm thân lính thú đi đày , ta không lấy đó làm nhục . Bởi vì người viết đã trải qua thời gian dài học Kinh Dịch và áp dụng vào cuộc sống , nên lúc nào củng ung dung , dù có tiền hay nhà chẳng còn gạo đong , Như chúng ta từng xem phim ảnh cuả Mỹ , mới đầu thì chán quá , nhưng từ từ đi sâu vào chuyeên phim , và từ từ đạo diễn sẻ đưa chúng ta đến nhửng đoạn phim hấp dẩn , và sau cùng chúng ta không tiếc đồng tiền đả bỏ ra để mua vé . Nguyên lý cuả Dịch ( vốn khoa bói Toán củng từ Dịch mà ra ) lúc nào tinh thần củng thăng bằng nằm ngang , có như thế , chúng ta mới có thể xem xét , và cưú xét vấn đề . Trong khi chúng mình tự hào là con rồng cháu tiên , với hơn 4000 năm vnă Hiến , vậy mà ngày hôm nay vì sao ?????? vì sao không cưú nổi đất nước qua cơn đọa đầy . chớ nên buồn vì lời chê , nhưng hảy cảnh giác trước tiếng khen . Nếu vì bài viêt đã dđuợc đua leê diễn đàn , mà đả làm cho sân trường buồn hơn , thì xin lổi vậy . từ nay yen chí sẻ nhận toàn bài khen cái hay , cái tốt đẹp , cuả đất nước và con người Việt Nam .
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Sun Apr 17, 2011 11:19 am    Tiêu đề:

LÀNG XƯA XÓM CỦ;
Mme Ngôhoahong.gif:
Chí-Hoà Hoà Hưng

Hổng hiểu sao lại chia ra Chí-Hoà và Hoà-Hưng vì có vẻ như cả hai địa danh ni là cùng một vùng. Nếu quả thiệt là hai vùng khác nhau thì không rõ ranh giới phân chia bắt đầu từ khúc nào? Chí-Hoà Hoà Hưng chạy dài theo dường Lê Văn Duyệt Sài gòn (khác với đường Lê Văn Duyệt Gia Định có Lăng Ông Bà Chiểu) Giới hạn bởi hai đầu, đầu trên là Công trường Dân chủ, và đầu dưới là nghĩa địa Đô-thành.
Vị thế :
Công trường dân chủ đúng ra chỉ là một bùng binh sáu nhánh.
Đường Lê Văn Duyệt bị cắt ngang nơi đây nên nó chiếm hết hai nhánh, những nhánh còn lại là Trần Quốc Toản, Yên Đỗ, Tú xương. Nhánh cuối cùng thiệt nhỏ và thiệt ngắn là ngõ tắt trổ thẳng vào đường Phan Than Giản (có nhà thương Bình Dân) mà tui quên tên mất rồi!
Cũng trên đường Phan Thanh Giản này có trường trung học Áo Tím Gia Long của cô Hoàng Lan Chi và có chùa Xá-Lợi. Tui đã từng là dân canh me (đứng toòng teng dưới gốc cây để chờ ... me rụng) ăn hàng chuyện nghiệp tại đây, từ gỏi thu đủ khô bò cho tới đậu đỏ bánh lọt. Ăn xong thì nhào vô chùa lễ Phật và ... thành tâm xám hối! Riêng chuyện ngôi trường con gái ni của cô HLC thì để cổ kể cho mình nghe mới thập phần hấp dẫn.
Cũng tại cái bùng binh ni có dinh của ngài trung tướng Mai Hữu Xuân, nằm giữa hai đường Tú Xương và Yên Đỗ. Đường Tú Xương có Ký túc xá sinh viên Mai Khôi của các cha dòng Đắc-Lộ, có trường Regina Pacis và sau này có thêm trụ sở Caritas.
Đường Yên-Đỗ ngắn thôi, có con hẻm nhỏ là nơi Học giả Nguyễn Hiến Lê sống lặng lẽ với bà vợ thứ, nó cũng có đường Kỳ Đồng đổ vào.
Đường Kỳ Đồng với nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp của các cha dòng Chúa Cứu Thế, tui kêu nó là nhà thờ trắng vì nó sơn trắng để phân biệt với một nhà thờ khác có tên nhà thờ hồng sẽ nói sau. Nhà thờ ni có ông cha trẻ Nguyễn Ngọc Lan hùng biện hết ý. Sau này nghe nói cha Lan ‘vào đời’ chống chánh phủ, một thời gian sau thì ổng vứt mẹ nó cả áo dòng mà tà tà đi lấy vợ. Cũng lại nghe nói vợ ổng là người say mê những bài giảng của ổng rồi bả a lê hấp bưng ổng về làm màn nâng khăn sửa cà vạt luôn cho gọn việc sổ sách! Tui đã theo những khoá cấm phòng tại nhà thờ ni vì ... ham vui, nhưng tui cũng đã thành tâm nghe kinh cầu Đức mẹ hằng cứu giúp để thấy lòng được yên ủi.

Đầu giới hạn dưới của CH-HH là Nghĩa địa Đô Thành. Đối diện nghĩa địa nầy là một trại lính. Tiếp cận với nghĩa địa là một con đường nhỏ dẫn vào cư xá sĩ quan Chí Hoà, y hình tên nó là đường Bắc Hải thì phải (?). Tại nghĩa địa ni con cousin cà chớn của tui bị thằng kép đưa vào làm màn hăm dọa, hễ bỏ nó thì bỏ xác luôn lại đây. Con ni ớn quá nên phải xuất giá vu qui, khóc như cha chết mẹ chết mà lết về nhà chồng. Chồng nó là một thằng pháp kiều (lại kiều, chán quá xá !) gốc Pakistan, thằng ni sau về làm giám đốc hãng sữa Foremost ở Thủ-Đức và nhờ vậy tui được đớp cà rem hộp mệt nghỉ.

Qua khỏi nghĩa địa thì đường Lê Văn Duyệt biến thành LVD nối dài (nối thêm thì phải dài ra là cái cẳng) và là bắt đầu giang sơn của các vị anh hùng Lê Nguyễn Hiệp, Trò Tê vv...
Tui hiền lành hổng dám phiêu lưu, thành ra cứ tới nghĩa địa là tui thắng cái két rồi gài số de liền. Chuyện ba cái giáo xứ ông Hiệp kể ra thì tui bù trất, trừ xứ An-Lạc. Tui có vào đây một lần để thăm một bà cô họ và đi lễ với bà. Than ôi, họ đọc kinh bằng tiếng chi mà tui hổng hiểu, nó cứ ê a dài dằng dặc, bao nhiêu ông thánh bà thánh được họ lôi ra hết đặng xin cầu bầu tuốt luốt (cầu vậy cho chắc ăn, khỏi có màn bên trọng bên khinh mất lòng ai ráo !)

Chi tiết :
Từ bùng binh đi ngược xuống nghĩa địa Chí Hoà, bên tay phải là Quân vụ thị trấn, có xe quân cảnh lúc nào cũng hằm hè xét giấy (trốn lính) hay hốt mấy ông lính leo rào quá hạn phép (người ta nói bị phạt trọng cấm, nghĩa là bị giam, nói nôm na là lãnh củ, mỗi củ tương đương một ngày) Đối diện Quân vụ thị trấn là một khu nhà khang trang theo kiểu townhouse của công chức trung lưu (xin đừng lộn nó với cư xá công chức). Xích xuống chút nữa cũng bên phải là con đường cụt dẫn thẳng vào khám Chí-Hoà. Đầu con đường này, chỗ ngã ba có một tiệm phở bắc, lúc nào cũng đông khách. Trên đường ni có cư xá công chức. Tui phải nói thêm về cái cư xá ni. Tưởng tượng vầy ha, giữa Sài Gòn hoa lệ chật hẹp đông đúc thinh không có cái ốc đảo vuông vắn đầy những vi-la mát rượi, hướng vào chính giữa là một công viên rộng. Dân của cư xá phần lớn là công chức cao cấp. Gần cư xá ni có một quán cà phê nhỏ. Ông chủ quán chạy xe gắn máy Goebel tóc mây bềnh bồng và đeo kiếng râm 24/24... người thì thậm xấu hát thì thậm hay ... ông ấy chính là ca sĩ Ngọc Long đó và ông ấy hát bài Lệ Đá Xanh tuyệt lắm lận ! Xéo xéo quán phở phiá bên kia là một căn nhà nhỏ có giàn bông giấy đỏ, nhà tui đó nha. Ông Hiệp đã từng qua lại trước nhà tui cả hơn 2000 lần, nhưng vì ... vô duyên đối diện bất tương phùng, thành ra tui hổng hân hạnh quen biết ổng, dám có vụ uýnh lộn đôi lần với ổng tại ngay xe nước đá bên hông chùa Xá lợi vì chuyện canh me hổng chừng ha ông? Trên đường Lê Văn Duyệt, qua khỏi đường Chí Hoà, đối diện phiá bên kia có một cái nghĩa trang nhỏ mang tên Nghĩa trang của Người Hồi Giáo. Ngay cổng nghĩa trang ni thấy có vài gia đình Hồi giáo ở, nhìn cách ăn mặc y hình họ gốc chà dà pakistan thì phải (thằng anh rể Foremost của tui dám ba má nó đứng chần dần ở trỏng hổng chừng) Đi xuống nữa thì tới rạp cinê Thanh Vân, cạnh rạp TV là phòng mạch ông BS Nguyễn Văn Phúc. Ông khám bệnh kỹ lưỡng, chỉ cho toa khi cần, ông không mị dân nên rồi không được tiếng mát tay, khách hàng nghèo ông khám miễn phí luôn. Ông đã là thần tượng của tui và chính ông đã mở đường cho tui đi vào y nghiệp sau này. Đối diện rạp TV là một quán tạp hoá sách vở học trò và chuyên cho mướn truyện. Từ đây tui đã rinh về nhà biết bao là bí kiếp thần công rồi bế môn tu luyện. Có lần luyện kỹ quá nên tẩu hỏa nhập ma, sáng sau quên cả đi thi, dĩ nhiên là ăn roi mây quắn đít! Cạnh quán sách có con hẻm sâu, tận trong cùng là trường tiểu học Chí Hoà. Cổng sau của trường này dẫn thông sang hàng loạt những ngõ ngách hẹp khác rồi dẫn thẳng ra đường Chí Hoà có cái cư xá công chức nói ở trên. Xích xuống chút nữa cùng bên với rạp hát TV là một cái hẻm khác, đầu hẻm có xe đậu đỏ bánh lọt của vợ chồng một ông tàu, lúc nào cũng đông khách vì ngon hết ý. Sau này lại có thêm bà bán bánh cay. Bánh cay làm bằng khoai mì xay nhuyễn trộn ớt rồi dùng muỗng cà phê dích một miếng nhỏ thả vào chảo dầu sôi chiên cho vàng. Trờiii ... nhớ lại còn chảy nước miếng. Đối diện bên kia là đầu đường Tô Hiến Thành. Đường ni có chợ Chí Hoà và nó dẫn ra tới đường Nguyễn Tri Phương nối dài. (Lại nối dài nữa. Hồi trước thì Đường NTP chạy từ ngã sáu chợ lớn đụng Trần quốc Toản là hết, sau mở thêm đường thành ra lại nối cho dài là vậy. Có cái chợ cá tên là chợ cá TQT. Viện Hoá Đạo nằm ngay góc Nguyễn Tri Phương-Trần Quốc Toản này) Qua khỏi đường Tô Hiến Thành là chợ Hoà Hưng. Chợ Hoà Hưng không khang trang bằng chợ Chí Hoà nhưng sầm uất hơn, có lẽ vì đường Lê Văn Duyệt lớn hơn đường Tô Hiến Thành chăng ? Hai cái chợ ni có con hẻm thiệt nhỏ phía sau lưng ăn thông với nhau, mùa mưa đi chợ bùn dích văng tới cả tóc ! Tại chợ Hoà Hưng tui đã gặp mối tình đầu. Tui ra đó mua bún và tầu hũ chiên cho mạ tui xong là xề qua xạp bán hoa gần đó. Yên chí , tui chỉ yêu hoa thôi còn bà bán hoa thì tui hổng dám đụng tới, bả dữ tàn mạt luôn. Có muốn ngắm chi thì cũng ngắm xa xa thôi nha, tới gần xạp quá bả xua như xua tà. Mà trời ơi ngắm bông thì tui ngắm hoài hổng chán, thành ra có lúc tui toan tính nữa lớn mượn tiền sang cái xạp rồi ngồi chồm hổm bán bông, vừa có nghề sanh nhai vừa tha hồ dòm đã con mắt ! Cuối chợ Hoà Hưng là một đống rác. Má ơi bự kinh khủng, nhứt là về chiều. Rác rến từ trong chợ được lôi hết ra đây. Ngay cạnh đống rác là tiệm phở bắc Tương Lai của một cặp vợ chồng bắc kỳ thiệt cũ (45 hổng chừng) Buôn bán kiểu đó thì dĩ nhiên ế ẩm hổng khá. Sau này ông bà chủ dẹp tiệm phở xoay nghề bán nồi niều xoong chảo thấy cũng phát đạt. Đối diện chợ là phòng mạch của BS Trần Minh Tùng, ông ni sau thành tổng trưởng y tế trong chánh phủ Nguyễn Văn Thiệu. Gần phòng mạch là tiệm thuốc tây của một bà già Bắc cực kỳ sang trọng. Bà có hai thằng con trai du học từ tây về, thằng nào thằng nấy lầm lì ít nói, hổng gentlemen mẹ gì ráo ! Sau tiệm ni bán lại và biến thành chi nhánh Tín Nghĩa Ngân hàng của Nguyễn Tấn Đời Qua khỏi chợ Hòa Hưng là con hẻm bự có tên Cống Bà Xếp. Trong Cống Bà Xếp ni có trại gia binh (hạ sĩ quan) và có ga Hoà Hưng. Hồi chiến tranh leo thang, xe lửa được Mỹ trưng dụng vào việc chuyên chở nhân công làm sở Mỹ từ SG đi Long Bình. Chuá nhựt mô hổng có bài vở ngặt nghèo, tui cùng mấy thằng em họ nhảy xe lửa sáng đi chiều về, xuống tuốt Biên-Hoà ngoạn cảnh. Từ hẻm Cống Bà Xếp ni nếu đi hoài thì ra tuốt đường Kỳ đồng, cũng có một con hẻm khác rộng rãi khanh trang tiếp nối đâu gần đó, dẫn ra cổng xe lửa số sáu Trương Minh Giảng và ra tới y hình cả đường Nguyễn Huỳnh Đức tuốt bên Phú Nhuận nữa, nếu tui hổng lầm. Cùng bên đường vào Cống Bà Xếp là một cây xăng bự, y hình đây là cây xăng duy nhứt trong vùng thì phải. Buối tối trời nóng con nít ra đây chơi rần rần và mua nước đá nhận ở mấy cái xe do Các-chú đẩy tới bán. Đối diện cây xăng phía bên kia là một con hẻm khác của giới trung lưu. Nhà cửa trong con hẻm ni khang trang rộng rãi hơn. Cạnh con hẻm là một ngôi biêt thự thiệt lớn cây cối um tùm của hai ông dược sĩ đã nói ở trên, sau này nó thành hãng bào chế thuốc. Cạnh hãng bào chế thuốc là một ngôi biệt thự mới và nhỏ. Biệt thự ni là của cặp Nguyễn Xuân Oánh –Thẩm Thuý Hằng. Thỉnh thoảng người đẹp Bình Dương xuất hiện đi chợ, có bà người làm cắp giỏ phía sau. Con nít người lớn hiếu kỳ theo rần rần như đám rước đèn vậy. Tui có lần đang ngắm bông thì gặp nàng tới mua bông. Đố bạn vậy chớ bông thiệt và bông biết nói tui ưa cái nào hơn và tại sao ?? Nói trúng có thưởng đàng hoàng. Xích xuống dưới chút nữa là nghĩa địa, đối diện bên kia là một trại lính tui hổng nhớ tên, y hình trại Hoàng Hoa Thám thì phải.
Chí-Hoà Hoà-Hưng tới đây là giang san chấm dứt.
Nói thiệt thì tui ở đây cũng lâu nhưng hổng quen ai chi nhiều vì tui bận quá xá, hễ hổng học là tui lo luyện chưởng (bộ nào tui luyện cũng nhuyễn nhừ hà) cuối tuần thì mắc ra thăm xạp bông còn không thôi nhảy xe lửa xuống tuốt Biên Hoà. Tại Biên Hoà tui gặp mối tình thứ nhì (cũng lại là hoa nhưng hoa dại) Sau này khi chuyện bút nghiên của tui tuột dốc thì ba tui sắm cây roi mây để sẵn góc nhà. Tui vốn nhát hìu thành ra đành giã biệt sân ga, giã biệt luôn cả cô hàng cho mướn truyện. Thì buồn chớ sao, nhưng hổng buồn bằng cái bữa ra chợ hay tin xạp bông đã sang lại cho bà bán bún chả. Xạp bông thì còn dòm cầm hơi rồi thấy mình quí phái hẳn lên, chớ xạp bún chả thì trần tục quá, mà ra đứng xớ rớ ngó không cũng kỳ !

Bây giờ thì tui đang ở ngoại quốc. Tui ra ngoại quốc sống đã lâu mà in hình chưa hề nhớ cảnh nhớ nhà. Tui bận lu bù hổng rảnh nên rồi ba cái đó tui kỵ vì nó tốn kém năng lượng lãnh nhách. Tui đang mắc chăm chỉ hướng về tương lai. Vậy rồi thinh không cũng tại ông Hiệp mà bữa nay tui ngồi xuống viết về quê cũ. Có thiệt là tui nhớ nhà không vậy cà ? Tui ngờ là không. Quê cũ nó hổng phải là của mình nữa rồi. Hổng phải tui nói đâu nha ông Hiệp, ông già tui nói đó. Mỗi năm ông mỗi về, thời gian ông ở lại rút ngắn từ từ, hồi đầu 6 tháng, rồi 5 tháng rồi 4 tháng ... lần cuối thì ông đổi vé máy bay và trở qua một tháng sau. Về quê hương mà như lạc tinh cầu. Ngó chừng ông kỳ vọng quá nhiều ở quê hương chăng nên rồi ông thất vọng ? Hay vì ông già rồi nên lẩm cẩm hổng chừng ?...
Ôi, cố hương nan khứ hựu nan qui ! ...



Người gửi: Mme Ngo
Người đăng: Tí Lười
Người sửa: TVMT;
_________________
CHÀNG TUỔI TRẺ VỐN DÒNG HÀO KIỆT , XẾP BÚT NGHIÊN THEO NGHIỆP ĐAO CUNG
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Sun Apr 17, 2011 4:25 pm    Tiêu đề:

LE HAN SINH đã viết :
Thưa anh bạn , thật ra đây chỉ là sự mở đầu cuả loạt bài , vì nếu chúng mình chỉ quen với lời khen mà không chấp nhận khuyết điểm thì lmà sao có thẻ phục thiện để tiến bộ , và có thể thích nghi được với thời đại vệ tinh nhân tạo , và hệ thống internet . Mình đã từng học được lắm điều hay lẻ phải , với nhửng trang lịch sữ lừng lẩy cuả Tiền nhân , qua những áng văn trong Quốc Văn ,  Giáo Khoa Thư ; chẳng hạn như lời khuyên : không nên nói dối , nhưng trong cuộc sống , đôi khi ta củng không thể hoàn toàn nói thật , Nếu như một vị bác sỹ trong khi điều trị bệnh cho một người bị ung thư thời kỳ cuối , liệu ông bác sỹ có can đảm nói với bệnh nhân rằng , ông chỉ còn sống được ba tháng nưả . có đúng thế không ? vì sau khi biết được mình chỉ còn sống được có ba tháng , thì đó là nổi đau khổ , hàng đêm có chịu đựng nổi cái ngày giờ rời xa cuộc sống hay không ? Bài đầu tiên sẻ là dở , và tiếng chê , rồi sau đó sẻ nghe được lời khen , ngày xưa tiền nhân đã từng nói : Thắng không kiêu , bại không nản , như cụ Nguyễn công Trứ đã từng nói : khi lmà tướng ta không lấy đó làm vinh , khi bị làm thân lính thú đi đày , ta không lấy đó làm nhục . Bởi vì người viết đã trải qua thời gian dài học Kinh Dịch và áp dụng vào cuộc sống , nên lúc nào củng ung dung , dù có tiền hay nhà chẳng còn gạo đong , Như chúng ta từng xem phim ảnh cuả Mỹ , mới đầu thì chán quá , nhưng từ từ đi sâu vào chuyên phim , và từ từ đạo diễn sẻ đưa chúng ta đến nhửng đoạn phim hấp dẩn , và sau cùng chúng ta không tiếc đồng tiền đả bỏ ra để mua vé . Nguyên lý cuả Dịch ( vốn khoa bói Toán củng từ Dịch mà ra ) lúc nào tinh thần củng thăng bằng nằm ngang , có như thế , chúng ta mới có thể xem xét , và cưú xét vấn đề . Trong khi chúng mình tự hào là con rồng cháu tiên , với hơn 4000 năm vnă Hiến , vậy mà ngày hôm nay vì sao ?????? vì sao không cưú nổi đất nước qua cơn đọa đầy . chớ nên buồn vì lời chê , nhưng hảy cảnh giác trước tiếng khen . Nếu vì bài viêt đã đuợc đưa lên diễn đàn , mà đả làm cho sân trường buồn hơn , thì xin lổi vậy . từ nay yên chí sẻ nhận toàn bài khen cái hay , cái tốt đẹp , cuả đất nước và con người Việt Nam .
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Wed Apr 20, 2011 4:13 am    Tiêu đề: SÀI GÒN THÂN YÊU CUẢ TÔI ƠI

SÀI GÒN THÂN YÊU CUẢ TÔI ƠI

Sau một chuyến về thăm quê hương , lần đó Hàn Sinh đã lưu lại thành phố thân yêu hơi lâu , có lẻ hơn một năm thì phải , Những ngày tháng lên xuống từ miệt Phú Lâm , đến vùng Bà Chiễu , rồi ngang dọc tử Cũ Chi qua tận vùng quận 7 , di chuyển hành trang qua các khu nhà trọ nghèo nàn với giá 500 000 đồng một tháng , phải gọi cho đúng là phòng trọ , giống như năm xưa những năm tháng còn lang thang trong đời quân ngũ , đôi khi trên đường đi từ nhà trở về đơn vị , trải qua những lần ngũ đêm ở chiếc ghế bố , nơi nhà trọ ở các bến xe , lúc đó giá cho thuê một chiếc ghế bố là 50 đồng . phòng trọ 500000 một tháng thường được chiếu cố bởi các thành phân dân cư từ miền xa đến tạm trú để đi làm  lao động phổ thông , các loại phòng trọ nầy thường mọc quanh vùng ngã ba Ông Tạ , Hoà Hưng , hay vùng Cống Bà Xếp . Hôm nay nhận được bài viết nầy được gời đến từ một vi hưủ , người bạn nầy củng đã có thời kỳ lớn lên từ thành phố Sài Gòn thân yêu . nay có lẻ xem bài viết lại nhớ nhà , vì thế mới gởi đến cho Hàn Sinh . Vậy thì Hàn Sinh lại xin được gởi đến diễn đàn cuả Trường Trung Học Duy Tân , bài viết nầy sẻ nằm trong loạt bài SÀI GÒN THÂN YÊU CUẢ TÔI ƠI . và loạt bài nầy lại nằm trong Tựa đề : VÌỆT NAM ĐẤT NƯỚC QUÊ HƯƠNG VÀ CON NGƯỜI .
Bây giờ xin mời qúy vị cùng xem , và cùng chia sẽ với tất cả những ai có cùng chung một chút gì để nhớ .

SÀI GÒN THÂN YÊU CUẢ TÔI ƠI

SÀI GÒN - Chạy trốn cái nắng nghiệt ngã, thời tiết mới lạnh cóng đã chuyển sang nắng cháy da cháy thịt của miền Trung, tôi dắt đứa em lang thang Sài Gòn. Với nó, Sài Gòn còn quá mới lạ, lần đầu tiên nó đến đây. Và cũng lần đầu tiên nó chứng kiến một Sài Gòn mà theo như nó nói là quá khó chịu, bứt rứt và nhiều người đi bán vé số, đi bán hàng rong chưa từng thấy.


Một quán cơm trong chợ Thị Nghè có giá bán rất bình dân, từ 5 ngàn đồng đến 15 ngàn đồng một dĩa. (Hình: Phi Khanh/Người Việt)

Ngày đầu, tôi chở nó đi dọc đường Ðiện Biên Phủ, nó lắc đầu: “Trời ơi, kẹt xe kinh khủng, ở đây có cảm giác như người ta không còn là những con người ngồi trên xe mà là những đoàn xe máy đang chạy theo kiểu bầy kiến!”
Cũng lạ, giữa cái xứ “ngựa xe như nước áo quần như nêm,” giữa cái nơi tôi từng tới lui không biết bao nhiêu lần, từng lăn lóc từ xó chợ này đến vỉa hè kia trong thời đi bụi, rồi vào đại học... Nhưng sao tôi thấy Sài Gòn lúc nào cũng mới lạ, cũng có chút gì đó buồn buồn nấp sau sự ồn ào, náo nhiệt của nó.
Có thể nói rằng không có thành phố nào trên đất nước Việt Nam năng động, náo nhiệt hơn Sài Gòn.
Cũng có thể nói rằng không có thành phố nào ở Việt Nam lại giống cái nồi lẩu tả pí lù hơn Sài Gòn. Cái hào nhoáng đi song song với cái ám tối và xám xịt; giàu có, vương giả nằm chen lẫn với khốn khổ, bần cùng.
Và không có nơi nào dễ nhận diện hai mặt của nó nhanh hơn ở Sài Gòn. Nhìn sang phải là chiếc Rollroy, Mecerdes hay Toyota mới cáu, liếc sang trái đã thấy người ăn mày ngồi ngủ co ro dưới hiên lạnh hay người bán vé số ngồi thiu thiu dưới bóng cây. Mới ngước lên trên đã thấy cao ốc chót vót, nhìn xuống dưới lại thấy những mái nhà lụp sụp giữa xóm nước đen, vô lối...

Sài Gòn có những nhà hàng mà ở đó, chỉ cần trong một bữa tiệc nhỏ, một bữa ăn không có gì là cao lương mỹ vị người ta đã chi ra cả mấy trăm đô la, một số tiền nhiều bằng cả một gia đình lao động nghèo sống trong xóm nước đen chi tiêu cho cả năm trời. Bởi mỗi bữa ăn cho gia đình năm, sáu người, có khi cả mười mấy người cho một ngày của họ chỉ tốn chưa tới bốn chục ngàn đồng.

Một ngày, cái khái niệm thời gian ấy cũng khác màu khi đặt nó trong một biệt thự và trong một mái nhà lợp tôn tạm bợ, chưa biết sẽ bị di dời theo qui hoạch, theo chính sách... bất cứ giờ nào.
Một ngày của người giàu, công chức ở Sài Gòn là văn phòng, máy lạnh, cà phê, ngồi tán gẫu, chat qua mạng, những cú áp phe hàng triệu, hàng tỉ đồng, thậm chí hàng trăm tỉ đồng, những cuộc hẹn hò nơi khách sạn sang trọng với mùi nước hoa cao cấp... Một ngày của người nghèo với xe kẹo kéo, xe mì gõ, gánh ve chai, chiếc xe đạp cà tàng đi qua phố cùng tiếng rao mài dao mài kéo...

Ðêm Sài Gòn của giới có tiền ăn chơi thâu đêm suốt sáng, rượu chảy, tiền đốt, Sài Gòn không có đêm!
Ðêm Sài Gòn với những cô cậu không nhìn thấy tương lai, đốt đời vào những quán nhậu, vũ trường, bar và rượu, đốt luôn cả một ngày trong ngủ vùi.
Ðêm Sài Gòn của những người bất phùng thời lang thang trong hẻm sâu, mắt sâu soi xoáy vào ký ức.
Ðêm Sài Gòn của những người ngủ bụi lạnh không tấm chăn, của những cụ già tám chín mươi tuổi lạnh co dưới gầm cầu.


Vợ chồng người hát rong bán vé số đêm ở vỉa hè gần nhà thờ Ðức Bà, Sài Gòn, họ đến từ miền đồng bằng Sông Cửu Long, đã hơn mười năm nay... (Hình: Phi Khanh/Người Việt)
***
Sài Gòn với những quán cơm giữa chợ, cho cảm giác tạm bợ, chơi vơi, buồn khó tả...
Một ông bạn nhà thơ nói: “Nếu chịu khó đi dạo một vòng quanh các chợ Sài Gòn, sẽ gặp những quán cơm nằng nặng, u uất và những số phận buồn hiu hắt, ở đó bạn sẽ gặp nhiều chuyện lắm!”
Tôi dắt đứa em vào chợ Tân Bình, cũng như bao chợ khác, cũng ngần ấy thức hàng, có khác chăng là số lượng hàng hóa nhiều hơn và rẻ hơn bởi đây là chợ đầu mới của các loại hàng vải vóc, thực phẩm... Nhưng, buổi trưa, các quán cơm trong chợ đông người, sự đông đúc của nó không cho cảm giác vui mà làm đứa em tôi rươm rướm, nó muốn khóc.

Sau khi đã tự làm “nguội” mình, nó nói: “Sao những gương mặt của họ (người đang ăn cơm) buồn quá vậy hả anh? Hình như họ đang nuốt vội nỗi khổ của mình thì phải, họ không ăn, họ đang nuốt khổ!” Nói tới đây, giọng nó nghẹn lại.
Nó làm tôi cũng thêm ngậm ngùi trong phút chốc, tội nghiệp nó, một sinh viên kinh tế vừa tốt nghiệp loại xuất sắc, nó vào Sài Gòn với ý nghĩ xanh non rằng mình sẽ học hỏi sự năng động của Sài Gòn lẫn trong cái nhộn nhịp của nó để tìm cho mình một hướng đi. Nhưng rồi thật sự buồn sau hai ngày có mặt ở Sài Gòn, nó chỉ muốn về quê ngay tức khắc.

Những gương mặt của người lao động, nếu như trong giờ phút làm lụng vất vả, bốc vác, tranh giành khách hàng... họ căng thẳng, bực bội bao nhiêu thì lúc ngồi ăn cơm, nét buồn tủi, não nùng lại hiện lên trên gương mặt khắc khổ, cam phận của họ bấy nhiêu.
Ở những quán cơm trong các chợ Tân Ðịnh, Bà Chiểu, Thị Nghè, Gò Vấp, Bà Hoa... thậm chí chợ Lớn cũng chẳng cho cảm giác khác mấy.

Chị Hương, chủ quán cơm ở Chợ Lớn cho biết: “Ở đây có mấy người ăn xin, họ cứ đúng giờ lại ghé quán chị ăn cơm, họ ngồi cùng mấy người phu khuân vác trong chợ, mỗi bữa họ gọi một dĩa cơm chừng năm ngàn đồng, mười ngàn đồng. Giá một dĩa cơm chị bán là mười lăm ngàn đồng em à. Nhưng vì họ nghèo, họ muốn được ngồi ăn cơm trên ghế cho đàng hoàng, họ lại vào đây, và chị bán. Vậy thôi em à!” Nói xong chị mỉm cười, đôi mắt đẹp, hiền và thoáng buồn.

Nếu như nói rằng Sài Gòn nhộn nhịp, năng động, là nơi chốn của cơ hội, là mảnh đất hy vọng... Dường như không có gì sai. Nhưng e rằng thiếu, vì cần phải nhận biết rằng câu nói ấy được dùng ở những năm trước 1975.
Còn bây giờ, đó là mảnh đất của mất mát, có biết bao gia đình lưu vong khi trở về nhìn ngôi nhà xưa của mình bằng con mắt rướm lệ của một “kẻ lạ.” Và cũng có không ít những thanh niên, sinh viên ra trường vào đây với hy vọng lập nghiệp đã trở về trong nỗi ê chề, tuyệt vọng. Bởi Sài Gòn bây giờ không còn mang tên của nó, và cũng không còn là hòn ngọc viễn đông.

Một Sài Gòn chật chội, kẹt xe và ngột ngạt, không lối thoát của những thân phận làm thuê đến từ tứ xứ.
Một Sài Gòn có nguy cơ ngập lụt, vùng tự do của những con chuột bơi trên phố cùng con người.
Một Sài Gòn với những cuộc đình công có thể diễn ra bất cứ giờ phút nào ở các khu công nghiệp bởi người lao động không thể gánh nổi đời sống trên đôi vai tiền lương èo ọp.
Một Sài Gòn với hai mặt sấp ngửa, kẻ giàu người nghèo, kẻ mất - người được, kẻ ăn không hết - người làm không ra, kẻ sống tận đỉnh lạc thú - người lam lũ tận đáy lầm than... Với thứ gần nhất, tục lụy nhất, dễ nhìn thấy diện mạo của đời sống nhất - bữa cơm, nó cũng mang hai mặt của Sài Gòn.


Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Wed Apr 20, 2011 3:52 pm    Tiêu đề:

Hôm nay trước khi gởi lên đây bài viết mình vưà nhặt được trên net , xin phép chư vị , được phép thêm một chút tên cuả bài viết ; vì trên đất nước .  sẻ có con người , đồng chũng đồng hương , đồng bào và đồng loại cùng sinh sống trên dãy đất dài khoảng 3200 km từ muỉ cá Mau đến Ãi Nam Quan ( xin lổi , ý quên , Ãi Nam Quan , Ãi Nam  quan đã bị quân mất dạy dâng cho bọn Tàu Phù rồi ) Tất nhiên , có người tốt củng có kẻ xấu ,

Sau đây xin được gởi lên bài viết theo lời kể chuyện giưả hai quân nhân thuộc Binh Chũng Thuỹ Quân Lục Chiến năm xưa. Để chúng ta có thể thấy được ngoải những thứ chủ nghiã độc hại rác rưỡi , thì chúng ta còn lại con người với nhân bản : vì nhân chi sơ , tính bổn thiện ( chớ không phải là : nhân chi sơ sờ vú mẹ ) Tính bổ thiện ( nên cái miệng hay ăn , nhièu khi ăn hối lộ , ăn quà vặt , ăn trộm , ăn vụng , hay ăn trên ngồi trước , ăn mà để lại tiếng thơm , ấy là ăn lương ba đồng ba cọc , ăn mà ăn bẩn , để lại xú danh thì gọi là gì , ăn uống hỗn tạp như heo ăn )

Sau đây là bài viết có phần cãm động khi xem qua. đó là chút tình người. Súng đạn vô tình , nhưng lòng người thì độ lượng :
Bài viết mang tựa đề : ĐÔI BỜ CHUYẾN TUYẾN


ĐÔI BỜ CHUYẾN TUYẾN

Tác giả là sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH, định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO-20. Bài viết của ông được một cựu đồng ngũ chuyển tới, với ghi chú đây là câu chuyện thật. Thật nhưng khó tin: một cựu nữ chiến binh Việt Cộng, nhiều năm sau chiến tranh, đi vào tận trại tù tìm thăm người sĩ quan VNCH cô từng gặp trên chiến trường, và rồi ...

* * * * *

Sau 3 ngày quần thảo ác liệt với địch quân, chúng tôi mới chiếm được mục tiêu, đơn vị chủ lực miền của địch thuộc tỉnh Bến Tre đã bị xoá sổ, nhưng tiểu đoàn của chúng tôi cũng bị thiệt hại khá cao. Trung Đội 4 của tôi được lệnh bung rộng ra kiểm soát từng hầm hố, từng công sự của địch. Cảnh vật hoang tàn đổ nát, những thân cây dừa bị mảnh đạn pháo binh băm nát lỗ chỗ. Hầu như không còn chỗ nào nguyên vẹn, mùi thuốc súng nồng nặc khó chịu vẫn còn vương lại nơi đâỵ Tôi với Kính, người mang máy truyền tin, cẩn thận từng bước trên bờ mương nhỏ. Chợt Kính nói nhỏ:
- Ông thầy ! Coi chừng hình như có người trong lùm cây đàng kia.
- Tản rộng ra, theo dõi kỹ chung quanh và coi chừng đồ chơi của tụi nó.

Tôi ra lệnh cho Kính xong là lom khom phóng qua những thân cây nằm ngổn ngang trên mặt đất, khẩu M16 lên đạn sẳn sàng, Kính theo kế bên hông.Tiếng rên nho nhỏ của phụ nữ văng vẳng ra từ trong lùm cây rậm rạp.
- Một đồng chí nữ nhà ta đấy. Kính reo nho nhỏ.
Kinh nghiệm chiến trận cho tôi biết không bao giờ hấp tấp trước mọi tình huống, có thể địch gài mìn bẫy xung quanh, hoặc giả vờ bị thương để dẫn dụ đối phương tới gần rồi sát hại. Dơ ngón tay ra hiệu lệnh và chỉ vào lùm cây, tôi quan sát lần nữa rồi rón rén bước nhẹ, đằng kia thằng Kính lăm le khẩu súng trên tay trông chừng. Tôi lấy mũi súng vạch đám lá, một cô gái trạc độ 18,19 tuổi nằm gối đầu lên chiếc ba lô mầu "cứt ngựa", vai trái bị trúng đạn máu tuôn ra ướt đẫm, mắt nhắm nghiền nhưng miệng vẫn không ngớt rên rỉ:
- "Nước ... Nước..cho tôi miếng nước".
Trước tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của "cô" địch quân sau khi ngừng tiếng súng, việc đầu tiên là phải cầm máu, tôi lấy băng cá nhân lau nhẹ trên vết thương, đoạn dùng lưỡi lê cắt khoảng áo trên vai, đỡ cô ngồi dựa vào người tôi đoạn bảo Kính:
- Mày băng dùm cho tao, nhớ nhẹ tay.
- Ông nhân từ quá, gặp em con nhỏ này tiêu đời.
Kính vừa băng vừa cằn nhằn.

Tôi im lặng không nói gì, Kính nói đúng, những người lính của tôi đã ngã xuống, máu của họ đổ ra cho sự tự do, người Cộng Sản có nhân từ với người anh em của tôi không ?
- Nước ... Cho tôi xin miếng ... nước.
- ĐM ... Câm miệng mày lại.
Kính quát tháo giận dữ, tôi lừ mắt nhìn người đệ tử ra vẻ không hài lòng.
- Mày đừng nói như vậy, với một người sắp sửa chết mình đừng nuôi thù hận nữa. Thôi mày ra ngoài trông chừng cho tao đi.

Tôi lấy cái khăn màu tím cột trên vai áo, dấu hiệu nhận diện của đơn vị, thấm chút nước rót từ bình tông lau nhẹ trên mặt cô gái. Tôi ngẩn người trong giây lát vì sắc đẹp của cô, khuôn mặt thanh tú với hàng mi cong vút nhất là sống mũi cao nom cô phảng phất như minh tinh màn bạc dù trắng xanh vì mất máu nhưng cô ta vẫn có nét thu hút đặc biệt. Ghé bình tông nước vào miệng cô gái, tôi nói nhỏ:
- Cô uống đi, nhớ từ từ từng chút một

Cô ngoan ngoãn nghe lời như một em bé. "Cám ơn ông nhìều". Giọng nói yếu ớt và mệt mỏi.
- Tôi sẽ tiêm cho cô 2 mũi thuốc trụ sinh và cầm máu, cố chịu đau nghe.
- Không cần đâu, làm phiền ông nhiều rồi, vả lại tôi cũng sắp chết đến nơi.
- Bậy bạ, vết thương này đâu có gì nguy hiểm.
- Đừng an ủi như vậy, hồi nãy ông nói tôi sắp chết đừng nuôi hận thù nữa.
- Tại vì ... Tại vì ... Tôi không muốn lính của mình ăn nói kỳ cục như vậy.
Cô gái mở mắt nhìn tôi với vẻ cám ơn, trong đáy mắt chứa nhiều điều muốn nói, lâu lắm cô nói thều thào:
- Bây giờ ông sẽ làm gì với tôi ? Bắn một phát súng có lẽ nhẹ nhàng hơn là giao tôi cho cơ quan điều tra.

Thật tình tôi không biết trả lời sao với cô, chưa kịp phản ứng thì cô tiếp:
- Tôi sinh ra ở miền đất mênh mông sông nước, hãy để thân xác này vùi dập nơi đây. Xin ông đừng giao cho ai hết. Tôi van xin ông.
- Thôi được rồi, tôi sẽ làm theo lời yêu cầu của cô. Nhưng trước nhất hãy để tôi tiêm thuốc cái đã đừng bướng bỉnh như vậy.

Cô gật nhẹ đầu mà không nói lời nào. Kéo ống tay áo lên, lộ làn da trắng nõn nà, tôi chăm chú chích mũi Penicilline mà không thấy má của cô thoáng đỏ vì hổ thẹn mà chỉ thấy cô nhăn nhó suýt soa vì đau, tôi bật cười:
- Đi lính bị thương, bị bắn không đau, chỉ có mũi kim bé tí tẹo mà cô nhăn nhó, rên rỉ như ...
- Sao không đau, ông ăn nói ... như khỉ chứ gì ?
Cô cướp lời, tôi cười trừ, đỡ cô gái nằm xuống ngay ngắn trên mấy tầu lá chuối rồi tôi đứng dậy cầm cây súng lên đạn ... rồi lấy trong ba-lô mấy hộp lương khô, bình nước đầy và cuộn băng cứu thương, tất cả đặt bên cạnh cô rồi nghiêm nghị nói:
- Đơn vị tôi sẽ di chuyển đi nơi khác bất cứ lúc nào để tìm các đồng chí của cô, nhưng những thứ nầy cần thiết cho cô, tôi hy vọng người của cô sẽ trở lại tìm và cứu sống đồng đội của mình.

Tôi lấy khăn nhúng nước lau mặt cho cô đoạn cẩn thận lấy mấy tàu lá dừa che kín lại.
- Này ... Ông tên là gì vậy ?
- Có quan trọng lắm không ?
- Ít ra sống hay chết tôi còn biết tên người đã đối xử tốt với mình chứ.
- Vậy thì cô nói với Diêm Vương gã đó là Lam, Trần Hoài Lam và cô xin với ổng cho tôi tai qua nạn khỏi trong chiến tranh này.
Tôi nghe tiếng cô cười nhỏ cùng tiếng nói thật nhẹ:
- Dạ, Quyên đêm nào cũng sẽ cầu nguyện cho ông Lam tai qua nạn khỏi.

Quyên, người con gái mà tôi gặp gỡ một lần, và chỉ một lần duy nhất trong cuộc đời kế từ đó.
Bước chân người lính như tôi đã qua mọi đoạn đường đất nước, những trận đánh đẫm máu bằng cái chết của đôi bên lên rất cao. Vài lần bị thương nặng nhẹ nhưng tính mạng vẫn còn giử được, phải chăng Quyên hằng đêm cầu nguyện cho tôi được tai qua nạn khỏi như nàng đã hứa.
Đất nước thanh bình, tiếng súng lặng im, nhưng những người được gọi là sĩ quan QLVNCH như tôi và bạn bè khác không được thở hít không khí hoà bình ấy, sau bao năm trăn trở với chiến tranh, tất cả đi vào trại "cải tạo", một danh từ mỹ miều nhưng thực chất là đầy đoạ, là giết lần mòn chúng tôị Tôi bất lực nhìn bạn bè ngã xuống, đói, bệnh hoạn, đày đoạ, khủng bố, đánh đập !

Thân xác anh em chúng tôi bị vùi dập ở nơi núi rừng hiu quạnh, ở hốc núi đen tối ngàn trùng. Tôi lặng lẽ sống như cái bóng tinh thần vững vàng, nhưng thể xác thì suy sụp nặng nề, bám víu ý nghĩ duy nhất "Trả nợ oan gia binh nghiệp". Phải, sinh ra người lính thì chấp nhận mọi gian nguy may rủi về mình.
Ngày hôm ấy, trại Bù Gia Mập, nơi tôi đang "lao động là vinh quang" có cơn bão rừng rất lớn, mọi người được phép nghỉ tại lán. Anh Đan, khối trưởng nhận thư từ quản giáo phân phát cho anh em. Là một kẻ không thân nhân, không họ hàng, tôi lảng đi nơi khác cho đỡ tủi thân.
- Trần Hoài Lam có thư.

Cả phòng xôn xao ngạc nhiên vì ai cũng biết tôi là thằng "mồ côi", là "con bà Phước", danh từ ám chỉ những kẻ không có ai thăm viếng lẫn thư từ. Rất ngạc nhiên tôi nghĩ thầm trong bụng có lẽ trùng tên với một người nào đó nên im lặng.
- Trần Hoài Lam có thư.
Người khối trưởng lập lại với vẻ khó chịu.
Tôi dè dặt bước tới trong trạng thái hoang mang.
- Có thật là của tôi không anh Đan ?
- Tên anh rành rành trên phong bì làm sao sai được, thôi nhận đi cho tôi còn làm việc, nếu có sai thì cho tôi biết.

Cầm lá thư tôi lật qua lật lại, xem kỹ có phải đúng tên mình không. Hoàn toàn đúng nhưng tuồng chữ lạ hoắc và cái tên cũng chưa bao nghe qua, nhưng một điều chắc chắn người viết là phái nữ, nét chữ mềm mại thẳng đứng nhưng rõ ràng. Trần Hoài Quyên, thật là lạ, trùng họ, trùng chữ lót, chỉ khác tên. Tôi tứ cố vô thân làm gì có họ hàng. Tôi đọc:
- Anh Lam !
Có lẽ anh ngạc nhiên lúc nhận thư của Quyên, người con gái xa lạ gởi đến cho mình, nhưng khi em nói câu này chắc chắn anh hình dung Quyên là ai: "Đi lính bị thương, bị bắn không đau, chỉ mủi kim bé tí teo này mà nhăn nhó rên rỉ như ...".

Đọc mấy dòng chữ trên, tôi lặng người rất lâu, bàng hoàng và xúc động hơn bao giờ hết khi nhớ' lại trong trận đánh ấy, một nữ VC khuôn mặt bê bết sình đất, tóc tai rũ rượi gối đầu trên ba lô nhỏ, ánh mắt thất thần khi tôi đến gần rồi nhẹ nhàng lấy khăn lau cho cô, khuôn mặt thiên thần trong sáng hiện ra.

Cô viết tiếp:
- Đúng như anh nói, đêm hôm ấy đồng đội đã mang em ra khỏi nơi mù mịt khói lửa và chữa trị ở bệnh viện Trung Ương, sau khi rời khỏi bệnh viện, em xin về đơn vị ngành để hoạt động, không còn muốn tham gia vào nơi lửa đạn nữa. Từng là chiến sĩ xuất sắc trong khu, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, vậy mà thoái lui về hậu phương, kỳ lạ quá phải không anh Lam? Chính anh đã làm thay đổi lập trường của em. Những người đối đầu không hẳn đều tàn ác, bằng chứng là anh. Anh đối xử thật tốt, thật nhân đạo với kẻ thù, dù rằng thuộc hạ của anh không biết bao người đã ngã xuống vì những viên đạn của kẻ địch, mà có thể trong đó có cả em bắn ra.

Hoà Bình tái lập em không vui vì còn hận thù, vay nợ máu phải trả, phương châm của bạn bè, cấp lãnh đạo đề ra. Em rất buồn vì biết anh đang đi vào ngõ cụt, không lối thoát, con đường đi đến cái chết. Như đã nói, từ sau ngày bị thương, em ra khỏi cuộc chơi, không muốn dính líu đến thù hận nữa, bàng quan trước mọi việc nhưng không thể nào quên anh, em đã cậy cục, tìm kiếm tin tức của anh qua các trại học tập. Trời không phụ lòng người, rốt cục em cũng tìm ra anh. Anh Lam ! Còn nhớ những gì em đã nói trước khi anh từ giã ra đi không?
"Quyên đêm nào cũng sẽ cầu nguyện cho ông Lam tai qua nạn khỏi".
Em đã cầu nguyện như vậy mỗi đêm để ơn trên ban mọi điều lành đến cho anh tai qua nạn khỏi đúng như lời đã hứa. Em đang thu xếp công việc để đến thăm anh kỳ tới. Mong được găp lại anh. Hy vọng đừng làm mặt lạ với Quyên.
...

Từ đó tôi không còn là người cô độc nữa, Quyên thăm đều đặn, lần nào cũng khóc, giọt nước mắt long lanh trên má làm tôi xúc động muốn khóc theo. Ân tình của em làm sao tôi báo đáp cho nổi! Thôi thì chỉ còn cách là ...
*
Trên đất tị nạn, Quyên bây giờ là mẹ của bầy con 3 đứa kháu khỉnh, xinh đẹp. Em chu toàn nhiệm vụ của người vợ hiền, người mẹ nhân ái. Sống ở xứ người văn minh tân tiến nhưng Quyên vẫn là của tôi dạo nào, áo bà ba và sợi thung buộc trên tóc. Những đêm con cái ngon giấc, em qua nằm kế bên tôi thủ thỉ trò chuyện tâm sự:
- Quyên à, em thương anh từ lúc nào.
- "Kỳ cục, ai mà nhớ, hỏi bậy bạ không à". Em mắc cở phụng phịu.
- Vậy thì thôi anh không hỏi nữa. Tôi làm bộ giận dỗi quay mặt đi nơi khác. Cô lật đật nắm lấy tay tôi năn nỉ:
- Thôi đừng giận nữa, em nói, nhưng cấm không được cười à nha.

Quyên bắt tôi thề thốt đủ mọi điều rồi mới nói:
- Em yêu từ lúc anh kéo tay áo lên để tiêm thuốc. Mắc cở muốn chết, đã vậy còn ghẹo người ta này nọ. Anh biết không, cái khăn màu tím ngày đó anh lau mặt cho em, em giữ mãi trong người, đi đâu cũng xếp lại bỏ vào túi áo, lâu lâu mở ra xem sợ rớt mất.

Cảm động tôi hôn lên trán vợ, không ngờ cô yêu thương tôi đến như vậỵ
- Anh biết không, có một hôm em giặt xong phơi ở hàng rào gió thổi mất tiêu. Trời đất, em khóc mấy ngày trời, bỏ ăn, bỏ ngủ, đi tìm nó. Không hiểu sao nó lại về với em, đứa bạn nhặt được mang trả lại. Nó nói cái khăn này bay tới tận khu uỷ, cách đó gần 5 cây số. Em tin rằng anh luôn luôn bên cạnh để giúp em vượt qua nguy hiểm. Hôm bị thương nếu gặp người khác có lẽ cuộc đời của em không biết ra sao? Có lẽ chết không chừng.

Quyên ngủ say bên vai tôi, tiếng thở nhẹ nhàng êm ái. Một điều huyền diệu khó tin nhưng thật sự là vậỵ Phải chăng duyên số đưa đẩy để tôi gặp em trong hoàn cảnh đó. Đúng như Quyên nói, nếu gặp người khác em có thể bị bắn chết hoặc chết vì vết thương. Hôn lên trán vợ, tôi thì thầm:
- "Duyên nợ trời định em ạ".
Bên vai tôi, Quyên ngủ ngon lành khuôn mặt thiên thần không gợn chút bụi trần./.

Mũ Xanh Hắc Long Lê Văn Nguyên
_________________
CHÀNG TUỔI TRẺ VỐN DÒNG HÀO KIỆT , XẾP BÚT NGHIÊN THEO NGHIỆP ĐAO CUNG
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Sun Apr 24, 2011 7:04 am    Tiêu đề:

Đất nước Việt Nam có bề dài khoảng 3200 cây số , bề ngang không hơn 1000 cây số , vậy mà có bề dầy lịch sữ lâu dài , Trên đất nước ấy , có nhiều tỉnh và thành phố , cùng làng xóm và bà con họ hàng , đồng bào , đồng hương , Và có một nơi chốn , mà có nhiều người trong chúng ta đã từng lớn lên , trưởng thành , và trải qua những năm những tháng thời thơ ấu , nhửng năm tháng đi học , Quê hương VN gấm vóc , Tươi đẹp , và trên quê hương ấy , trong số nhửng tỉnh thành , chúng ta lại thấy có một thành phố , năm xưa là Một trong các thũ phủ cuả miền Nam Việt Nam , Thành Phố ấy Tên  gọi là Sài Gòn , Loạt bài viết về Sài Gòn được đưa lên nhiều Diễn đàn , Nay Lam Sơn Người thành viên mới tham gia sinh hoạt vào diễn đàn cuả Trường Trung Học Duy Tân , xin được gởi đến bài viết về Sài Gòn , gọi là làm quà , Rất tiếc mình chưa tìm được các dữ liệu , các sự kiện hay ccá bài viết về thành Phố Phan rang , Phan Rí Hay Phan Thiết , để cống hiến quý vị vốn là cưụ học sinh ngày xưa , Nếu có bài viét , lam Sơn sẻ mang về sân trường để cho quý vị xem chơi .
Sau Đây là bài viết về Sài Gòn .
Để nhớ về những kỷ niệm ngày xưa.

Tên đường phố Sài Gòn:
xưa ( thời Pháp thuộc) và nay ( trước năm 1975)
theo Alphabet (Đốt lò hương cũ)
Nguyên Tran suu tam
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
(Thăng Long thành hoài cổ-Bà Huyện Thanh Quan)

Trong niềm nhớ thương khôn nguôi về quê nhà của một người Việt Nam ly hương còn nặng tình hoài cổ, tôi xin cố gom góp trí nhớ còn sót lại để ghi ra tên những đường phố Sài Gòn thời xưa cũng như các cơ quan chính quyền, cơ sở văn hóa giải trí đặc biệt trên đó vì e rằng đến một lúc nào mọi thứ sẽ mai một đi thì đáng tiếc lắm. Cho nên dù biết rằng viết về những địa hình địa vật của một thời xưa cách nay năm,sáu chục năm bằng vào trí nhớ kém cỏi của cái tuổi gần thất thập cổ lai hi là cả một khó khăn trùng điệp nhưng lòng hoài cổ trong con người tôi vẫn cố vượt mọi trở ngại nhất là với sự góp ý bổ túc đầy nhiệt tình của quý niên trưởng và các bạn nên công việc đã hoàn thành cho dù chưa được hoàn hảo. Chỉ mong ước nhỏ nhoi là qua tài liệu nầy, chúng ta tìm lại hình ảnh ngày xưa của chính chúng ta trên khắp nẻo đường của Sài Gòn đẹp lắm ! Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi! Và hơn nữa chúng ta có thể chỉ dẫn cho đàn con cháu nghe thấy về thủ đô Sài Gòn, hòn ngọc Viễn Đông, nơi mà cha mẹ, ông bà chúng đã từng một thời sinh sống và biết đâu chừng cũng là nơi đã từng gặp gỡ của ba má sắp nhỏ qua mối tình đầu.
Cũng xin chân thành cảm tạ sự đóng góp quý báu của nhiều anh chị nhất là chị Đỗ Thanh Vân (Đức Quốc), niên trưởng Trương Thới Lai (Canada), anh Cao Thiếu Lang (Canada), anh Nguyễn Đình Phúc (Canada), anh Bùi văn Tâm (Canada), anh Trần Kiêu Bạc (Mỹ), anh Trương Thúy Hậu (Mỹ)…Chính nhờ những sự bổ túc đó mà hành trình tìm về con đường của dư hương ngày cũ bớt nhiều thiếu sót. Và chúng tôi hy vọng vẫn còn tiếp tục nhận được những góp ý của quý bằng hữu bảng sưu tầm chúng ta thêm hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành đa tạ.
Bây giờ mời các bạn cùng chúng tôi đi dạo một vòng quá khứ (back to the past) của một thời hoa mộng trên thủ đô yêu dấu từng đườc mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông.

Toronto March 15, 2009
Nguyên Trần
Tên thời Pháp thuộc -Tên thời Việt Nam Cộng Hòa


Boulevard Bonard - Lê Lợi ( Trụ sở Quốc Hội-Nhà Hát Lớn, bệnh viện Đô Thành, nhà sách Khai Trí,nước mía bò bía Viễn Đông, rạp Vĩnh Lợi, quán cơm Thanh Bạch, quán giải khát Pôle Nord, Hà Nội ice cream,quán kem Mai Hương,Thư Viện Abraham Lincoln, Nhà hàng Kim Sơn, Bồng Lai)



Đường Lê Lợi Sài Gòn


Boulevard Chanson - Lê văn Duyệt Ngã Bảy trở xuống(Trụ sở Tổng Liên Đoàn Lao Công,, Chợ Đủi, trụ sở Tòa Đại Sứ Miên, nơi hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu góc Phan Đình Phùng, rạp Nam Quang-ngã tư Trần Quý Cáp, rạp Kinh Đô sau là văn phòng Usaid, trường trung học tư thục Trường Sơn, Câu Lạc Bộ Kỵ Mã Sài Gòn)
Boulevard Charner - Nguyễn Huệ ( rạp Rex, rạp Eden, passage Eden, Thương xá Tax, bánh mì pâté Đô Chính, phòng trà Queen Bee, Tổng Nha Ngân Khố, Kỹ Thương Ngân Hàng, Hôtel Palace,Hãng Charner)



Sài Gòn đường Nguyễn Huệ

Boulevard Galliéni - Trần Hưng Đạo (Bộ Lao Động, Nha Cảnh Sát Đô Thành, Sở Cứu Hỏa Đô Thành rạp Nguyễn văn Hảo-Hưng Đạo, rạp Đại Nam, vũ trường Tour d’Ivoire,Bộ Tổng Tư Lệnh quân lực Đại Hàn-Bộ Tổng Tham Mưu cũ, sân bóng rổ Tinh Võ,Khiêu vũ trường Vân Cảnh, Arc en Ciel, Đêm Màu Hồng, trường tiểu học Tôn Thọ Tường, Nhà thờ Tin Lành)
Boulevard Kitchener - Nguyễn Thái Học ( trường tiểu học Trương minh Ký, trường tư thục Huỳnh Thúc Kháng, rạp Nam Tiến, rạp cải lương Thành Xương, Chợ Cầu Ông Lãnh)
Boulevard Norodom - Thống Nhất (Toà Đại Sứ Mỹ, Phủ Thủ Tướng, Rạp Norodom-Thống Nhất-xổ số quốc gia giúp đồng bào ta mua lấy xe nhà giàu sang mấy hồi-Trần văn Trạch , hãng nhập cảng xe Peugeot Jean Compte, Bộ Tư Pháp, hãng Esso)
Boulevard Paul Bert - Trần Quang Khải (Đình Nam Chơn, rạp Văn Hoa)
Boulevard de la Somme - Hàm Nghi (Đài Pháp Á, Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín,BanqueFranco-Indochinoise, Tổng Nha Thuế Vụ, chợ Chó,chợ Chim,trung tâm Cờ Tướng, tiệm incils quân đội Phước Hùng)

Rue - 11e RIC (Régiment d’Infanrerie Colonniale)- Nguyễn Hoàng (bến xe lục tỉnh, cư xá hỏa xa)
- Abattoir - Hưng Phú (Lò Heo Chánh Hưng)
- d’Adran - Võ Di Nguy Phú Nhuận(Chợ Phú Nhuận, rạp Văn Cầm, rạp Cẩm Vân, cư xá Phú Nhuận)
- Albert 1er - Đinh Tiên Hoàng ( Sân vận động Hào Thành-Hoa Lư-Citadelle, Tổng Nha Thanh Niên, Asam Đakao, mì Cây Nhãn,Chè Hiển Khánh)
- Alexandre de Rhodes - Lục Tỉnh ( trung tâm quân báo Cây Mai, bò 7 món Ngân Đình) , đường Alexandre de Rhodes tới thời Cộng Hòa thay thế đường Paracels trước dinh Độc Lập
- Alexandre Frostin - Bà Lê Chân(hông chợ Tân Định, rạp Moderne sau đổi là Kinh Thành)
- Alsace Loraine - Phó Đức Chính(biệt thự chú Hỏa-Hui Bon Hoa)
- Amiral Dupré - Thái LậpThành
- Amiral Roze - Trương Công Định (Chùa Chà,chạy xuyên qua vườn Tao Đàn- Vườn Pelouse)
- d’Arfeuille - Nguyễn Đình Chiểu
- Armand Rousseau - Hùng Vương( Trường Trung Học Chu văn An,cư xá sinh viên Sài Gòn)
- d’Arras - Cống Quỳnh (Bệnh viện Từ Dũ, rạp Khải Hoàn, trường trung học tư thục Hưng Đạo-Giáo Sư Nguyễn văn Phú)


- Arroyo de l’Avalanche - Rạch Thị Nghè
- Audouit - Cao Thắng ( rạp Việt Long, rạp Đại Đồng Sài Gòn, Chùa Tam Tông Miếu, bánh mì pâté Phò Mã, tư gia nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Lâm Tuyền)
- d’Ayot - Nguyễn văn Sâm(rạp Kim Châu)
- Ballande- Nguyễn Khắc Nhu
- Barbier - Lý Trần Quán(chả cá Thăng Long)
- Barbé - Lê Quý Đôn (Trung Học Lê Quý Đôn-Chasseloup Laubat)
- Blan Subé - Duy Tân (Viện Đại Học Sài Gòn,Đại Học Luật Khoa, công trường Chiến Sĩ Con Rùa,Vương Cung Thánh Đường)
- Bourdais - Calmette
- Catinat - Tự Do ( Bộ Nội Vụ, bánh mì pâté Hương Lan, Nhà Hàng Caravelle, Nhà Hàng Continental Palace, La Pagode, Brodard, Vũ trường Maxim’s, Hotel Restaurant Majestic, rạp Majestic,Tiệm quý kim Đức Âm, nhà may Cát Phương, Adam,Tân Tân, Phòng Thông Tin cho các cuộc triễn lãm)


Sài Gòn-Rue Catinat

- Chaigneau- Tôn Thất Đạm( khu Chợ Cũ, rạp Nam Việt)
- Champagne - Yên Đổ (Cư xá Đắc Lộ, trường Anh Ngữ Khải Minh)
- Charles de Coppe - Hoàng Diệu ( hiệu giày Gia, quán nhậuTư Sanh Khánh Hộ-cari dê)
- Charles Thomson - Hồng Bàng (bệnh biện Hồng Bàng, đại học Nha Khoa)


Tòa Đô Chánh Sài Gòn( Xã Tây)


- Chasseloup Laubat - Hồng Thập Tự ( Trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia, Hội Hồng Thập Tự Việt Nam, RạpOlympic, bàn ghế Phan văn Nhị, khu quán cháo vịt, Bộ Y Tế, Bộ Tài Chánh, Tổng Nha Ngân Sách Ngoại Viện, Cơ quan Tiếp Vận Trung Ương, Hông vườn Tao Đàn-vườn Ông Thượng- vườn Bờ Rô-Pelouse, Hông Dinh Độc Lập, Hông Thảo Cầm Viên, trường trung học kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ)
- Colonel Budonnet- Lê Lai (Rạp Aristo, tiệm bánh trung thu Tân Tân, cơm chay Vạn Lộc)
- Colonel Grimaud - Phạm ngũ Lão (Chợ Thái Bình, tòa soạn nhật báo SàiGòn Mới- bà Bút Trà, rạp Thái Bình, ga xe lửa, quày bán vé Hàng Không Việt Nam)
- Cornulier - Thi Sách
- Danel - Phạm đình Hổ
- Denis Frères- Ngô Đức Kế (Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam)
- Dixmude- Đề Thám
- Docteur Angier - Nguyễn Bỉnh Khiêm (Thảo Cầm Viên hồ tắm Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tổng Nha Trung Tiểu Học&Bình Dân GiáoDục, trường Trung Học Trưng Vương, Võ Trường Toản, Nha An Ninh QuânĐội)
- Docteur Yersin - Ký Con
- Đỗ Hữu Vị - Huỳnh Thúc Kháng (Trường trung học kỹ thuật Cao Thắng,khu chợ Trời)
- Douaumont- Cô Giang (chợ, rạp hát Cầu Muối)
- Dumortier - Cô Bắc ( hãng cao su Labbé)
- Duranton - Bùi thị Xuân( trường trung học Nguyễn Bá Tòng, trường Les Lauriers)
- Eyriaud des Verges - Trương Minh Giảng (Chợ Trương Minh Giảng, rạp Văn Lang, cổng xe lửa số 6, Viện Đại học Vạn Hạnh)
- l’Église - Trần Bình Trọng( Hôtel Massage Hồng Tá)
- d’Espagne - Lê Thánh Tôn (Tòa Đô Chánh, Cửa Bắc Chợ Bến Thành,tiệm vàng Nguyễn Thế Tài-Thế Năng, tiệm incils quân đội An Thành, Rạp Lê Lợi, nhà may Văn Quân)


Thư viện Abraham Lincoln(Góc Lê Lợi-Tự Do)
và cũng là tòa soạn tạp chí thế giới tự do( Free World)
- Eyriaud des Verges - Trương Minh Giảng (Chợ Trương Minh Giảng, rạp Văn Lang, cổng xe lửa số 6, Viện Đại học Vạn Hạnh)
- Faucault - Trần Khắc Chân
- Frère Louis - Nguyễn Trãi từ Ngã Tư Cộng Hoà đổ vô Chợ Lớn (trung tâm đào tạo huấn luyện viên thanh niên thể thao,Nhà thờ Chợ quán)
- Frère Louis - Võ Tánh (Sài Gòn) từ Ngã Tư Cộng Hòa đổ xuống Ngã Sáu (cổngchính Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, rạp hát Quốc Thanh, phở 79, nhà mồ Á Thánh Matthew Gẫm, trường nữ trung học tư thục Đức Trí)
- Frère Guilleraut - Bùi Chu (Nhà thờ Huyện Sĩ)
- Filippiny - Nguyễn Trung Trực (Nhà hàng Thanh Thế với tuyệt chiêu suôn, nhà hàng Quốc Tế, Bồng Lai, Kim Sơn, rạp Les Tropiques, Văn Khoa cũ, Pháp Đình Sài Gòn)

Đường Hồng Thập Tự Sài Gòn

- Fonck - Đoàn Nhữ Hài
- Gallimard - Nguyễn Huy Tự
- Gaudot - Khổng Tử (Chợ Bình Tây)
- Georges Guynomer - Võ Di Nguy Sài Gòn(Khu Chợ Cũ)
- Guillaume Martin - Đỗ Thành Nhân
- Hamelin - Hồ văn Ngà
- Heurteaux - Nguyễn Trường Tộ
- Hui Bon Hoa - Lý Thái Tổ (Phở Tàu Bay, quán Hạ Cờ Tây)
- Jaccaréo - Tản Đà (khu tiệm thuốc Bắc)
- Jauréguiberry - Hồ Xuân Hương ( Bệnh viện da liễu-Bạc Hà)
- Jean Eudel - Trình Minh Thế (thương cảng Sài Gòn, kho 5, kho 10)
- Lacaze - Nguyễn Tri Phương ( Mì vịt tiềm Lacaze, hủ tiếu Mỹ Tiên, hủ tiếu Cả Cần, bánh bao bà Năm Sa Đéc, quán sò huyết lề đường)
- Lacotte - Phạm Hồng Thái (toà soạn nhật báo Dân Ta-ông Nguyễn Vỹ)
- Lacaut - Trương Minh Ký(Lăng Cha Cả-Linh mục Bá Đa Lộc-Pigneau de Béhaines)
- De Lagrandière- Gia Long ( Dinh Gia Long, Bộ Quốc Phòng, Thư viện Quốc Gia, rạp Long Phụng- phim Ấn Độ, tiệm bánh Bảo Hiên Rồng Vàng, tiệm Đồ da Cự Phú, tiệm quần áo trẻ em Au Printemps, tòa soạn nhật báo Tiếng Chuông-ông Đinh văn Khai, nhật báo Việt Nam của ông Nguyễn Phan Long 1936, nhật báo Tiếng Dội, Tiếng Dội Miền Nam, Dân Quyền của ông Trần Tấn Quốc và nhiều nhật báo khác)


Chợ Bến Thành Sài Gòn

- Larclause - Trần Cao Vân (bộ Thông Tin)
- Lefèbvre - Nguyễn công Trứ
- Legrand de la Liraye - Phan Thanh Giản (Bệnh viện Bình Dân, Chợ 20, Trường Nữ Trung Học Gia Long,bệnh viện St Paul,Trường tư thục Phan Sào Nam, Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi- Đất Hộ, cư xá Đô Thành, rạp Long Vân, bánh xèo Đinh Công Tráng)
- Le Man - Cao Bá Nhạ
- Léon Combes - Sương Nguyệt Ánh (văn phòng bác sĩ quang tuyến Lý Hồng Chương, võ trường Hàn Bái Đường ở góc Sương Nguyệt Ánh-Lê văn Duyệt 1954)
- Lesèble - Lý văn Phức
- Loucien Lecouture - Lương Hữu Khánh (đường rầy xe lửa Mỹ Tho, miền Trung)
- Luro - Cường Để (thành Cộng Hòa,Trường Đại Học Y,Dược Khoa,Văn Khoa,
Nông Lâm Súc)
- Mac Mahon - Công Lý (Dinh Độc Lập, Dinh Hoa Lan, Phủ Phó Tổng Thống, Chùa Vĩnh Nghiêm, trường tư thục Quốc Anh,Thương xá Crystal Palace-Tam Đa, rạp Hồng Bàng)
- Marchaise - Ký Con
- Maréchal Fox - Nguyễn văn Thoại ( trường đua ngựa Phú Thọ, bệnh viện Vì Dân)
- Maréchal Pétain - Thành Thái (trường trung học Bác Ái)
- de Marins - Đồng Khánh ( tửu lầu Á Đông, Đồng Khánh, Bát Đạt, Arc En Ciel-ĐạiThế Giới)
- Martin des Pallières - Nguyễn văn Giai
- Massiges - Mạc Đĩnh Chi (Hội Việt Mỹ, Ty Cảnh Quốc Gia Quận Nhứt, nhà hàng thịt rừng Trường Can,phở Cao Vân, trường trung học Les Lauriers, bộ Canh Nông)
- Mayer - Hiền Vương (Nguyễn Chí Nhiều dược cuộc, trung tâm phở gà, giò chả Phú Hương, rạp Casino Đa Kao)
- Miche Phùng - Khắc Khoan (tư dinh đại sứ Mỹ trước đó là tư dinh của tướng Năm Lửa Trần văn Soái)
- Miss Cawell - Huyền Trân Công Chúa
- Nancy - Cộng Hoà ( Trung Học Pétrus Ký, Đại Học Khoa Học, Đại Học Sư Phạm, cửa hôngTổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia)


Dinh Độc Lập 1955


- Nguyễn tấn Nghiệm - Phát Diệm
- Noel - Trương Hán Siêu
- Ohier - Tôn Thất Thiệp (hủ tiếu Thanh Xuân, Tài Nam Restaurant với món đuôn chà là chiên bơ rất mắc, Chùa Chà Và)
- d’Ormay - Nguyễn văn Thinh (tòa soạn nhật báo Thần Chung-ông Nguyễn Kỳ Nam, Restaurant Admiral)
- Paracels - Alexandre de Rhodes (Học ViệnQuốc Gia Hành Chánh cũ, Bộ Ngoại Giao)
- Paris- Phùng Hưng ( chợ thịt quay vịt quay)
- Pavie- Trần Quốc Toản (Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Viện Hóa Đạo - Việt Nam QuốcTự, trường tư thục Hồng Lạc, cục Quân Cụ, chợ cá Trần Quốc Toản)

- Paul Blanchy - Hai Bà Trưng (Chợ Tân Định, Tổng Cuộc Điện Lực, BGI -Brasseries et Glacières de l’Indochine, Phở An Lợi, cà phê Quán Trúc, vũ trường Mỹ Phụng, công trường Mê Linh,nhà thờ Tân Định)
- Paulin Vial - Phan Liêm
- Pellerin - Pasteur ( Viện Pasteur, Khu Phở Gà, Phở Minh, Nhà sách Khai Trí, rạp Casino Sài Gòn sau đổi thành rạp Rạng Đông, nước mía bò bía Viễn Đông)

Tòa Đại Sứ Mỹ (Đại lộ Thống Nhất)

- Pierre Flandin- Đoàn thị Điểm (hông trường Nữ Trung Học GiaLong, hông Tổng Nha Ngân Sách Ngoại Viện)
- Laregnère - Bà Huyện Thanh Quan ( Cư xá nữ sinh viên Thanh Quan, Chùa Xá Lợi)
- Renault - Hậu Giang
- René Vigerie - Phan Kế Bính
- Résistance - Nguyễn Biểu (Cầu chữ Y)
- Richaud - Phan Đình Phùng ( Tổng Nha Kiến Thiết và Thiết Kế Đô Thị, Đài Phát Thanh Sài Gòn, Bảo sanh viện Hồng Đức, Kỳ Viên Tự,Trường Rạng Đông, chợ Vườn Chuối, Restaurant Sing Sing, nhà hàng La Cigale, sân vận động PĐP)


- Roland Garros - Thủ Khoa Huân
- Sabourain - Tạ Thu Thâu (cửa Đông chợ SàiGòn, Nhà thuốc tây Nguyễn văn Cao, nhà sách & xuất bản Phạm văn Tươi)
- Sohier - Tự Đức
- Taberd - Nguyễn Du (Sở xuất nhập di trú, Nhà thương Đồn Đất- bệnh viện Grall, trung tâm văn hóa Pháp-Centre Cul turel Francais )
- Testard - Trần Quý Cáp (Vũ trường AuBaccara, Đại Học Y khoa cũ, Trường Âu Lạc)
- Tong-Kéou - Thuận Kiều (bệnh viện Chợ Rẫy)
- Turc - Võ Tánh(Phú Nhuận)  (Văn Phòng Quận Tân Bình, Phở Quyền, Lăng Cha Cả, bệnh viện Cơ Đốc)
- Verdun - Lê văn Duyệt Ngã Bảy trở lên (Ngã Ba Chợ Ông Tạ,rạp Thanh Vân)
- Vassoigne - Trần văn Thạch
- Yunnam - Vạn Tượng


Hội trường Diên Hồng
(trụ sở Thượng Nghị Viện-Bến Chương Dương)


- Quai de Belgique - Bến Chương Dương ( Thượng Nghị Viện- Hội Trường Diên Hồng,Tổng Nha Kế Hoạch)
- Quai Le Marne - Bến Hàm Tử
- Quai Le Myre de Vilers - Bến Bạch Đằng (Hotel Restaurant Majestic, Phủ Đặc Ủy Trung ƯơngTình Báo, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, bến đò Thủ Thiêm, Cột Cờ Thủ Ngữ-Point des BlagueurS,tư dinh Thủ Tướng, Sở Ba Son-Arsénal-Hải Quân Công Xưởng)
- Quai de Fou-Kien - Bến Trang Tử


Tài liệu tham khảo :
- Đặc Trưng Net
- Đa Kao trong tâm tưởng ( Vĩnh Nhơn)


Màu nắng Sài Gòn
(Cảm đề khi sưu tầm bảng đối chiếu tên đường Sài Gòn)
Tôi nhớ Sài Gòn nắng chói chang
Những hàng cây ngả bóng bên đàng
Ngựa xe xuôi ngược về muôn nẻo
Tà áo thướt tha đưới gió ngàn
Cờ kéo (1) taxi bung rãi rác
Chuông reo (2) xe điện nhịp rình rang
Bồn Binh thổ mộ qua xe kéo
Hợp tấu rộn ràng vui ánh quang

Toronto March 15, 2009
Nguyên Trần

(1) Cờ kéo: khi lên taxi (hầu hết là chiếc Renault 4 có hai màu : xanh nửa phần dưới và vàng nhạt nửa phần trên), tài xế bẻ cờ đồng hồ tính tiền.
(2) Chuông reo: xe điện ( tramway-street car) Sài Gòn reo chuông khi dừng lại ở các trạm. Nếu tôi nhớ không lầm thì thời bấy giờ có hai lộ trình chính: -Thứ nhất là lộ trình Galliéni ( Trần Hưng Đạo) chạy suốt con đuờng Trần Hưng Đạo từ Chợ Lớn vô Sài Gòn mà hai trạm chính là ga Nancy và ga Arras - Thứ hai lộ trình Boulevard de la Somme ( Hàm Nghi) chạy trên đường Hàm Nghi ngừng ga Chợ Cũ rồi quẹo xuống bến Bạch Đằng rẽ vô Hai Bà Trưng chạy tới chợ Tân Định. Hai bên thành xe điện có nhiều mẫu quảng cáo khác nhau nhưng nổi bật nhất là 4 hiệu: -Một viên Cửu Long Hoàn bằng 10 thang thuốc bổ của nhà thuốc Võ văn Vân của ông bầu bóng tròn Võ văn Ứng- Thuốc dưỡng thai Nhành Mai- Dầu khuynh diệp bác sĩ Bùi Kiễn Tín- Kem Hynos anh Bảy Chà. Lúc đó tôi rất thích nhìn cần câu điện trên nóc xe chạm vào hệ thống dây điện xẹt lửa màu xanh xanh tím tím rất lạ và đẹp mắt. Bây giờ ở Toronto xe điện cũng chạy đầy đường và cũng xẹt lửa sáng ngời nhưng tôi thấy nó vô vị làm sao, có lẽ tâm lý là cái gì đã mất đi, đã vào kỷ niệm thì đều quý cả.



Nhớ về Sài Gòn:

Sài Gòn của ta ơi!



Chiều nay ngồi ngắm mưa bay
Chạnh lòng tôi nhớ đến Sàigòn xưa
Niềm đau nói mấy cho vừa
Mưa giăng giăng lối lưa thưa giọt buồn
Đâu còn những buổi hoàng hôn
Cà phê tình tự góc Pôle Nord sầu
Tự Do rực rỡ muôn màu
Maxim dìu bước em vào thiên thai
Duy Tân bóng mát trải dài
Queen Bee vang tiếng hát ai dặt dìu
Đường Trần quốc Toản thân yêu
Trường Hành Chánh trong nắng chiều nghiêng nghiêng
Bạch Đằng xóa nỗi ưu phiền
Chợ hoa Nguyễn Huệ ghe thuyền Chương Dương
Đường về Gia Định muôn phương
Dừng chân Phú Nhuận nghe thương nhớ nhiều
Đa Kao xe cộ dập dìu
Phố khuya Tân Định hắt hiu dáng gầy
Lăng Ông Bà Chiểu giờ đây
Còn đâu hương khói những ngày đầu Xuân
Từ Cây Thị đã bao lần
Loanh quanh đưa lối mãi gần Cây Mai
Qua Cầu Khánh Hội chia hai
Lối đi Thương Cảng dấu hài còn in
Quán ăn Chợ Lớn linh đình
Phú Lâm ngả rẽ tâm tình từ lâu



Toronto một ngày nhớ về Sài Gòn
Nguyên Trần

Sài Gòn, tác giả trên đường Lê Lợi 1955



Sài Gòn- Bến Bạch Đằng

Bài "Tên đường phố Sài Gòn xưa và nay" của Nguyên Trần là một công trình nghiên cứu công phu và rất  thú vị. Bài đã được bổ sung nhiều lần cho thật hoàn chỉnh. Nhóm chủ trương xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc version mới nhất của anh. Xin click vô mục download, file Tài liệu để lấy xuống xem phần bổ xung. (nhóm chủ trương)


[img]
_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Sun Apr 24, 2011 1:44 pm    Tiêu đề:

ĐẤT NƯỚC TÔI  
Đọc đi các bạn, để thấy ..mình thật là may mắn.  Xin mời

THÈM
         Tiểu Tử

Tụi bây biết không ? Bây giờ tao đi làm bằng xe đạp. Tụi bây đừng cười. Tao không giỡn đâu. Hồi xưa, hồi trước 1975,  trong bọn mấy đứa tụi mình, tao là thằng tếu nhứt. Tao hay kể chuyện tiếu lâm, hay bịa chuyện này chuyện nọ để chọc cười, để phá phách cho vui với nhau. Nên tụi bây thường nói: “Coi chừng ! Nó nói cái gì mình phải xin keo coi có đúng không, rồi hãy tin”. Hồi đó, khác. Bây giờ, khác. Tụi bây đi hết rồi, chỉ còn mình tao kẹt lại. Nói thiệt hay nói dóc đều không còn ý nghĩa gì nữa, cũng không còn giá trị gì nữa đối với tao. Bởi vì không còn ai để giỡn, không còn lòng dạ đâu để giỡn, và cái cười của tao đã vượt biên đâu mất từ lâu...

Điều ngộ nghĩnh là, bây giờ, bất cứ chuyện gì tao kể ra chắc chắn tụi bây đều không tin ráo ! Bởi vì tụi bây đã di tản trước ngày 30 tháng tư 1975, không thấy không biết những gì đã xảy ra ở trong nước, làm sao mà tin ? Vả lại “những gì đã xảy ra” đã không xảy ra theo quy luật thông thường. Tất cả đều bị xáo trộn, đảo lộn một cách nghịch lý đến nỗi tao là người sống trong đó mà lắm khi tao phải tự hỏi: “Làm sao có thể như vậy được ?”. Vậy mà nó đã “như vậy được” tụi bây à ! Khó tin nhưng có thật ! Cho nên, những gì tao viết ở đây cho tụi bây hoàn toàn là những chuyện có thật mà... khó tin đó.

Ngoài ra, trong cuộc sống hằng ngày, tao cứ phải nghe ra rả nói láo nói dóc, cứ phải luôn luôn nói láo nói dóc... Nào là “Đã vượt chỉ tiêu 150%” (Chỉ tiêu là con số đã được ấn định trước cho mức sản xuất, không biết là bao nhiêu, nhưng thấy tháng nào cũng vượt, năm nào cũng vượt, nghành nào cũng vượt – tao phải... dịch những chữ mới rõ ràng ra như vậy cho tụi bây hiểu, bởi vì bây giờ mình không còn nói giống như hồi trước nữa). Nào là “Đã hồ hởi phấn khởi đi làm nghĩa vụ” nghĩa là đi làm cái nghĩa vụ gì đó một cách... khoái trá sôi động bởi vì biết chắc rằng không đi cũng không được. Nào là “Hoàn toàn nhất trí” ( Bây giờ không  nói nhứt nữa, mà nói  nhất. Nghe... cách mạng hơn ), nghĩa là “đồng ý hoàn toàn”, cho nó rồi, kẻo không thì... kẹt lắm. Mọi người đều “nhất trí” hết mà mình không “nhất trí” thì nó... lòi ra coi không giống ai. Thành ra “nhất trí” cũng có nghĩa là “phải làm như mọi người”. Tụi bây hiểu chưa ? Nào là “Làm việc rất là năng nổ”. Tao nghĩ chắc khỏi cần dịch. Tụi bây cứ nghe “nó... lốp bốp” là đoán ra cái nghĩa của nó rồi. Đại khái là làm việc giống như có cờ phất trống khua, có loa trên loa dưới ồn ào, còn lè phè suốt buổi hút thuốc uống trà là chuyện khác... vân vân và vân vân... Kể không hết !
Sau bao năm dài sống trong môi trường như kể trên, “cái thèm” rất lớn của tao là được sống thật, nói thật. Cho nên, viết cho tụi bây giống như tao được... giải phóng. Vậy những gì tao kể ra đây, tụi bây khỏi phải xin keo !

Bây giờ, tao đi làm bằng xe đạp. Vẫn làm ở sở cũ. (Còn được làm việc ở sở cũ là may đó nghen. Nhiều người bị đổi đi nơi khác xa hơn và thường thì ở một nghành nghề không dính dấp gì với phần chuyên môn của mình hết. Cách mạng mà !). Cái xe hơi con cóc , tao đã cho nó lên nằm trên bốn gộc cây để bán lần bán hồi bốn bánh xe, cái bình điện, cái đề-ma-rơ... Hầu như tháng nào tao cũng phải bán một món gì trong nhà, bởi vì lương của tao cộng với những gì vợ tao và hai con gái lớn kiếm được hằng tháng... không đủ sống. Tình trạng đó bắt đầu từ sau hai “trận” Nhà Nước đổi tiền.

Đạp xe riết rồi cũng quen. Khoảng cách trên mười cây số từ nhà đến sở, tao coi như “pha”. Chỉ bực mình là xe đạp của tao hay sút sên khi nó “nhảy” ổ gà. Mà đường sá bây giờ, ổ gà ở đâu nó... lòi ra nhiều quá. (Người ta nói Mỹ rút đi, để lại toàn là đồ giả không – tao nghe sao chép vậy !). Cho nên, ở nhiều đoạn đường, tao lái xe tránh ổ gà giống như người say rượu ! Vậy mà có hôm vẫn cứ sút sên vì “nhảy” ổ gà, cho nên, vào tới sở hai tay tao thường lấm lem dầu, đất, mà áo quần thì ướt đẵm mồ hôi.

Bây giờ, tao làm việc “thông tầm”, nghĩa là làm suốt tới chiều rồi về sớm không có về nhà ăn cơm nghỉ trưa như hồi trước. Vì vậy, mỗi sáng tao mang theo một lon ghi-gô cơm với vài miếng cá mặn để ăn tại bàn viết buổi trưa. Chiều về sớm, tao có bổn phận nấu cơm làm đồ ăn - những món tầm thường như hột vịt luộc hột vịt chiên…vv - bởi vì giờ đó vợ con tao còn kẹt ở tổ may thêu tuốt trong Gò Vấp. Ờ…bây giờ tụi nó cũng đạp xe
đi làm xa như tao và cũng đi hằng ngày như tao. Đổi đời mà….

Mỗi sáng đi làm, lúc nào tao cũng đem theo cái giỏ đi chợ treo tòn ten ở ghi-đong, giống như đi chợ chớ không giống đi làm ! Bởi vì trong sở thường hay... bất thần bán cho nhân viên (gọi là “phân phối” chớ không gọi là “bán”, nghe có vẻ như được… cho, nhưng mình phải trả tiền !) cá, rau cải... vv. Tuy không nhiều và không được lựa chọn vì phải... bắt thăm trúng lô nào lấy lô đó, nhưng rẻ hơn ngoài chợ thành ra cũng đỡ. Cho nên, đi làm việc mà ngày nào cũng nhóng nhóng hỏi thăm “coi bữa nay có phân phối gì không ?” và chiều về đến nhà, thằng con tao – thằng út đó, tụi bây nhớ không ? bây giờ nó lớn đại rồi – chạy ra mở cổng lúc nào cũng hỏi: “Bữa nay có mua được gì không ba ?”. Và hôm nào thấy trong giỏ có đồ gì để ăn là mắt nó sáng rỡ. Tội nghiệp, sống trong sự thiếu thốn triền miên, có đứa nhỏ nào, có người lớn nào mà không nghĩ đến miếng ăn ?
         Bây giờ, tao hút thuốc lá vấn tay. Tao tự vấn lấy. Không phải tao muốn lập dị mà vì tao không đủ tiền mua loại thuốc điếu kỹ nghệ thông thường (Ờ ! Nghèo đến nước đó. Tụi bây có tin không ? ) Mới đầu, tao vấn thuốc rê Gò Vấp. Nó nặng muốn... tét phổi ! Về sau, tao bắt chước thiên hạ mua thuốc lá Lạng Sơn đã xắt sẵn - nghe nói là giống thuốc Virginia, mấy ông ngoài Bắc bảo thế ! - đem trộn với thuốc Gò Vấp, hút thấy được. Vậy là mỗi khi muốn hút, tao cứ tà tà xé một miếng giấy quyến, tà tà rứt một miếng thuốc kéo cho dài dài ra khi để lên lòng giấy, rồi đặt hết tâm tư vào mấy ngón tay

_(của cả hai bàn tay đang chụm đầu lại nâng nhẹ giấy và thuốc !) để ém, lận, cuốn, xe... cho điếu thuốc được tròn đều trước khi đưa lên lưỡi liếm. Xem thật “ung dung nhàn hạ”. Giống như một nghi thức. Và tao có quyền tà tà vấn thuốc như vậy bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào: trong khi làm việc, trong các buổi hội họp học tập, và cả ngay trước mặt ông xếp của tao nữa (Bây giờ gọi là “thủ trưởng”, nôm na là “cái đầu đứng đầu”. Còn cái đầu có cái gì trong đó hay không lại là chuyện khác). Cho nên, hút thuốc vấn – đối với tao – giống như là một cách thoát tục, cái “tục” quá... tục mà tao đang sống bây giờ. Tuy nhiên, sao tao vẫn nghe thèm điếu thuốc ba số năm là loại thuốc mà mấy chục năm tao đã hút ! Làm như mùi vị của nó còn nằm ở đâu trong máu trong xương. Nhiều đêm trở giấc, tao nghe thèm ray rứt, thèm chảy nước mắt !

Chiều hôm qua, trên đường về nhà, đạp xe tới chợ Tân Định thì trời bỗng đổ mưa. Tao tấp vô đụt mưa dưới mái hiên tiệm nước nằm ở góc đường dọc hông chợ (tao quên tên) và đường Hai Bà Trưng. Lúc đó, cỡ gần năm giờ (đồng hồ tay, tao đã bán từ lâu, nên từ lâu, tao chỉ... đoán giờ thôi !). Trong tiệm thấy lai rai có người ăn uống.
       
Tao đã đứng sát vào vách vậy mà gió cũng tạt mưa vào ướt hết phía dưới chân. Một lát, tao nghe lạnh chân. Rồi tao nghe đói. Cái đói đến một cách đột ngột, giống như nó chui từ dưới chân chui lên. Hồi nãy đạp xe trên đường, tao có thấy đói đâu, mặc dù  buổi trưa tao chỉ ăn có một lon ghi-gô cơm với ít mắm ruốc – dĩ nhiên là tao có uống thật nhiều trà, thứ này, loại thường thôi,  trong sở ( Bây giờ gọi là “cơ quan”) có chị nhân viên tối ngày cứ châm đầy bình cho mình uống “líp” – Vậy mà bây giờ tao lại thấy đói. Có lẽ tại vì lỗ mũi tao nghe mùi hủ tiếu, mùi mì. Ờ... tụi bây không biết chớ từ lâu rồi – tao không nhớ là bao nhiêu lâu, nhưng chắc là lâu lắm – tao chưa được ăn mì. Bây giờ đứng đây, bên đường ngang hông chợ Tân Định, phía trên gió, vậy mà vẫn “đánh hơi” rõ mồn một mùi nước lèo của xe mì nằm bên đường Hai Bà Trưng, phía dưới gió, rõ như hơi của nước lèo đang bốc lên ngay trước mũi ! Tao nuốt nước miếng.
         Thèm quá ! Tao thèm ăn ngay một tô mì ! Thọc tay vào túi quần, tao đụng hai tờ giấy bạc. Móc ra xem thì ra là hai đồng. Tao chỉ có ngần đó thôi ! Nhưng hai đồng, đủ để ăn một tô mì rồi ! Thì ăn... đại một tô cho nó đã ! Tao dợm bước vào tiệm nước bỗng nhớ lại vợ tao hồi sáng khi trao cho tao hai đồng đó, có dặn: “Chiều, anh ghé chợ Cây Quéo mua 6 cái hột vịt và nửa giỏ rau. Về, anh bắc nồi cơm bỏ vô luộc trước. Chừng mẹ con em về, em làm nước mắm rồi dầm cho nhà ăn.” Hình ảnh cả nhà tao 7 đứa quây quần bên “nửa giỏ rau và 6 cái hột vịt” và hình ảnh tao một mình ngồi ăn tô mì... làm tao khựng lại. Tô mì mà tao muốn ăn, thèm ăn, là cả một bữa ăn của gia đình ! Tao không thể đổi được. Thà là tao nhịn thèm. Thà là tao chịu đói để về ăn chung với vợ con. Ăn thứ gì cũng được, ít nhiều gì cũng được, dở ngon gì cũng được. Miễn là ăn chung với tụi nó. Để thấy rằng cuộc đời tao bây giờ chỉ còn lại có tụi nó là quí thôi ! Tao nghe thương vợ thương con vô cùng. Và tao cũng nghe thương thân tao vô cùng...
  Tao đứng yên nhìn ra mưa bỗng nghe hai má của mình ướt ướt. Tao đưa tay lên vuốt mặt mà nghĩ rằng mình vuốt nước mưa trên má...
( Trên đây là lá thơ viết lỡ dở, của ai viết cho ai tôi không biết. Thơ viết trên giấy tập học trò, chữ nhỏ li ti, nhưng đẹp và rõ nét. Tình cờ, tôi nhìn thấy nó trong xấp giấy gói hàng của bà bán xôi đầu ngõ nên tôi xin… )
                                                                                Tiểu  Tử _,_.___
_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Sat Apr 30, 2011 12:49 pm    Tiêu đề:

Bài viết nầy hầu như củng giống các bài viết khác liên quan đến trang sữ cận đại cuả dân tộc Việt Nam , ngoài ý tưỡng cuả người viết , khi người viết như mọi người có tấm lồng đối với quê hương và dân tộc , Người viết chưa đưa ra được câu trả lời , mà tựa đề cuả bài viết , chính là câu hỏi , một câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta đã đưa ra . Khi chúng ta nhìn cục diện nuớc Việt Nam , thường thường thì chúng ta chỉ nhìn theo khiá cạnh hạn hẹp , chỉ riêng vể thời kỳ gần đây .

Nhưng lịch sữ cuả dân tộc , không chỉ đóng khung từ ngày Đức Quốc Trưỡng Bão Đại  về nước chấp chính năm 1947 , lịch sữ cuả dân tộc Việt nam Kéo dài từ ngày lập quốc cho đến nay hơn ngàn năm , Quan điểm cuả người viết , hảy nhìn vào hiện tại sẻ hiểu đưọc quá khứ , và có nhìn vào hiện tại ta sẻ dự liệu được tương lai , Vì tam thế thời gian bất khả phân ly , quá khư , hiện tại , vị lai đều liền lạc ,

Nếu chỉ nhìn cục diện chuyện đang xảy ra , thì chúng ta không hiẻu được mọi thứ , mọi việc , mọi sự , chúng ta nên có cái nhìn tổng quát , toàn diện , nhìn vào thực trạng đất nưóc . Khi nói đến từ ngữ Quốc Gia , chúng ta không nên đóng khung vào thời kỳ Đức Quốc Trưỡng Bão Đại chấp Chính cho đên thời kỳ nền đệ nhất , hay đệ nhị Cộng Hoà , mà khi nói đến hai chử Quốc Gia chúng ta nên hiễu hai chử Quốc Gia dính liền với hai chử dân tộc , Quốc là nước , Gia là nhà , hay gia đình . Quốc gia là một đất nước rộng lớn , có lãnh  thổ , có biên  giới ,  có thể chế chính trị cầm quyền , và trong đất nước đó , có làng xóm , có gia đình và ba con thân thuộc , Điều nầy chỉ nió thoáng qua , vì nhiều người củng đều hiểu như thế , nên không cần  lập đi , lập lại , Nhất là khái niệm Quốc Gia đã được thể hiện từ thời Lập quốc với Danh Hiệu Văn Lang .

Thiễn ý cuả mình , muốn nói đến một điều rất hệ trọng đó là những sự kiện xảy đến trên đất nước thân yêu , qua chiều dài lịch sữ . Đó là CƠ TRỜI VÀ VẬN MỆNH ĐẤT NƯỚC .Thư nầy sẻ được gửi đến diễn đàn như một đề tài để cùng nhau trao đổi , để mà ngõ hầy tìm ra giải đáp vì sao có ngày 30 / 04 / 1975 , trước đó , ta đả có ngày 20 / 07 / 1954 , đó là ngày chia cắt đất nước VN qua Vĩ Tuyến 17 , Trước đó là Hoà Ước Ký kết năm 1884 , giưả Phái bộ do Ông Phan Thanh Giãn . và đại diện nước Pháp ký kết nhượng địa cho Pháp Ba tỉnh Nam Kỳ , và Hiệp Định Ký kết đầu tiên giưả hai quốc gia do đại Diện cuả VN và Pháp Ký kết tại Paris vào năm xưa lắm , thời đó Hoàng Tữ Cãnh là đại diện cho Nước Việt Nam có mặt trong phái đoàn . Nhiều chuyện lắm . Bởi thế nnê khi nhìn lịch sử , chúng ta không nên  đóng khung Trong một không gian nào , một thời điểm nào , mà hảy có cái nhìn khách quan , và có tính cách toàn diện hơn . Do đoómới có loạt bài đầu năm nói chuyên Bói Toán , Loạt bài nói trên không chỉ đóng khung trong lãnh vực Bói Toán , mà ý cuả người viết còn muốn đề cập sâu xa hơn . Loạt bài nầy chính là đem tâm tình ( Tình Yêu Quê Hương ) nói chuyên lịch sữ .

Bài viết còn dài . xin tạm ngưng nơi đây , xin Admin hảy mở chuyên mục '' ĐEM TÂM TÌNH NÓI CHUYỆN LỊCH SỮ . ' Tiếng Pháp gọi là Média ' hay là thão luận về vấn đề mà mọi tầng lớp đồng bào cùng chung quan tâm đến . Không có ai có thể độc quyêề cai trị , không có ai tự xem đất nước là cuả riêng mình hay riêng cuả dòng họ nhà mình . Lòng yêu nước  , hay Tình yêu hương không dành cho riêng ai . /.

Nay có đôi dòng cẫn trọng gời lên diễn đàn .
_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Sat Apr 30, 2011 6:21 pm    Tiêu đề:

LAM SON đã viết :
Bài viết nầy hầu như củng giống các bài viết khác liên quan đến trang sữ cận đại cuả dân tộc Việt Nam , ngoài ý tưỡng cuả người viết , khi người viết như mọi người có tấm lồng đối với quê hương và dân tộc , Người viết chưa đưa ra được câu trả lời , mà tựa đề cuả bài viết , chính là câu hỏi , một câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta đã đưa ra . Khi chúng ta nhìn cục diện nuớc Việt Nam , thường thường thì chúng ta chỉ nhìn theo khiá cạnh hạn hẹp , chỉ riêng vể thời kỳ gần đây .

Nhưng lịch sữ cuả dân tộc , không chỉ đóng khung từ ngày Đức Quốc Trưỡng Bão Đại  về nước chấp chính năm 1947 , lịch sữ cuả dân tộc Việt nam Kéo dài từ ngày lập quốc cho đến nay hơn ngàn năm , Quan điểm cuả người viết , hảy nhìn vào hiện tại sẻ hiểu đưọc quá khứ , và có nhìn vào hiện tại ta sẻ dự liệu được tương lai , Vì tam thế thời gian bất khả phân ly , quá khư , hiện tại , vị lai đều liền lạc ,

Nếu chỉ nhìn cục diện chuyện đang xảy ra , thì chúng ta không hiẻu được mọi thứ , mọi việc , mọi sự , chúng ta nên có cái nhìn tổng quát , toàn diện , nhìn vào thực trạng đất nưóc . Khi nói đến từ ngữ Quốc Gia , chúng ta không nên đóng khung vào thời kỳ Đức Quốc Trưỡng Bão Đại chấp Chính cho đên thời kỳ nền đệ nhất , hay đệ nhị Cộng Hoà , mà khi nói đến hai chử Quốc Gia chúng ta nên hiễu hai chử Quốc Gia dính liền với hai chử dân tộc , Quốc là nước , Gia là nhà , hay gia đình . Quốc gia là một đất nước rộng lớn , có lãnh  thổ , có biên  giới ,  có thể chế chính trị cầm quyền , và trong đất nước đó , có làng xóm , có gia đình và ba con thân thuộc , Điều nầy chỉ nió thoáng qua , vì nhiều người củng đều hiểu như thế , nên không cần  lập đi , lập lại , Nhất là khái niệm Quốc Gia đã được thể hiện từ thời Lập quốc với Danh Hiệu Văn Lang .

Thiễn ý cuả mình , muốn nói đến một điều rất hệ trọng đó là những sự kiện xảy đến trên đất nước thân yêu , qua chiều dài lịch sữ . Đó là CƠ TRỜI VÀ VẬN MỆNH ĐẤT NƯỚC .Thư nầy sẻ được gửi đến diễn đàn như một đề tài để cùng nhau trao đổi , để mà ngõ hầy tìm ra giải đáp vì sao có ngày 30 / 04 / 1975 , trước đó , ta đả có ngày 20 / 07 / 1954 , đó là ngày chia cắt đất nước VN qua Vĩ Tuyến 17 , Trước đó là Hoà Ước Ký kết năm 1884 , giưả Phái bộ do Ông Phan Thanh Giãn . và đại diện nước Pháp ký kết nhượng địa cho Pháp Ba tỉnh Nam Kỳ , và Hiệp Định Ký kết đầu tiên giưả hai quốc gia do đại Diện cuả VN và Pháp Ký kết tại Paris vào năm xưa lắm , thời đó Hoàng Tữ cảnh là đại diện cho Nước Việt Nam có mặt trong phái đoàn . Nhiều chuyện lắm . Bởi thế nnê khi nhìn lịch sử , chúng ta không nên  đóng khung Trong một không gian nào , một thời điểm nào , mà hảy có cái nhìn khách quan , và có tính cách toàn diện hơn . Do đoómới có loạt bài đầu năm nói chuyên Bói Toán , Loạt bài nói trên không chỉ đóng khung trong lãnh vực Bói Toán , mà ý cuả người viết còn muốn đề cập sâu xa hơn . Loạt bài nầy chính là đem tâm tình ( Tình Yêu Quê Hương ) nói chuyên lịch sữ .

Bài viết còn dài . xin tạm ngưng nơi đây , xin Admin hảy mở chuyên mục '' ĐEM TÂM TÌNH NÓI CHUYỆN LỊCH SỮ . ' Tiếng Pháp gọi là Média ' hay là thão luận về vấn đề mà mọi tầng lớp đồng bào cùng chung quan tâm đến . Không có ai có thể độc quyêề cai trị , không có ai tự xem đất nước là cuả riêng mình hay riêng cuả dòng họ nhà mình . Lòng yêu nước  , hay Tình yêu quê hương không dành cho riêng ai . /.

Nay có đôi dòng cẫn trọng gời lên diễn đàn .

_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Sun May 01, 2011 2:45 am    Tiêu đề: ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỮ

[

Tháng 4 năm nay kỷ niệm đúng 36 năm ngày tôi rời SàiGòn. Ngày 29-4-1975 gia đình tôi bứng gốc, bứng rễ bỏ hết tất cả để thoát khỏi Việt Nam trong sự hãi hùng.


Khủng hoảng lo sợ đến nỗi nếu cái toilette không có ốc vặn chặt xuống đất thì chắc nó cũng đứng dậy chạy theo. Giây phút đặt chân lên chiến hạm của Đệ Thất Hạm Đội Mỹ, tôi vui mừng đã đến một bến bờ tự do mới, không quan tâm đến gốc rễ của tôi nữa. Định cư ở quê hương thứ hai, thỉnh thoảng có dịp nói chuyện với bạn bè hay người quen, vài người khuyên nhủ tôi đừng nên mất gốc, hoặc khi đề cập đến vấn đề con cái, khuyến khích chúng tôi dậy con cái tiếng Việt để chúng nó đừng mất gốc. Cho đến bây giờ tôi không bàn cãi để yên cửa yên nhà, thế nhưng mấy tuần nay vợ tôi than phiền tôi viết lách làm quái gì vì chả mang thêm một đồng xu phụ trội cho ngân quỹ gia đình làm tôi hơi quê xệ. Chỉ còn một cách để bảo tồn danh dự của tôi là tự sát, viết bài này để trình bày quan điểm của tôi. Viết xong tôi bảo đảm thành phần người Việt quá khích sẽ xin tôi tí huyết. Tôi chết đi vợ tôi sẽ lãnh bảo hiểm nhân thọ một triệu đô-la, chứng tỏ cho nàng là lời tiên tri của tôi từ xưa đến nay là đúng: rồi sẽ có một ngày nghiệp viết lách của tôi sẽ làm cho nàng giầu.




Mất gốc là gì? Tự điển Tiếng Việt của Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, Trung Tâm Từ Điển Học ấn bản năm 1994, (xuất bản ở Hà Nội) và Từ Điển Tiếng Việt, Vietlex, 2009 của một nhóm biên soạn, nhà xuất bản Đà Nẵng (cũng xuất bản ở Hà Nội), cả hai cùng định nghĩa:


Mất gốc: Không giữ được bản chất, cái tốt đẹp vốn có của mình do nguồn gốc dântộc, giai cấp.


Theo tự điển tiếng Việt 1997-2004 The Free Vietnamese Dictionary Project, http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/ , và http://vdict.com/ , cả hai in cùng một giải thích:


Mất gốc: Cắt đứt quan hệ với tổ tiên, nòi giống, cơ sở. Thí dụ: Mấy tên mất gốc sống nhờ vào đế quốc Mỹ.


Cùng một chữ “mất gốc” mà tự điển xuất bản ở Hà Nội định nghĩa khác hẳn với tự điển trên Internet ở hải ngoại. Tôi bảo đảm nếu trưng cầu dân ý hay đến những ông bợm nhậu hỏi “mất gốc” là gì thì sẽ có thêm nhiều định nghĩa khác nhau. Nếu tôi nói định nghĩa này đúng, định nghĩa kia sai thì thể nào tôi cũng chết, không vì đạn bên này thì cũng vì lưỡi dao bên kia nên tôi để cho tùy mọi người xét xử “mất gốc” có nghĩa là gì.


Để xem tôi có mất gốc hay không, trước nhất tôi phải tìm hiểu tôi là người gốc gì trước đã. Tôi đang sống ở California, Hoa Kỳ, thế nhưng tôi người da vàng mũi tẹt. 100% tôi không phải là người cùng một gốc với John Wayne, Clint Eastwood hay Brad Pitt. Tôi là An Nam Mít, không cãi vào đâu được. Rất nhiều dữ kiện chứng tỏ tôi là người Việt Nam:


-Tôi sinh ở nhà thương Đức Chính, trên đường Cao Thắng. Lần cuối cùng tôi xem trên bản đồ, đường Cao Thắng chưa bị động đất chạy sang Mỹ mà vẫn còn cắt ngang con đường Nguyễn Đình Chiểu và Điện Biên Phủ (Phan Đình Phùng và Phan Thanh Giản cũ).


-Tên trong căn cước, giấy hôn thú bên Mỹ của tôi vẫn là tên Việt Nam Nguyễn Tài Ngọc (Ngay cả con của tôi, dù rằng sinh ở Mỹ, tôi vẫn đặt chúng nó tên Việt Nam). Đáng lẽ ra chính tôi là người nên đổi sang tên Mỹ, không phải vì tôi muốn người khác tưởng tôi là George Clooney, nhưng vì tên tôi người Mỹ khó đọc. Họ gọi “Ngọc” là “Gờ-Nóp”, “Nóc”. Bao nhiêu tài tử, ca sĩ Mỹ muốn nổi tiếng phải đổi tên của mình như Charles Bronson người gốc Lithuania, tên mẹ đẻ là Karolis Dionyzas Bučinskis. Kirk Douglas, người gốc Nga-Sô, tên mẹ đẻ là Issur Danielovitch. Demi Moore, người Mỹ, tên cúng cơm là Demetria Guynes.


- Nhiều người Hoa ở SàiGòn nói tiếng Việt có sõi đến đâu nhưng khi mình nghe biết ngay họ không phải là người Việt vì họ nói tiếng Việt lơ lớ. Ngày xưa khi vừa mới qua Mỹ, tôi nhủ thầm trong mười năm tôi sẽ nói tiếng Anh như gió. Ấy thế mà 36 năm sau, tôi nói tiếng Anh với giọng… Việt Nam, phát âm đã dở mà viết lách hay đàm thoại cũng chẳng xong, không thua gì một chị ngày xưa trong xóm tôi lấy một anh chàng Mỹ đen. Tôi vẫn còn nhớ khi về nhà nếu cửa bị đóng, chị gõ cửa, miệng nói lớn cho anh ấy nghe: “Hó-nì, ốp bần đo!” (Honey, open door!). Giọng Mỹ siêu việt của tôi hiện thời cũng không hơn chị ấy là bao nhiêu.


Qua ba lý do trình bày trên, cho dù tôi sống ở Mỹ đến hơn trăm tuổi, gốc nòi giống của tôi là Việt Nam không chạy vào đâu được. Có giải tôi vào Khám Chí Hòa hay nhà tù Hỏa Lò Hà Nội nếu tôi nhận tôi là người Việt Nam thì tôi sẽ chẳng mướn luật sư biện hộ. Trước vành móng ngựa, tôi long trọng tuyên bố:
gốc của tôi là Việt Nam. Tôi không chối cãi gốc của tôi, thế nhưng tôi sống ở Mỹ 36 năm, hơn gấp đôi thời gian sống ở SàiGòn. Như thế thì tôi có mất gốc hay không?


Trước khi nói đến tôi, tôi muốn nói về con cái của tôi trước. Bạn bè khuyên tôi nên dậy chúng nó tiếng Việt để khỏi bị mất gốc. Lời khuyên dậy chúng nó tiếng Việt thì tôi đồng ý, nhưng lý do thì tôi không đồng ý. Lý do để mai sau nó về Việt Nam tìm vợ thì hữu lý hơn là khỏi mất gốc. Chúng nó sinh ở Mỹ, giữ cái gốc Việt Nam có lợi gì cho chúng nó? Để mai sau nếu nó xin làm công dân nước Việt Nam? Giữ phong tục tập quán Việt Nam làm gì? Dùng nước mắm thay vì muối, ăn hột vịt lộn thay vì hột gà luộc? Tụi nó nói tiếng Anh như người Mỹ, nói tiếng Việt như người Mỹ nói tiếng Việt Nam (cậu con trai tôi chỉ biết có vài chữ tiếng Việt: “chết meẹ rooi”). Tuy rằng một phần gốc của nó là da vàng mũi tẹt, nhưng một phần gốc khác của nó là người Mỹ vì chúng nó sinh ra và lớn lên trong tập quán nước Mỹ. Mất cái gốc nòi giống Việt Nam không quan trọng bằng mất cái gốc sinh ra ở Mỹ vì ưu tiên của chúng nó sẽ dành cho quốc gia nó mở mắt chào đời, quốc gia bảo đảm an ninh và nhân quyền, quốc gia cho chúng nó tất cả mọi cơ hội sinh sống từ bé đến lớn. Quốc gia đó không phải là Việt Nam.


Giờ thì đến phiên tôi. Tôi có mất gốc hay không? Nếu theo định nghĩa mất gốc là cắt đứt quan hệ với cơ sở, tôi đã mất gốc. Cơ sở, nhà cửa của tôi bây giờ là ở Mỹ. Căn nhà số 16/38/25 Nguyễn Thiện Thuật vĩnh viễn không còn là của gia đình tôi nữa. Nó đã có chủ mới. Gia đình tôi không bao giờ lấy nó lại được vì không ai điên dại nhận thức mình phạm lỗi tước đoạt tài sản người khác rồi trả lại cho chúng tôi. Lần đầu tiên trở lại SàiGòn vào xem nhà, tôi công nhận có bùi ngùi và có cảm tưởng mình đã trở về nhà cũ. Nhưng rồi lần thứ hai, thứ ba, thứ tư, càng ngày tôi càng cảm thấy xa lạ, nhất là lần cuối cùng người chủ hiện thời đã phá xập hoàn toàn, xây lại một căn nhà mới. Đứng nhìn căn nhà hình dạng không còn như xưa, ngay cả bảng số nhà cũng thay đổi, tôi không còn cảm thấy liên hệ với nơi tôi khôn lớn nữa. Ngược lại khi trở về Mỹ, máy bay đáp xuống phi trường LAX, lái xe về nhà thấy bóng dáng căn nhà ở Simi Valley, tôi mừng rỡ đã về nhà. Nhà của tôi là ở Mỹ, cơ sở của tôi là ở Mỹ. Tôi đã mất gốc cơ sở ở Việt Nam.


Nếu nói mất gốc là cắt không giữ được bản chất, cái tốt đẹp vốn có của mình thì tôi xin phân tích bản chất tốt đẹp hay không của người Việt Nam mà tôi đã chứng kiến, có kinh nghiệm tiếp xúc, trong ba giai đọan:


1. Thời gian tôi ở SàiGòn từ lúc sinh đẻ cho đến ngày 30-4-1975.
2. Thời gian tôi sống và sinh hoạt chung với người Việt tỵ nạn từ ngày 30-4-1075 đến ngày 11-7-1975, khi tôi rời trại tỵ nạn ra sống trong xã hội Mỹ.
3. 36 năm tôi sống ở Hoa Kỳ , từ ngày 11-7-1975 cho đến ngày hôm nay.



1.Thời gian tôi ở SàiGòn từ lúc sinh đẻ cho đến ngày 30-4-1975: Tôi rời SàiGòn năm lên 17 tuổi. Ở Mỹ, 17 tuổi vẫn còn là con nít, vẫn còn dưới tuổi trưởng thành. Hai người 18 tuổi trở lên liên hệ tình dục không luật pháp nào ngăn cấm, nhưng nếu người trên 18 tuổi liên hệ tình dục với người dưới 18 tuổi thì sẽ bị ghép vào tội dụ dỗ trai/gái dưới tuổi vị thành niên, dù rằng người dưới 18 tuổi thỏa thuận. Dưới 18 tuổi chưa được đi bầu. Dưới 18 tuổi chưa được phép uống bia rượu. Tóm lại, dưới 18 tuổi đầu óc vẫn còn non nớt. Ấy thế mà tôi đã mục kích bao nhiêu sự xấu xa ở quê hương tôi:


- Một anh lính tài xế trong xóm tôi mang xe Jeep về nhà hút xăng trong xe ra rồi bán lại cho người trong xóm với giá rẻ.

- Gia đình nào có con cái đến tuổi quân dịch chạy tiền thì sẽ được miễn dịch.
Trong khi người Mỹ đổ máu cho tự do của miền Nam, tướng Mỹ có con đi lính chết ở Việt Nam thì một số tướng lãnh và người giầu có cho cho con cái ra nước ngoài. Chỉ có lính nghèo là đổ máu.

- Tôi đi gác nhân dân tự vệ phải gác thế cho người đóng tiền trong khi các cấp chỉ huy hệ thống Nhân Dân Tự Vệ lấy tiền thu.

- Tổng Thống và Phó Tổng Thống VNCH đều là những bậc tướng lãnh. Khi trận chiến Cộng Sản thôn tính miền Nam đến mức quyết liệt, Tổng Thống lên trước quốc dân tuyên bố sẽ chiến đấu sát cánh bên dân, Phó Tổng Thống lên tuyên bố trước quân đội VNCH và cả thế giới là “Tôi thích ăn nước mắm, tôi quyết sẽ ở lại với quê hương tôi tử thủ đến mức cuối cùng”. Ấy thế mà trước khi xe tăng Cộng Sản phá vỡ cửa sắt Dinh Độc Lập, Tổng Thống và đại gia đình đã yên lặng đi ngoại quốc mang theo cả một máy bay đầy của cải, Phó Tổng Thống cũng rời khỏi SàiGòn bay đến một chiến hạm Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ. Một quốc gia với dân tình tham nhũng là một lối sống. Một quân đội cá tính từ Binh Nhì đến Trung Tướng chỉ lo cho cá nhân của mình thì cái tốt đẹp vốn có của mình do nguồn gốc dân tộc không còn hiện hữu.

- Miền Bắc dùng võ lực thôn tính miền Nam gây ra bao nhiêu tử vong.



2. Thời gian tôi di tản từ 30-4-1075 đến ngày 11-7-1975: Bài “Chí Nam nhi” của Nguyễn Công Trứ có bốn câu thơ như thế này:

         Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
         Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
         Đã chắc rằng ai nhục ai vinh,
         Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ.

(Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh có nghĩa là Từ xưa đến nay hỏi có ai không chết? Hãy để lòng son chiếu sử xanh. Hai câu thơ tiếng Hán này là của Văn Thiên Tường, một tướng lãnh của Trung Hoa). Hai câu thơ sau, ý của tác giả là người ta chỉ biết anh hùng sau khi thời thế xẩy ra. Tôi kém may mắn tìm hiểu được bản chất của người đồng hương trong cơn ly loạn:

-Hỗn loạn giành đường sống cho riêng mình.

-Ăn cắp chai tương ớt, xì dầu ở nhà ăn trong trại tỵ nạn đem về phòng ngủ barrack của mình dù rằng người Mỹ nói như van lậy thức ăn không thiếu thốn.

-Nếu có dịp là lừa gạt nhau bằng những trò gian dối như dụ mua vàng bạc giả, đồ giả, khi bị trách cứ thì tỉnh bơ, không biết xấu hổ.

-Lấy hết chăn trên máy bay, khi vào trại mang chăn ra cắt may thành áo lạnh, đến nỗi người Mỹ không mang chăn trên những chuyến máy bay sau nữa.

-Những người muốn trở lại Việt Nam (dùng con tầu Trường Xuân) đã nổi loạn, đốt cháy cơ sở vì người Mỹ quá chậm trong việc cung cấp lương thực và sửa sang máy móc cho con tầu.

-Orote Point: dân tỵ nạn ở trong lều quân đội, đôi lúc phải giặt quần áo rồi phơi ở bên ngoài lều. Phơi mà không có người nhà canh chừng thì bao nhiêu quầnáo cũng bị mất cắp.

-Cũng ở Orote Point, người Mỹ họ cắt nửa thùng phi làm thùng giữ phân và nước tiểu ở những toilette gỗ, xây dã chiến. Lính G.I. là người đi đổ và lau rửa toilette. Không hiểu tại sao mà người Việt tỵ nạn không đi tiêu vào thùng phi mà tiêu tiện đầy lên chỗ phản ngồi bằng gỗ. Cuối cùng, họ bắt người tỵ nạn chia phiên nhau lau rửa và đổ thùng phân vì họ nói mãi nhưng chẳng ai nghe.

-Người gạt người, thân hay lạ, trong việc đóng tiền vượt biên.

-Và sau cùng, một cảnh gia đình tôi mãi không bao giờ quên. Bên cạnh chỗ ngồi của gia đình tôi trên chiếc tầu chiến Mỹ đi từ Vũng Tầu đến Subic Bay là một gia đình khá giả. Họ đã chuẩn bị sẵn nên mang theo lương thực, nước uống, sữa Guigoz…đầy đủ cho người lớn và trẻ em trong gia đình. Một chị trên tầu có con nhỏ, không có sữa cho con mình bú nên đến xin một người đàn bà trong gia đình này cho chị ta một chút ít sữa cho con. Người đàn bà nhìn chị ta, nói rằng không cho sữa không, nhưng sẽ bán nếu chị ấy trả tiền bằng sợi dây chuyền vàng đeo trên cổ. Chị kia tháo sợi dây chuyền để đổi sửa cho con!



3. 36 năm tôi sống ở Hoa Kỳ, từ ngày 11-7-1975 cho đến ngày hôm nay:
Vào năm 1994, khi trận động đất ở Northridge gây thiệt hại trầm trọng cho nhiều thành phố, kể cả Simi Valley, FEMA (Federal Emergency Management Agency- Cơ Quan Quản Lý Khẩn Cấp Liên Bang) đến Simi Valley thiết lập trụ sở cứu giúp. Vợ tôi làm cho County, tình nguyện làm giúp FEMA. Một trong những sự trợ giúp khẩn cấp là thức ăn. Động đất gây ra cúp điện, thức ăn trong tủ lạnh do đó sẽ bị hư. Nhà ai thức ăn bị hư thối đến điền giấy tờ (chỉ có một vài chi tiết: tên tuổi và địa chỉ) thì FEMA sẽ phát cho một thẻ phiếu trị giá $120 dollars. Cầm thẻ phiếu này đến bất cứ siêu thị nào mua sắm thức ăn dùng nó để trả tiền, siêu thị sẽ lấy vì họ sẽ tính tiền lại với chính phủ. Vợ tôi thấy một người đàn bà Việt Nam đến xin hai lần. Lần thứ nhất một mình nhưng lần thứ hai mang theo một lô người Việt Nam nữa. Vì không biết vợ tôi là người Việt Nam, bà ta vừa cầm giấy ghi tên phân phát cho những người đó vừa nói: “Tụi bay cứ đề tên vô, địa chỉ thì ghi đại số nào cũng được, không ai xét hết. Tủ lạnh nhà mình không bị cúp điện, thức ăn không hư, họ cũng cho mình $120 vì không cách nào mà họ xét được”.


Ai có đọc báo Mỹ thỉnh thoảng sẽ thấy người Việt Nam bị bắt vì tội gian lận. Nhân viên an sinh xã hội khai gian chính phủ bỏ tiền giúp người nghèo vào quỹ riêng của mình, hơn một triệu đô-la. Một bà khai sổ sách cho một hãng xe ở Van Nuys biển thủ bạc triệu. Người làm giấy tờ cho mượn tiền mua nhà khai gian với nhà băng mấy triệu. Văn phòng y khoa khai gian Medical cả trăm nghìn. Một số người có cơ sở thương mại trốn thuế. Không lúc nào mà không có tin xấu. Người Mỹ đã làm ơn, cho người Việt chúng ta một cơ hội sống trong tự do.  Thay vì trau giồi nhân bản đạo đức của mình để họ hãnh diện đã không lầm khi cho phép người mình sang đây, chúng ta làm ngược lại.


Tôi biết một ông Việt Nam lớn tuổi, lúc nào cũng cay cú người Mỹ là nguyên nhân làm cho Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ (hoàn toàn không phải lỗi vì người Việt tham nhũng hay không có tinh thần chiến đấu!) , một lần nói với tôi là: “Tổ cha mấy thằng Mỹ! Tụi nó điếm lắm!”. Đây là một cá tính tôi thấy của người Việt: không bàn cãi một vấn đề với lý luận, tri thức nhưng với bướng bỉnh.


Khi sai không nhận là mình sai, chụp mũ người khác, dùng từ ngữ hạ cấp chửi đối phương, và đôi lúc còn dọa đánh người ta nữa. Đây là gốc Việt Nam, tôi không nên mất gốc?


Cách đây vài tháng, tôi có viết một bài phê bình “Xem Paris By Night 99 : Tôi là người Việt Nam” , đăng trong

Saigonocean.comhttp://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm . Paris By Night hay ASIA là những chương trình nhạc được người Việt hải ngoại ưa chuộng, và như thế ít ra cũng phản ảnh một phần nào dư luận của người Việt. Chủ đề của DVD này là hãnh diện vì tôi là người Việt Nam. Tôi tóm tắt ba nhận xét chính sau đây:


1. Hầu hết những người Việt Nam được vinh danh trong DVD này cảm ơn bố mẹ họ, gia đình họ… làm việc siêng năng cần cù để bây giờ họ được thành công. Không một ai cám ơn chính phủ Mỹ, dân tộc Mỹ đã cho họ có một cơ hội sang đây. Bố mẹ hay chính bản thân họ có cần cù đến đâu mà nếu họ vẫn còn ở Việt Nam, không ở Mỹ thì họ có thành công như bây giờ không? Bài học “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” quá đơn giản nhưng rất ít người nhớ.


2. Ông “vua nail” Quý Tôn tuyên bố là ông ta ước ao những người làm nail đoàn kết để nâng cao giá cả. Tôi ngồi nghe há hốc miệng kinh hoàng trong khi cả hí viện vỗ tay ầm ầm, kể cả người hướng dẫn chương trình. Chỉ có chính thể Cộng Sản xưa cũ mới ấn định giá cả hàng hóa. Giá cả do nhà nước ấn định như trong các nước Cộng Sản ngày xưa (và cả Việt Nam trước khi Đổi mới vào năm 1986) đưa tới kinh tế sụp đổ, dân tình đói kém. Từ khi khối Cộng Sản Nga-Sô sụp đổ, Nga không còn ấn định giá cả. Đặng Tiểu Bình sau khi sang Mỹ viếng thăm Tổng Thống Jimmy Carter vào năm 1979, kinh hoàng trước sự giầu có của nước Mỹ, về Trung Hoa áp dụng chính sách free market, thị trường cạnh tranh ấn định giá tin. Kết quả: không ai có thể phủ nhận Trung Hoa tiến vượt bực chỉ trong vòng 30 năm nay. Việt Nam bắt chước Trung Hoa, áp dụng chính sách Đổi Mới vào năm 1986, nhà nước không còn áp dụng giá cả. Chỉ cần hỏi một người sống ở Việt Nam so sánh sự khác biệt trước Đổi Mới và bây giờ để xem chính sách nhà nước ấn định giá cả có hữu hiệu hay không. Thế mà khi nghe ông “vua nail” Quý Tôn nói, không một ai chửi bới mà vỗ tay ầm ầm! Đây là một “tốt đẹp” trong giòng máu Việt của tôi mà tôi không nên mất gốc?


3. Paris By Night là một cơ cấu thương mại, tổ chức ca nhạc thu tiền bán vé, bán DVD để lấy lời. PBN tạo ra một chủ đề kích thích dân tộc tính để thu hút khán giả, bán DVD. Khi bắt đầu DVD phần 2, Nguyễn Ngọc Ngạn còn nhân cơ hội để quảng cáo bán sách viết mới nhất của mình. Dùng một niềm tự hào chung -hãnh diện tôi là người Việt Nam- để làm tiền gây lợi riêng mà không một ai thấy ngứa tai gai mắt?


Theo tự điển Tiếng Việt của Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, “mất gốc” là không giữ được bản chất, cái tốt đẹp vốn có của mình. Nếu những kinh nghiệm với người Việt Nam trên đây tôi đã chứng kiến trong cuộc đời được gọi là tốt đẹp, thì vâng, xin cho tôi mất gốc.
 

 

Nguyễn Tài Ngọc

April 2011
_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
Đinh Văn Quý
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 01 Mar 2011
Số bài: 304

Bài gửiGửi: Sat May 07, 2011 2:31 am    Tiêu đề: đem tâm tình để trả lời ...

Kẻ hèn này chúc mừng cho LS đã tìm thấy một mảnh đất dung thân , không còn ở trên cái ao nhà chật hẹp và hình như ....hơi " bẩn " như đất nước này nữa . Lịch sử lập quốc và tồn tại qua nhiêu thăng trầm thì đất nước này tuy nhiều khổ đau , mất mát , đầy chia rẽ và hận thù , và còn đầy những chuyện khác nữa mà nhắc đến thì thấy đau lòng thêm . Nhưng nó sẽ trường tồn ... trong " thế giới phẳng " ( theo lời của T. Fredman ) mặc dù nó bị thế giới vất lại đằng sau do nhiều lý do mà người ta vẫn đang còn tranh cãi nhau mà không biết thương yêu nhau mà vẫn lo cho cái  " tôi " ....
Giấy thì ngắn mà tình thì dài như vạn nẻo sơn khê Laughing  Laughing  Laughing
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Mon May 09, 2011 4:32 pm    Tiêu đề:

DANH NH ÂN
Trần Cao Vân là một trong những người cầm đầu âm mưu khởi nghĩa tại Trung Việt, do Việt Nam Quang Phục Hội chủ xướng. Ông sinh năm Bính Dần (1866) tại làng Tư Phú, tổng Đa Hòa, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Làng Tư Phú là một trong mười một làng thuộc khu đất "Gò Nổi", một khu đất sản xuất ra nhiều bậc anh tài của xứ sở như Phạm Phú Thứ, Hoàng diệu  v.v.. Ông là con cụ Trần Trung Trực, thường gọi là cụ Quyền Trực, một người được sự mến chuộng của dân làng Tư Phú và cụ bà Đoàn Thị.
Trần Cao Vân tên thật là Trần Công Thọ, lúc lớn lên từng học và đi thi lấy tên là Trần Cao Đệ, lúc vào chùa lấy pháp danh là Như Ý, khi ra hoạt động cách mạng đổi tên là Trần Cao Vân, biệt hiệu là Hồng Việt và Chánh Minh, còn có biệt danh là Bạch Sĩ. Theo những người đồng thời kể lại: Trần Cao Vân có vóc dáng trung trung, mặt vuông, trán cao, đôi mắt sâu và sáng, năm chòm râu dài tha thướt trông thật uy dũng.
Thường nhật ông có tánh bình dị, không chuộng sự xa hoa. Lúc thiếu thời không kể, nhưng từ khi được 21 tuổi, ngày mà ông bắt đầu ly hương cho đến ngày từ giã cuộc đời, ông đã trải qua nhiều giai đoạn: từ một nho sĩ, một đạo sĩ rồi đến một nhà cách mạng, ông sống một cuộc đời thanh đạm. Luôn luôn ông mặc một cái áo vải ta nhuộm màu xanh chàm, bịt khăn nhiễu thâm, đội chiếc nón lá, ngoài ra không có thêm một trang phẩm nào cả. Tuy là một nhà cách mạng, nhưng Trần Cao Vân rất nổi tiếng về văn chương thi phú. Lúc thiếu thời, khi còn là một thư sinh. ông tỏ ra xuất sắc nhất. Năm 13 tuổi, một hôm thầy học ra câu đối cho học trò tập làm bài. Nhìn thấy giữa lớp học có một cây đèn treo, thầy ra câu đối:
Đèn treo giọi sáng bốn phương nhà
Tuy nhỏ tuổi nhất lớp, nhưng lanh trí Cao Vân đã lên tiếng:
"Trăng tỏ khắp soi muôn cụm núi"
Có lần vào lúc tháng mười âm lịch. Cao Vân đến nghe giảng sách ở nhà cụ Cử. Sau buổi giảng sách xong, có người láng giềng đưa đến biếu bà cụ một mớ hành hương để làm giống. Bà cụ bảo: Hành này còn non mà tàn sớm e giống khổng mạnh (khổng là do tiếng không đọc trại ra, tiếng nói địa phương Quảng Nam, ngay tại miền Nam tiếng không ở miền quê vẫn đọc là "hổng" hay "khổng". Cũng như: Tôi hổng biết hay Tôi không biết nó đi đâu mất rồi). Cụ Cử nghe câu nói hay hay, liền lấy ý ấy ra câu đối cho học trò làm:
"Hành tàn giống khổng mạnh"
Câu đối này có hai nghĩa:
1- Nghĩa đen: Giống hành hay tàn không tốt
2- Nghĩa bóng: Lúc tiến lúc thoái đều theo đạo Khổng Mạnh
(Hành tàn đồng âm với Hành tàng, tức hành động và đi ở ẩn - Khổng mạnh đồng âm với Khổng Mạnh, tức Khổng Tử và Mạnh tử trong nho giáo).
Nghe xong Trần Cao Vân ứng khẩu đối lại:

Cải hóa con càng khôn".
Câu đối này có hai nghĩa:
1- Nghĩa đen: Rau cải nảy nở càng tốt (vì cải con "hoá" tức là nẩy nở lên, "càng khôn", tức là càng tốt)

2. Nghĩa bóng: Làm người cần phải biết thay dổi, cách mạng để tiến hóa theo biến dịch của vạn vật (Cải hóa: thay đổi, tiến hóa, càn khôn, đồng nghĩa với càn càn khôn. Theo lối đối miệng (ứng khẩu) ngày trước các cụ thưòng dùng cách mượn âm)
Cụ cử và các môn đệ đều tán thưởng tài của Cao Vân không ngớt lời. Chẳng mấy lúc mà câu đối trên được truyền tụng khắp các vùng Bình Định, Quảng Nam.
Làm bài thơ "vịnh chiếc cối xay" Trần Cao Vân đã bày tỏ thân thế một cách rõ rệt. Mồ côi mẹ từ lúc tuổi còn nhiều hứa hẹn, sống trong gia đình tẻ nhạt khô khan vì thiếu tình mẫu tử, đến năm Cao Vân được 20 tuổi là năm mà nước nhà rơi vào cảnh đen tối, nhục nhã. Kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn, đó cũng chính là năm mà Cao Vân đặt bước phiêu lưu.
Khen ai xưa đã khéo trêu bày,
Bạn cối này ta vốn để xaỵ
Góc Tì kiền khôn trồng giưã rốn,
Cán Dần tinh đầu vận trong taỵ
Nghiên rằng tựa sâm ỳ ầm dậy,
Mở miệng đường mưa lác đác bay
Tứ trụ dưới nhờ chơn đế vững
Cùng trên phụ bật sẵn hai tay

(Vịnh Cái Cối Xay)
Trong Đạo thư có câu: Thiên thai ư Tý, địa tịch ư Sửu, nhân sinh ư Dần. Gốc Tý: chỉ ngôi trời, Cán Dần: chỉ người. Ý nói mọi việc đều do ý trời và lòng người hợp lại mới mong thành tựu.
Năm 1882, Cao Vân được cùng các sĩ tử dự lễ dám táng của Hoàng Diệu Tổng Trấn Bắc Thành, khi linh cửu được đưa về làng Xuân Đài, tỉnh Quảng Nam. Tiếp đến là những cái tang của vua Tự Đức và cảnh đất nước chìm đắm trong khói lửa xâm lăng của Pháp. Sau đó, Cao Vân lại vào chùa Cổ Lâm tại làng An Định, huyện Đại Lộc, thuộc miền thượng du tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian này, Cao Vân quen với Võ Thạch, tức là Thừa Tô, con trai của cụ Cai Tổng Trưng Chính trong sự kết thân này mà ông Thừa Tô đã đem em gái là Võ thị Quyền. tục gọi là cô Ba Bàn gả cho Cao Vân. Có một dạo Cao Vân ngồi dạy học tại làng Đại Giang, kế cận làng An Định, cũng gọi là Bồ Phan. Trong thời gian làm đạo sĩ tại cổ Lâm tự, Cao Vân đã làm một bài thơ như sau:
Chí quyết tan bồng vỡ bốn phương,
Chồng nằm chi để ghé râu vương.
Ba thù quyết trả đền ơn trọng,
Một giân mong ra gỡ tiếng ương.
Nợ nước đã toan tròn nghĩa vụ,
Tình nhà đánh gác nỗi tư lương.
Nam mô nguyện trả xong rồi nợ
Mối thành đem về cõi Hạ Thương.
Vào khoảng tháng 9 năm 1915, Trần Cao Vân được Việt Nam Quang Phục Hội ủy nhiệm cùng bạn đồng chí là Thái Phiên tiếp xúc với vua Duy Tân để mời nhà vua tham gia cuộc khởi nghĩa chống Pháp.
Trần Cao Vân và Thái Phiên đã tìm đủ mọi cách đưa Phan Hữu Khánh vào làm tài xế cho vua Duy Tân để thực hiện được chương trình giao phó. Trong dịp này, Phan Hữu Khánh đã dâng lên vua Tự Đức một bức thư đại ý tâu trình lên vua những thảm trạng của đất nước và sự nô lệ của dân tộc và nguyện vọng của dân chúng mong muốn khôi phục lại nền độc lập của quốc gia. Xem thư xong, vua Duy Tân vô cùng cảm động và mong ước được hội kiến với các nhà ái quốc để luận bàn quốc sự.
Ngày 12 tháng 3 âm lịch (1916), Cao Vân và Thái Phiên giả làm người đi câu, đến tìm gặp vua Duy Tân trên Ngự Hà và hoạch định chương trình khởi nghĩa cứu quốc. Sau đó, ít lâu Cao Vân và Thái Phiên được bầu vào ủy ban khởi nghĩa tại kinh đô Huế trong dịp tiếp xúc nhà vua lần thứ haị Thái Phiên giữ chức chủ tịch và Cao Vân làm chức quân sự Lúc đầu cuộc tổng khởi nghĩa định vào giờ Ngọ, ngày Ngọ, tháng Ngọ tức là ngày mồng 2 tháng 5 năm Bính Thìn (nhằm ngày 8 tháng 6 năm 1916). Trần Cao Vân đã làm bài thơ "Hỏa Xa Quế Hàn" dưới đây để ra hiệu lịnh mật cho các nơi:
Một nỗi xa thơ đã biết chưa ?
Bắc Nam hai ngã gặp nhau vừa,
Đường rầy đã sẵn thang mấy bước.
Ống khói càng cao ngọn gió đưa.
Sầm dậy tứ bề trăm máy chuyển,
Phút thâu muôn dặm nửa giờ trưa
Trời sai ra dọn xong từ đấy,
Một mối xa thơ đã biết chưa ?
Nhưng sau đó, theo quyết nghị chung, vì trường hợp khẩn cấp, phải khởi nghĩa trước một tháng, vào đêm mùng 2 tháng 4 năm Bính Thìn, tức ngày 3 tháng 5 năm 1916. Nhưng ngay chiều mồng 1 âm mưu bị bại lộ, quân Pháp đã áp dụng những biện pháp đề phòng rất gắt. Trần Cao Vân và Thái Phiên không ngờ vực gì cả, cứ theo như kế hoạch đã định đưa vua Duy Tân ra khỏi hoàng thành. Vua Duy Tân và Thái Phiên bị bắt gần cửa Nam Giao (Huế), còn Trần Cao Vân cũng bị bắt tại Hà Trung thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên.
Ngày 17 tháng 5, Trần Cao Vân, Thái Phiên, Phan Hữu Khánh và mấy người lính hầu vua Duy Tân bị xử chém tại An Hoà (phiá Tây Bắc Thành Nội Huế), nhằm ngày 16 tháng 4 năm Bính Thìn. Trần Cao Vân hưởng thọ 51 tuổi.
Trong lúc bị giam tại nhà lao Huế, trước ngày ra pháp trường lên đoạn đầu đài đền nợ non sông, Trần Cao Vân có làm hai bài thơ tuyệt mệnh.
Trung lập kiền khôn bất ý thiên
Việt Nam văn vật cổ lai truyền.
Quân dân cọng chủ tinh thần hội,
Thần tử tôn châu nhật nguyệt huyền,
Bách Việt Sơn Hà vô bạch xỉ,
Nhất trang trung nghĩa hữu thanh thiên.
Anh hùng đề cục hưu thành bại,
Công luận thiền thu phó sử biên

(Bài thứ nhất)
Bản dịch Nôm của Hành Sơn:
Giữa trời đứng sững không thiên,
Nghìn năm nước Việt còn truyền sử xanh.
Chu vương nhân chính đại hành
Quân dân hợp sức lũy thành đắp xâỵ
Người thù non nước còn đây,
Trời xanh với tấm lòng nầy tương trị
Anh hùng thành bại xá gì,
Nghìn thu lịch sử còn ghi lại đời
VỊNH TAM TÀI
Trời dất sinh ta có ý không ?
Chưa sinh trời đất có ta trong
Ta cùng trời đất ba ngôi sánh,
Trời đất in ta một chữ dồng.
Đất nước ta ra trời chuyển động,
Ta thay trời mở đất mênh mông.
Trời che đất chở ta thong thả,
Trời đất ta đầy đủ hóa công.
(Bài thứ hai)
Một người vô danh đã khóc Trần Cao Vân bằng 4 câu thơ dưới đây:
Hy tiên văn hậu thử chân thuyên
Biệt tự trung gian tạo nhất thiên
Học thuyết năng tương tiên huyết nhiệm
Nam phương tân dịch tích vô truyền
Cụ Huỳnh Thúc Kháng dịch Nôm:
Văn sau Hy trước vẫn kinh này,
Riêng giữa "trung thiên" đứng một tay,
Học thuyết đem bầu tâm huyết nhuộm,
Trời Nam dịch mới tiếc không thầỵ
Về văn thơ cuả Trần Cao Vân, ngoài những bài trên đây, còn những câu đối, những bài thơ đa số đều bộc lộ những lời lẽ ái quốc của một nhà cách mạng. Nhân cụ Châu Thơ Đồng, tức Châu Thượng Văn nhịn đói mà thác tại nhà lao Thừa Phủ Huế, vì việc nhân dân kháng thuế tại Trung Kỳ mà cụ đứng ra nhận chịu là chính cụ khởi xướng. Khóc cụ Châu Thơ Đồng, Trần Cao Vân làm câu đối:

Ngã bất năn xã sinh !
Nại hà tai "Trung thiên dịch" sơ khai,
Du lý thất niên tiền vị điền
Quân nãi năn tựu nghĩa !
Nan đắc giả vạn thế kinh độc thủ
Thú Dương thiên tài hậu du văn
Cụ Huỳnh Thúc Kháng dịch Nôm:
Ta có tiếc sống đâu !
Ngặt vì địch "Trung thiên" mới mở đầu,
Du lý bảy năm chưa kịp điền.
Người hẵn theo nghĩa đấy !
Khó nhất kinh muôn đời hay giữ chắc,
Thú Dương nghìn thuở vẫn còn nghe
Trong đơì làm cách mạng, Trần Cao Vân bao lần vào tù ra khám. Liên lụy vì cuộc khởi nghĩa của Võ Trứ, ông bị giam 11 tháng tại nhà lao tỉnh Phú Yên. Sau đó vì vụ án "Trung thiên dịch" (Nguyên Kinh Dịch, tương truyền, là do vua Phục Hy thời cổ (khoảng 4000 năm trước Tây Lịch) làm ra gọi là dịch "Tiên Thiên). Kế tiếp vua Văn Vương bày ra Dịch "Hậu Thiên", Chu Công và Khổng Tử phụ thêm vào các lời Hào Từ, Thoán Từ, Văn Ngôn, Hệ Từ, Thuyết Quái, Tự Quái, Tạp Quái. v.v... để bàn rộng ý nghĩa Kinh Dịch của Phục Hỵ
Từ đời nhà Hán đến đời nhà Thanh, rất nhiều học giả Tàu tranh luận sôi nổi về Kinh Dịch "Tiên Thiên" và "Hậu Thiên" nhưng chưa có người nào bàn ra ngoài hai thể tài trên. Ngay cả các bậc túc Nho bác học như Trình Di, Chu Hy đời nhà Tống cũng chưa dám có ý kiến riêng ngoài "Tiên Thiên" và "Hậu Thiên". Nghiên cứu về Kinh Dịch trong lúc còn ở tại chùa Cổ Lâm ở làng An Định (Quảng Nam), Trần Cao Vân lại xướng lên Dịch "Trung Thiên", nghĩa là đem Dịch "Tiên Thiên" của Phục Hy hợp lại với Dịch "Hậu Thiên" của Văn Vương, nhưng mãi đến ngày nay không mấy ai hiểu rành thuyết lý "Trung Thiên Dịch" của ông cả. Trần Cao Vân lại có tài xem tướng số rất giỏi, không bao lâu mà thiên hạ hai tỉnh Bình Định, Phú Yên xem ông như một nhà tiên tri đại tài. Có người tâng bốc cho ông là một người có tài nham độn xuất quỷ nhập thần. Mọi người đua nhau theo thuyết "Trung thiên dic.h" của ông và trong nhà viết 6 chữ: bên tả hai chữ "Tiên Thiên", bên hữu hai chữ "Hậu Thiên" và chính giữa hai chữ "Trung Thiên" để hàng ngày chiêm ngưỡng. Số người lui tới Trần Cao Vân ngày càng đông. Trong dân chúng cứ đua nhau thì thầm bàn tán về "Trung Thiên Dịch". Nhà chức trách địa phương vô cùng lo sợ, vì mới đó không lâu giặc Võ Trứ vừa mới dẹp yên, nay nếy xảy ra việc lôi thôi ắt phải bị triều đình khiển trách nặng nề. Vì thế Bố Chánh Buì Xuân Huyến truyền bắt Cao Vân và bà vợ cùng với người đệ tử Nguyễn Nhuận hạ ngục. Hôm bắt Trần Cao Vân lập lời khai trước công đường có trải chiếc chiếu, bỗng từ đâu có một cong cóc nhảy vàọ Muốn hạ nhục Cao Vân, Bố Chánh Huyến bảo ông phải làm bài thơ vịnh con cóc. Cao Vân viết ngay:
Muốn vật thân ta nghĩ lại càng,
Nỗi mình trông thấy cóc ngồi hang
Áo sồi một tâm trời che đậy,
Hang thẳm mây từng đất mở mang.
Giếng ếch nó thèm đua lặn hụp Cung
Thiềm riêng ở mặc nghinh ngang.
Nghiến răng sấm dậy chừng ra cửa,

Lưỡi quét xong rồi kiến thảy tan.
Biết Cao Vân có ý mỉa mai và ngạo mạn sỉ vả mình, Bố Chánh Huyền truyền đem phạm nhân tra khảo bảo cung khai về tội xúi dân làm loạn, nêu lên thuyết "Trung Thiên Dịch". Huyến lại đệ trình về kinh xin tuyên án tử hình Trần Cao Vân, nhưng nhờ có một số người muốn che chở, cho nên bản án được phê: 3 năm khổ saị Cao Vân bị giam tại ngục Bình Định, bà vợ cũng bị phạt tù và rei^ng thân phụ của ông bị phạt 40 đồng vì đã không dạy dỗ con nghiêm chỉnh. Vừa mãn tù 3 năm ở khám ra chưa được bao lâu, nhân có cuộc kháng thuế và xin miễn xâu tại tỉnh Quảng Nam vào tháng hai Năm Mậu Thân (1908), vừa tảng sáng đang ở nhà lao Quảng Nam. Ông không hiểu vì lẽ gì mình bị bắt giam, mãi đến mấy ngày sau mới rõ là do việc dân xin miễn xâu tại Quảng Nam mà ông nghi ngờ là có nhúng tay xúi giục. Tòa án Nam triều tỉnh Quảng Nam kết tội các thân sĩ là "hô hào dân trí cổ võ dân quyền" chính là mầm mống xúi dân làm loạn. Án lịnh được thi hành và ngày mồng 8 tháng 8 năm Mậu Thân (1908) những chuyến tàu đưa các thân sĩ đày ra Côn đảọ Riêng Trần Cao Vân còn phải chờ điều tra bổ túc ở hai tỉnh Bình Định và Phú Yên, rồi cũng bị kết án chung thân khổ sai đày ra Côn đảo vào năm sau, tức năm Kỷ Dậu (1909). Lần ra đi này không giống như những lần trước, vì bản án "Chung thân khổ sai" (Nhưng về sau được ân xá và ông chỉ ở tại Côn đảo 6 năm thôi). Nghĩ đến tiên đồ tổ quốc, đến vận nước khinh nguy, nghĩ đến ngày mai đen tối của dân tộc, Trần Cao Vân vô cùng đau đớn. Hai bài thơ dưới đây nói lên tấm lòng người thương nước mến dân trong những ngày bị lưu đày nơi hải đảo:
Bài Thứ nhất
Vấn dư hà sự đáo Côn Lôn ?
Tứ vọng thương mang ỷ ngục môn
Trung quốc vị thù nam tử trái
Hiếu gia du hám lão thân tồn !
Ngư thơ hải ngoại truyền tâm huyết,
Kình hống thiên biên tỉnh mộng hồn.
Hồng Lạc hôi tư khai Việt tổ,
Thử thân thệ hữu thử kiền khôn
Dịch Nôm:
Có gì ta lại đến Côn Lôn ?
Trời bể mênh mang tựa ngục trông.
Thù nước chưa nguôi cơn báo phục,
Thảo thân khôn thấu nỗi hàn ôn !
Cá đi muốn gởi lời tâm huyết,
Sóng vỗ như khuya giấc mộng hồn.
Nhớ tổ Lạc Hồng công dựng nước,
Thân này thệ nguyện với kiền khôn !
Bài Thứ nhì
Phương châm vị định thốn tâm huyền,
Đa tích nhiệt thành dĩ hữu niên,
Bất đáo Côn Lôn chân lạc địa,
Yên trí hoàn hải đại toàn thiên.
Ngô đồ lạc lạc hưu đa thán,
Tạo chủ thương thương tự hữu quyền
Tối thị anh hùng ma luyện xứ
Cổ kim kỳ cục hựu kỳ duyên
Dịch nôm
Phương châm chưa định dạ chưa yên,
Tâm sự bao năm chửa phỉ nguyền.
Chẳng đấn Côn Lôn nơi thắng cảnh,
Biết đâu hoàn hải cõi toàn thiên
Khuyên cùng bè bạn đừng ta thán,
Đã có cao xanh tự chủ quuyền.
Rèn đúc anh hùng đây đã sẵn,
Nghìn xưa kỳ cuộc cũng kỳ duyên
(bản dịch của Hành Sơn)
Sau đây là những bài thơ của Trần Cao Vân còn lưu lại:
Vịnh Bà Cờ Thắng
Đừng quen pháo mạnh vọt ngang cung,
Mệnh tướng truyền ra sĩ vẫy vùng.
Voi ngự thân chinh toan mở nước,
Binh triều ngự giá giục sang sông.
Xe liên vạn sát kinh tài cả,
Mã nhựt song trì mặc sức tung.
Sau trước trong tay rành rỏi nước,
Cờ cao Hán tổ đễ đua cùng.
Vịnh Hòn Ông, Hòn Bà
(Tại tỉnh Phú Yên (Trung Việt) có hai quả núi cao vút, sừng sững dối nhau, tục gọi là "Hòn chồng Đực, Hòn chồng Cái" hay "Hòn Ông, Hòn Bà". Trần Cao Vân lấy tên núi ấy làm 8 câu thơ dưới đây:
Đất nén trời nung khéo định đôi,
Hòn chồng Đực, Cái, sánh hai ngôi
Ông xây nên đống cây trồi mụt,
Bà đúc y khuôn đá mọc chồi.
Mây núi phủ giăng màn tịnh túc,
Nước khe hầu rót chén giao bôi.
Non thề giai lão trơ trơ đấy,
Gió chẳng lung lay sóng chẳng nhồi

Vịnh con tôm
Loài ở nghe lộn bùn mọc râu,
Ngo ngoe có biết mốc gì đâu ?
Cong lưng cứ ỷ tài đâm bắn,
Ló mặt khôn dò lạch cạn sâu,
Ngoài ủ lom xom càng múa gọng,
Trong oi sùn sụt đít co đầụ
Dỡn rồng ta bảo đừng quen thói,
Một nhũi là xong lựa, tát câu
Vịnh vợ chồng lái đò
Mặc ai chài lưới chẳng thèm lo,
Chưa gặp thời âu tạm chống đò.
Sông rộng lão toan cầm lái vững,
Lạch sâu mụ hãy cắm sào dò.
Dân trời đưa rước ngày thong thả,
Lộc nước ăn nhờ bửa ấm nọ
Buồm thuận gió hồng khi đỗ bến,
Vợ chồng một giấc ngáy kho khọ
Vịnh Hòn Vay, Hòn Trả
(Hòn núi này tại tỉnh Phú Yên Trung Việt)
Ai nhủ hỏi đòi khéo lá lay
Ở qua Hòn Trả bởi vì Vay,
Tờ mây bóng rợp bà so chỉ,
Nợ nước ơn đền ông phủi taỵ
Ngày tháng rảnh chân muốn cụm bước,
Cỏ cây dâng lộc bốn mùa thaỵ
Khách giang hồ những tha hồ mượn,
Lân Hải Vân rồi đó sẽ haỵ
Vịnh ông trời n... c... (Động cỡn)
(Nguyên tại Phú Yên vào khoảng cuối tháng ba tiết trời nắng hạn, ít khi mưạ Mùa này nông dân gặt lúa đem về phơi để đổ vào bồ. Vì biết trời không mưa, nên họ phơi lúa bừa bãi khắp nơị Một hôm, bỗng nhiên trời mưa làm ướt tất cả lúa thóc. Nhiều người cộc cằn thô lỗ đã buộc miệng ó lên: Ông trời n... c... Bấy giờ Trần Cao Vân đang ngồi giảng sách cho học trò, nghe câu nói tục tằn, nhưng xét ra có triết lý thú vị, ông liền muợn đầu để làm bài thơ Đường luật)
Từ xưa Thái cực đúc nên hòn,
Mới biết ông trời c... thẳng bon.
Gù mông vổng nằm nang gốc bể,
Ngũ mây sựng đứng trất đâu non.
Nhởn nhơ đì gió trên qua lại,
Thấp thoáng mườn trang ghẹo méo tròn.
Hang nguyệt ước rờ cha chả sướng.
Đẻ vua rồi lại chán tội con.

Gởi cho bà Trần Cao Vân
Xe trở bánh gần hết khúc co,
Trông chồng chi lắm mặt buồn teo,
Thân chàng chắc vững không nao núng,
Dạ thiếp đừng lo chú mẻo meo.
Trướng liễu xũ màn khuyên hãy giấc,
Vườn đào sẵn giếng để rồi gieo,
Thung dung mặc sức cùng nhau sẽ.
Chót núi thôi đừng ngó mỏi nheo.
_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Thu May 12, 2011 5:52 am    Tiêu đề:

MỘT CHÚT MỘNG MƠ TUỔI HỌC TRÒ


MÊ  THẦY

( TUYỄN TẬP TUỔI HỌC TRÒ )

LÊ  HOÀNG  LAN

Sáng nay vào dạo chơi diển đàn , lướt qua  đủ các tiết mục . Khi vào VƯỜN TRUYỆN tình cờ đọc thấy  đề tựa MÊ thầy  của tác giả Nguyễn  Ngọc  Tư  .  Thấy thoang thoảng đâu đây một chút hơi lạnh cuả thành phố sương mù Đà Lạt  ,  ( ý tứ gì  đó của Nguyễn Thị Hoàng  ngày xưa )  …… Ngày đó bọn học trò  chúng ta cũng CHÚ Ý LẮM ĐẾN VÒNG TAY HỌC TRÒ   của bà .

Mấy mươi năm lưu lạc ở xứ người , tiếp xúc với văn hoá Tây Phương hàng ngày , nhưng còn lại trong tôi , biết bao nhiêu  kỷ niệm ngày xưa trên đất mẹ không bao giờ phai nhạt  trong tâm trí cũa chúng ta , đúng không các bạn ?  Nhất là  quảng thời gian : NHẤT QUỶ NHÌ MA THỨ BA HỌC TRÒ  .  Thời ấy ôi đẹp đẽ  làm sao , đã sống qua thời làm học sinh  không ai là không nhớ ! !!

Tôi nhớ như in , như mới ngày hôm qua , tôi còn đi học , bên trường lớp bên bạn bè …. Tôi xin mạn phép kể cho các bạn nghe  quãng thời gian yêu dấu ấy , ngay từ ngày đầu cắp sách vào lớp .

Đó là ngày tôi vừa  lên lớp ba , vì nhà ở đường Trương Minh Giãng ( ngày hôm nay đã bị thay tên Lê Văn Sỹ   nên bố tôi đã giao chị em chúng tôi cho các sơ  của  trường tư thục Lê Bão Tịnh   dạy dỗ , vì theo ông trường của các ông cha bà sơ ĐÀNG HOÀNG   . Thủơ ấy , quả thật chúng tôi rất sợ các Ma Sœur , các bà mặc áo đen ,mang cây thánh giá  TO ƠI TO trước ngực , mặt mày đằng đằng sát khí , nhất là bà sơ giám thị TRỜI ĐẤT ƠI ; vậy mà ông nhạc sĩ  Nguyễn Tất Nhiên  còn khen EM HIỀN  NHƯ MA SƠ  ( mà ông còn dám yêu Ma Soeur Mới chết ??????

Nhưng nói đi cũng phải nói lại , hay tại số tôi hên , gặp nhiều may mắn ?   Nên  sơ dạy tôi rất hiền  rất đẹp , bà hiền đến nổi bây giờ tôi vẫn nhớ tên  bà và dáng dấp của bà .  Bà tên Huyền  dáng vẻ ốm ốm cao cao ,  mỗi khi bà vào lớp học trò  đều yêu thích bà lắm , tôi còn tưởng tượng  trong  lớp khăn  đen  chùm đầu của bà là mớ tóc dài óng ả ! ! !

Giữa niên học Sơ Huyền được thay thế bởi sơ Cân , so với sơ Huyền  hai bà thật là hai thái cực đối khác nhau hoàn toàn ,  sơ Cân thì mập và dữ ơi là dữ , Nhất là các cậu con trai bị bà nọc ra cho ăn đòn lia chia , tôi không bị la rầy bao giờ , có lẽ tại tôi học giỏi  và ngoan chăng ?????   Nhưng cũng nhờ chứng kiến những trận đòn sơ Cân dành cho các nam sinh mà bọn nữ sinh chúng tôi rất ngoan và  học hành chăm chĩ  .  Tuần nào cũng được ban giám đốc  cho quà , khi  cây viết , khi cục gom , khi vài quyển vở , cuối tháng thì được vào nhà NGUYỆN  đọc kinh KÍNH CHÚA …….

Năm lên lớp nhì , vì muốn  chị em chúng tôi thi vào TRƯNG VƯƠNG nên bố mẹ tôi lại TỐNG chúng  tôi xuống Gò Công  ở với bà ngoại cho cậu ÚT  dạy kèm  luyện  thi  . Năm vào lớp  của cô giáo Lê thị Na  trường bán công của quận , tôi cũng được cô cưng lắm , về sau mới biết lý do vì  bà có một đứa con trùng tên với tôi . Cô Na cũng hiền và dễ thương lắm , tôi thấy các thầy cô của ngày xưa , người nào cũng dịu dàng , mềm mỏng , nên  hình ảnh các vị dễ ăn sâu vào tim óc của các cô cậu học trò . Tôi không quên buổi lễ mãn khóa cuối năm , cô Na  bảo tôi lên hát một  bài cho các bạn nghe , cô rất hài lòng khi tôi trình bày bản NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG   của Lam Phương

Tôi rất tiếc ba năm trời đi du học dưới  Gò Công Mà chẳng được tích sự gì .  Vì sau đó tôi thi rớt không vào được Trưng Vương  , chỉ vì cái tội MÊ LÀM VĂN THI SĨ

Tôi nhớ lúc đó nhà cậu tôi có một tủ sách  cao to rất dễ mê !

Nhưng cậu cấm tôi không được xem vì con còn nhỏ lắm chưa xem được chưa hiểu được .  Nhưng rồi khi cậu đi dạy , CHỦ NHÀ ĐI VẮNG GÀ VỌC NIÊU TÔM , tôi đã   ma mãnh giấu các quyển truyện vào giữa tâp vở  của mình rồi ngồi đọc , khi nào thấy gần 12 giờ cậu sắp về  thì cất sách vào tủ , đến hai giờ cậu đi thì lại tiếp tục ma giáo , lúc ấy ngoại tôi chẳng biết gì  chỉ khen : con bé này ngoan cả ngày chỉ ôm quyển sách ! ! ! !

Bây giờ mỗi khi nhớ lại tôi thấy tôi tội lỗi quá Thi rớt là đáng đời lắm  phải không các ban ?

Bước vào ngưỡng cửa trung học vẫn với lập luận :  trường các ông cha  đàng hoàng , bố tôi lại bắt tôi nhập học  vào trường Lê Bão Tịnh   lúc này vừa có thêm  cấp hai và cấp ba , trong khi tôi chỉ muốn vào trường Nnguyễn Bá Tòng   vì nơi này có ban C  Trường Lê Bão Tịnh  chỉ được cái lợi là gần nhà chúng tôi thôi còn ngoài ra chả có gì hấp dẫn , ý quên có chứ , ngoài cổng trường có cơ man nào là hàng quà dụ dỗ các cô nữ sinh , chúng tôi thăm viếng hàng quà mỗi ngày , bây giờ nhắc lại còn  thấy  vị nước tràn đầy trong cổ !

Khi bước vào trung học chúng tôi không còn cơ hội chiêm ngưỡng một thầy một cô  như thời kỳ tiểu học nữa , mà chúng ta có nhiều thầy nhiền cô hơn , mỗi người  chịu trách nhiệm một môn  học ,  sáu năm trung học qua bao nhiêu thầy phụ trách , dù tình nghĩa không còn đậm đà như thuở nhỏ nữa , nhưng tôi vẫn nhớ và kính trọng các thầy , sau cơn địa chấn của cuộc đổi đời qua ngày 30 / 04 / 1975 Rời xa quê hương Sống lưu vong trên xứ người , tôi vẫn nghĩ đến các thầy :  Chu Đăng Sơn , Rock Cường , Phạm Duy Lễ , Vũ Ký …….

Dù trường tôi bé nhỏ và không nổi tiếng như các trường Gia Long Trưng Vương Lê Văn Duyệt  nhưng đó cũng là nơi đào tạo , dạy dỗ tôi nên người  , các thầy vẫn bán tim phổi của mình để đào tạo nên những nhân tài phụng sự đất nước . Các bậc Thầy Cô đem kiến thức tra lại cho thế hệ kế tiếp và mong   học trò giỏi giang hơn hưủ ích hơn .

Đã hơn ba mươi năm không biết ngôi trường của tôi bây giờ ra sao ? Nghe nói các thầy Vũ Ký , Phạm Việt Tuyền  đã qua đời ?

Ôi những người muôn năm cũ hồn ở đâu bây giờ ?????????
_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Sat May 14, 2011 8:06 am    Tiêu đề: Re: ĐẤT NƯỚC TÔI : VĂN MINH HAY VĂN HOÁ CUẢ MỘT QUỐC GIA

VĂN MINH HAY VĂN HOÁ CUẢ MỘT QUỐC GIA

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Trần Văn Giang

KÍNH THƯA CÁC NT VÀ CÁC BẠN.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở VN KHÔNG PHẢI LÀ BỆNH CHỨNG NGUY HIỂM – NHƯ NAN Y- NHƯNG LÀ CĂN BỆNH TUYỆT CHỨNG- NGƯỜI BÌNH DÂN GỌI  GỌI HẾT THUỐC CHỮA- KHÔNG CHẾT AI  NHƯNG NGƯỜI NGOÀI THẤY KHÓ CHỊU-

KÍNH THƯA CÓ VÀI HÌNH ẢNH- KHÔNG ĐƯỢC HAY- NHƯNG CHẲNG ĐẶNG ĐỪNG PHẢI POST LÊN ĐÂY- XIN VUI LÒNG BỎ QUA

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Vấn đề đái đường, tường, gốc cây, góc phố, góc kẹt… phải cần xét lại. Ngòai lý do dơ bẩn, nguồn gốc của nhiều bệnh tật… nó, một mặt, tè lên danh dự của dân tộc khi du khách ngọai quốc nhìn thấy… mặt khác nó cũng là dấu hiệu gián tiếp bảo họ (du khách) “đừng nên trở lại đây nữa nhé!” Buồn chưa?

Trước hết hãy nói về người đái bậy. Đã có người tranh luận là “À! Nếu mót quá mà không có nhà vệ sinh công cộng nào ở gần thì làm sao bây giờ?” Nhưng phải thành thực công nhận là trong số người hay đái bậy, đại đa số là đàn ông! Tại sao vậy? Có phải là các bà nín giỏi hơn các ông? Các “chuyên gia” về “đái đường” không đồng ý như vậy. Họ nói là các bà không “cẩu thả,” “lười biếng” và “vô trách nhiệm” như các ông(?) Các bà không hay uống rượu (bia), cà phê, trà… đại lọai những thứ làm cho bàng quang đầy tràn bình mau hơn.

Ngòai ra, vì lẽ việc thải nước thừa trong người ra ngòai, các bà thường phải cần có nhiều thời giờ hơn, phải cần chỗ kín đáo hơn. Họ không thể đứng tô hô giữa thiên thanh bạch nhật rồi “hit and run” như đàn ông cho nên họ phải cẩn thận! hơn. Các bà chỉ đi chợ, shopping… những nơi mà họ biết có nhà vệ sinh công cộng có thể dùng được… trong khi các ông lại ít quan tâm đến các yếu tố lặt vặt mà rất cần thiết này. Vậy đề nghị các bác trai nên bỏ bớt chút ít thời giờ nhậu nhẹc để học cái “bí quyết thần kỳ” này của các bác gái xem sao

Bây giờ nói rộng hơn về vai trò “dân trí” và “văn minh” của dân tộc (dĩ nhiên là cũng trong vấn đề đái bậy!) Có rất nhiều người, trong đó có cả nguyên thủ của các quốc gia như Nam Dương, Đài Loan, Đại Hàn… đã từng tuyên bố nhiều lần đại khái là:

“Nếu muốn xét trình độ văn minh của một dân tộc xem nó đến mức độ nào thì chỉ việc nhìn vào nhà vệ sinh công cộng của họ là đủ!”

(The public toilet is to reflect the civilization index of each country. It also reveals the country’s civilization level and quality of life).

Ngạn ngữ Nhật bản có câu:

“Nhà vệ sinh (buồng tắm) là một phần của đời sống. Chỉ nhìn vào buồng tắm của một gia đình là biết rõ gia đình đó như thế nào?”

Họ có sống ngăn nắp không? có chăm sóc nhà cửa con cái của họ thích đáng không?)

Nếu có lời nói nào đơn giản và dễ hiểu hơn về vấn đề văn minh của dân tộc thì xin các bác làm ơn mách dùm cho cháu biết với? Người Nhật quan niệm đúng theo cái nghĩa “tề gia trị quốc” của dân Á châu chịu ảnh hưởng Khổng Mạnh. Đúng vậy! Nhà ở mà giống như đống rác thì ra ngòai đái đường có gì mà phải ngạc nhiên?

Vì vấn đề cắt giảm ngân sách, giảm chi phí cho tiện nghi công cộng, nhiều thành phố hoa lệ nổi tiếng trước kia như Paris, New York…, nay rất nhiều du khách đã phải lớn tiếng than vãn về “mùi nước đái” (New York’s subway systems và các đường hẻm – alleys…) và “phân chó.” (Paris ngòai vấn đề thiếu nhà vệ sinh công cộng còn bị 200 ngàn con chó tự do sản xuất 160 tấn phân mỗi ngày trên đường đi mà chính quyền thành phố không đủ nhân lực, phương tiện để dọn dẹp!).

Dầu có che mắt hay bịt mũi, cũng phải công nhận rằng: Có sẵn phương tiện và khả năng xây dựng lên các nhà vệ sinh công cộng đã là một chuyện đại sự rồi; phải giữ gìn bảo trì chúng cho sạch sẽ ở mức độ chấp nhận được đòi hỏi ngân sách to lớn và sự ý thức, sự tham gia, sự giáo dục, sự thành tâm hợp tác giữa chính phủ và quần chúng… Kích thước của vấn đề này chỉ nghĩ đến thôi cũng có thể bí đái rồi… nói chi đến chuyện thi hành…

Bây giờ nói về đất nước Việt Nam độc lập tự do hạnh phúc của mình. Nhà cháu xin nói rõ đây không phải là vấn đề vạch áo cho người xem lưng, hay bôi xấu dân tộc mà là bảo nhỏ với nhau bằng tiếng Việt đàng hòang! Đã có nhiều bác quá khích hấp tấp (nếu chưa nói là vô phép) văng tục một cách vô trật tự là “Việt Nam với 4000 văn hiến đâu chẳng thấy mà chỉ thấy 4000 năm đái đường!”

Nhà cháu xin nhờ các bác nóng tính này một tí! Nhìn qua các chương trình đã và đang thực hiện trong thời buổi “đổi mới,” chúng ta thấy các khách sạn 5 sao, dinh thự “hòanh tráng” của các tay nhà giầu mới (mặc dù lương căn bản mỗi tháng của nhiều người chủ của cơ sở này không quá 200 đô la?), tượng đài hùng vĩ (kể cà công trình xây “lăng tẩm” cho người chết ở thế kỷ 21!) mọc lên như nấm… nhưng lại thấy thiếu bóng các xây dựng khiêm nhường, nhỏ bé nhưng cần thiết hơn nhiều. Đó là: “nhà xí công cộng.” Cứ tưởng tượng quang cảnh tương tự như là trong việc thi hành đường lối “đổi mới,” Việt Nam đã xây dựng rất nhiều ngôi nhà (bằng tiền thiếu vệ sinh!?) to lớn nhưng không hiểu đầu óc của giới lãnh đạo “định hướng” thế nào mà quên không cho vào “bàn cầu” một cái lỗ!!! Thiệt là chuyện “văng vãi tùm lum!” Việt Nam đã có cách mạng (có nghĩa là thay đổi tất cả những cái cũ) vô sản vinh quang “thành công” rồi; nay lại muốn thay đổi tòan diện (“đổi mới”) thì chỉ có cách “đổi thành cũ” mới đúng chứ! Chữ với nghĩa rõ chán! “Nói xuôi cũng được, nói ngược cũng hay!” “Nói đi cũng phải, nói lại cũng dễ nghe!”

Tại các thành phố lớn, số bảng “Cấm Đái,” nếu các bác rảnh hơi chịu khó đếm ra cho có con số chính xác, còn thấy nhiều hơn cả các bảng, băng “rôn” (biểu ngữ) ca ngợi sự lãnh đạo sáng suốt của Bác và Đảng. Các bảng lọai này nhiều đến mức độ làm cho du khách ngọai quốc phải hiểu lầm như trong trường hợp có thật đã xẩy ra cười ra nước mắt như sau:

Một du khách tây phương hỏi anh hướng dẫn viên du lịch

(tour guide) ở Việt Nam:

- “Tôi đã đến Việt Nam nhiều lần. Ở Việt Nam có hai vịnh (“bay”) rất nổi tiếng mà tôi đã đi thăm. Đó là: « Ha Long Bay » và « Cam Ranh Bay. » Nhưng còn một vịnh tôi thấy quảng cáo rất nhiều, ở trên tường, cây đại thụ bên đường, trong hẻm. Mà nó nằm ở đâu vậy? Anh có thể dẫn chúng tôi đi thăm được không?”

Anh hướng dẫn viên vội hỏi:

- “Xin ông cho biết tên của cái vịnh đó là gì?”

Ông khách chỉ lên bức tường bên đường rồi bập bẹ đánh vần:

- “CAM DAI BAY!”

Chỉ đọc cho qua nội dung của các bảng “cấm đái” đã đủ hiểu sự phong phú của tiếng Việt mình đến mức nào. Các bảng “cấm đái” có nhiều lời lẽ dài ngắn với cường độ khác nhau: từ lịch sự năn nỉ sự thông cảm như “Xin đừng đái nơi đây;” cho đến các lời cấm khô khan “Cấm Đái;” “Cấm không được đái;” cho đến lời đe dọa nặng nề có kèm theo cả các biện pháp chế tài (tưởng tượng) như “Cấm tuyệt đối không được đái. Vi phạm sẽ bi phạt nặng.” Dưới hàng chữ hăm dọa “phạt nặng” này lại ghi rõ tên các cơ sở có đầy đủ thẩm quyển như “Công an Phường…”

Lời hăm dọa chế tài đôi khi còn được cho thêm “ấn tượng” với hình vẽ một con dao mà phần cạnh bén được sơn màu đỏ, có các giọt sơn đỏ (xem như) còn ướt nhỏ xuống giống như dao vừa mới được “làm việc” xong! Thực tế rất phũ phàng các bác ạ. Tất cả các bảng “cấm đái” đều hòan tòan vô dụng bởi vì không hề thấy có bóng dáng công an cảnh sát nào ở gần đó để các làm các bác muốn đái bậy phải sợ. Công an còn đang bận “làm việc” gì đó mà họ xem là quan trọng hơn chuyện đái bậy. Phải lấy làm lạ là ở Việt Nam công an có thừa thời giờ “bịt mồm” dân mà lại không có thời giờ “bịt chim” của dân cho bỏ cái tật đái bậy!? Đây là chưa kể chính ngay công an cũng thường ra đái ở đây mới chết chứ!!! Óai oăm ở chỗ là các lọai bảng “cấm” này hình như có ảnh hưởng ngược lại (“reverse effect!”). Nó có sức lôi cuốn và nhắc nhở mọi người rằng ở đây “đái đươc không cấm” (các bác thử đọc ngược từng chữ một của câu “cấm không được đái” từ phải qua trái xem sao?!)

Quang cảnh “đái đường” mới thật là một bản bi hài kịch dài không bao giờ hạ màn. Lần về thăm lại Sài gòn gần đây, nhà cháu chứng kiến cảnh một thanh niên ăn mặc khá bảnh bao, áo bỏ trong quần hẳn hoi, cầm tay đào đi dung dăng dung dẻ trên hè phố rất mùi mẫn. Bổng nhiên anh ta quay qua nói với cô bồ câu gì đó (nhà cháu đóan non đoán già là “Anh mắc… quá! Chờ chút xíu để anh…”). Thế là anh ta để cô đào đứng tuỗn ra ở bên lề đường; anh ta quay buớc vào bức tường gần đó rồi thong thả xả bình tự nhiên như con “kiki” của nhà cháu lúc nó buồn tình đi vòng vòng “marking territory” chơi chung quanh xóm vậy.

Sau khi đóng nút quần xong xuôi, anh chàng ta đi trở ra cầm tay đào (yuck!) và dung dăng dung dẻ tiếp như không có chuyện gì xẩy ra! Hãi thật! Sao có thể như vậy được! Phải có người nào ở chung quanh đó nói lên một tiếng chứ! Hay ít nhất cô đào thơ mộng của anh ta dù không tiện nói cái gì nhưng cũng nên tạm thời không cho anh kép đẹp giai này cầm tay chứ! Trong một dịp khác được bạn bè chở ra Bình Triệu (ở ngọai ô Sàigòn) để ăn nhậu, nhà cháu thấy có một ông vào tuổi sồn sồn có vẻ bệ vệ của một đại gia (?) mặc “vét tông” lái xe ô tô rất “xịn,” đột ngột dừng xe lại bên lề đường, một tay vạch quần đái vào tường tỉnh bơ con sáo sậu; trong khi tay kia vẫn đang cầm điện thọai di động và miệng thì vẫn đang bi bô ra chỉ thị (qua điện thọai) cứ như đang “làm việc” ở văn phòng riêng!!! Việt Nam vào thời kỳ “đổi mới” có khác! Cũng còn may là các thành phố ở Việt Nam không có mùi phân chó; bởi vì chó không đủ cung cấp cho các tiệm nhậu. Dân nhậu nhìn thấy chó còn sống đi ngang qua mặt là đã thấy chẩy nước miếng rồi. Lấy đâu ra chó sút chuồng đi rong đái bậy, “marking territories?” Nếu có đi nữa thì đây là lọai chó chán sống; chỉ tổ bị hàng xóm lén đập đầu bắt cóc nấu rượu mận “chui” ngay tức thì! Thiệt tình, vào thời buổi “đổi mới,” “kinh tế thị trường,” “định hướng xã hội chủ nghĩa” chỉ thấy có cán bộ và đảng viên CS là sống phè phỡn. Còn lại, đến chó cũng phải hồi hộp khó sống, nói chi đến thường dân khố rách áo ôm!

Dân số Việt Nam càng lúc càng tăng nhanh, vấn đề đái bậy mỗi ngày sẽ càng trầm trọng hơn. Xin các bác các thím có thẩm quyền, có quyền cao chức rộng ở Việt Nam hãy ra lệnh cho tạm giảm bớt các chương trình hoa mỹ tuyển lựa “ca sĩ,” “hoa hậu…,” “kỷ niệm chiến thắng…” giảm xây cất (hay đập bỏ bớt đi!) các tượng đài kỷ niệm vô tích sự hao tổn công qũy và bắt đầu quan tâm hơn đến các vấn đề thực tế sát với đời sống hàng ngày của dân ngu khu đen như đái đường, xả rác, cống rãnh, giao thông “ùn tắc…” Nếu không bắt đầu từ bây giờ thì đợi đến lúc nào? Không lẽ các bác lãnh đạo đợi dịp để bán cái cho Việt kiều yêu nước hay con cháu của các bác học tốt nghiệp xong từ các đại học ở Mỹ, Úc, Pháp…

Tóm lại, “nhà xí công cộng” thực sự là cái thuớc để đo sự trưởng thành của một dân tộc. Dân chúng không cần các  tượng đài hùng vĩ mà cần các nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ chẳng riêng cho người bình thường mà cả trẻ em, người già và ngưới tàn tật cũng có thể xử dụng được.

Ở đó nhân viên của nhà vệ sinh được dùng không phải là để ngồi trước cửa thâu tiền; mà lo dọn dẹp cho sạch sẽ bên trong. Hay là nhà cháu mạo muội đề nghị là nhà nước ta nên xúc tiến ngay một chương trình xây cất hàng lọat các nhà xí công cộng miển phí trong nước đồng thời người dân nào đến sử dụng (thay vì phải đi đái đường) còn được phát một món quà nhỏ tượng trưng – chẳng hạn như được tặng miễn phí một ổ bánh mì thịt sau mỗi lần thăm viếng! Nếu đất nước đạt được cái “chỉ tiêu” đó thì thiên đường chắc cũng chỉ đến thế thôi!

Trần Văn Giang
_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Mon May 16, 2011 1:41 pm    Tiêu đề:

Văn hóa chen lấn.

Chen lấn cướp ấn đến ngất xỉu

Bài hát “Chuyến xe Tây Ninh” được tác giả Thanh Hiền sáng tác khoảng tháng 10 năm 1976 và được nam nghệ sĩ Thanh Tuấn ca trên làn sóng phát thanh. Bài hát vui tươi, tràn đầy tính lịch sự, văn hóa, tình cảm giữa con người với nhau, một thời gian dài thu hút người hâm mộ. Trong bài hai lần lặp lại một ý, đoạn mở đầu bằng điệu Xang Xừ Líu vui vẻ, tác giả viết:
“Có một chuyện vui nhỏ trên …. đường,
Nên chép lại khúc ca.
Tôi quen cô bạn đường xa,
Bạn đường xa nên hóa ra gần.
Lên xe nhường chổ bạn ngồi, nhường nơi bạn chọn, nhường lời bạn trao,
Bốn bề sắc áo màu hoa, bốn bên lời ca tiếng cười,
Xe lên đường, mời anh chọn chỗ”.
Đoạn dưới, ở câu vọng cổ thứ 2, tác giả lặp lại: “Lên xe nhường chỗ bạn ngồi, nhường nơi bạn dựa nhường lời bạn trao. Một vùng nhà thấp lúa cao, qua cầu sóng vỗ nôn nao đôi bờ”.

Cái văn hóa miền Nam thời ấy làm con người miền Nam trở nên lịch sự chẳng khác các nhà quý tộc Pháp thời xưa. Tôi, sau ngày 30/4/1975 mới 7 tuổi, nhưng đã hấp thụ được một số vốn kha khá “nền giáo dục Mỹ – Ngụy” là phải biết “đi thưa về trình”, “kính già yêu trẻ”, bất cư nơi nào cũng phải nhường chổ ngồi cho người già, phụ nữ có thai hay có con nhỏ, hoặc em bé hơn mình.
Bây giờ, sau mấy chục năm “được” ngồi dưới mái trường XHCN, bỗng nhiên người Việt mất đi tính khiêm nhường, lịch sự “nhường chỗ bạn ngồi, nhường nơi bạn dựa nhường lời bạn trao” mà dễ nóng giận, dễ gây gỗ, lại thích chen lấn thấy sợ luôn.

Trước Tết Tân Mão, có lần tôi đi qua đường Trần Quang Khải (gần chợ Tân Định) bỗng thấy phía trước có đám đông làm ùn tắc giao thông. Đến gần thì thấy một ông khoảng hơn 50 tuổi, tướng tá bệ vệ, ăn mặc lịch sự nhưng lại một tay nắm cái xe máy Wave màu xanh, một tay nắm vào tay cô gái mặc áo dài trắng đồng phục nữ sinh trung học, miệng gào lên thật to chửi bới: “Mày đui hay sao mà chạy xe như vậy? Tao sẽ đến tận trường của mày, tận nhà của mày mà kiện, v.v… và v.v…”. Hóa ra, ông kia đi xe máy Dream, cô nữ sinh đi xe Wave, cô này muốn vượt lên nhưng lại điều khiển xe chen lấn ông nọ từ bên phải, làm ông té vào xe taxi bên trái xém “die”, thảo nào ông ta chẳng bừng bừng thịnh nộ như vậy. Mọi sự cũng tại cô kia cố chen lấn mà ra. Cô gái đứng nín thinh, cúi đầu cam chịu nghe chửi mắng một lúc ông mới chịu buông tay cho cô đi. Tôi nhìn thấy mắc cười, thầm nghĩ: May cho ông đó nghen, cô này cũng là loại nữ sinh ngoan hiền, chớ gặp loại “nữ sinh nữ tặc” thì nó “oánh” cho một trận rồi còn quay “phin” tung lên mạng nữa.

Cận tết, có tiền đi mua hàng cũng chen lấn ở các siêu thị đến khổ sở. Siêu thị thuộc loại có uy tín với khách hàng như Big C, Nguyễn Kim thì cái sự khách hàng chen lấn để vào- ra càng dữ dội. Báo Việt Nam tạm thống kê, bình quân mỗi người mất hơn 6 giờ đồng hồ để xếp hàng, mua hàng, tính tiền, mà thời gian chọn hàng vào giỏ thì chỉ chiếm từ 30 phút đến 1 giờ.

Chưa kịp quên mấy vụ chen lấn kia thì đùng một cái, ngày 7/2/2011 báo chí loan tin tai nạn giao thông cầu Ghềnh thảm khốc làm 2 người chết, 24 người bị thương, 7 người phải vào tù… cũng đều xuất phát từ nguyên nhân không ai chịu nhường đường cho ai mà ra. Người ta đổ lỗi tai nạn xảy ra do đường sắt dùng chung với đường bộ, nhưng cố tình làm lơ việc cái đường sắt chung đường bộ này có từ thời Pháp thuộc chớ đâu phải mới đây, mà hồi trước đâu có những tai nạn thảm khốc như kiểu này. Nếu anh tài xế taxi kia chịu thụt lui lại nhường đường cho 5 cái ô tô ngược chiều kia qua thì đã không gây ra cảnh ùn tắc ngay trên cầu, làm cho cái xe lửa chạy thẳng tới cán bẹp dí cả 5 cái ô tô.


Đạp lên đầu nhau để chen vào cướp ấn
Ngày tết, đi lễ ở nhà thờ Kỳ Đồng cũng có người chen lấn giành chổ đứng, giành chổ ngồi với tôi dù họ đến sau tôi. Tuy nhiên, những người này, nhờ ơn Chúa, vẫn còn biết xấu hổ, nên khi tôi phàn nàn: “Đi lễ mà cũng chen lấn giành chổ” thì họ bẽn lẽn đứng dậy đi chổ khác.

Ở các bệnh viện, người ta chen lấn nhau để được khám bệnh đến nỗi có câu chuyện vui thế này (Tôi đọc được trên báo tường ở Bệnh viện nhân dân Gia Định, Sài Gòn. Tôi không nhớ nguyên văn nên viết lại ý chính): Một ông cụ sau khi chen lấn lên phía trước đến gần được bác sĩ bèn kể lể đủ thứ bệnh tật v.v… và v.v… Bác sĩ nói: “Cụ khỏi khám tôi cũng biết cụ không bệnh tật gì hết. Chúc mừng cụ, cụ mà chen được đến đây thì cụ còn khỏe hơn cả tôi”.
Sau Tết, báo chí lại đưa tin ngoài Bắc người ta tranh nhau chen lấn để đi chùa Hương cầu lộc thánh, chen lấn ở đền Trần để “xin ấn” với nhiều hình ảnh minh họa thật sống động, hãi hùng. Cả mấy ngàn người tranh nhau chen lấn, đạp lên đầu nhau để trèo vào bên trong “cướp ấn”, ảnh chụp cho thấy không ít người thẩn thể xơ xác, quần áo nhàu nhỉ, mặt méo xệch khóc lóc, ngất xỉu, v.v… đủ kiểu “hỉ nộ ái ố” hết, làm lực lượng bảo vệ, cảnh sát giữ trật tự “khiêng vác” nạn nhân mệt nghỉ. Nếu Thánh Trần mà sống lại chứng kiến cảnh chen lấn này hẳn Ngài sẽ chết khiếp, hoặc lấy làm đau lòng khi thấy con cháu Ngài hành xử với nhau kém văn hóa cùng cực như thế.

Chợt nhớ, trước đó không lâu, người Việt cũng chen lấn, xô đẩy đến ngất xỉu để mua vé trận bán kết lượt về VN – Malaysia đã tái diễn tại sân Mỹ Đình sáng 16/12/2010. “Ngay sau trận bán kết lượt đi kết thúc, tại sân Mỹ Đình đã có hàng trăm người mang theo áo mưa, chăn chiếu, đồ ăn, ghế nhựa… chờ đến giờ ban tổ chức mở cửa bán vé vào buổi sáng”. “Cảnh tượng chen lấn kinh hoàng, giẫm đạp lên nhau tại hàng rào cuối sân Mỹ Đình khiến hàng chục cổ động viên bị ngạt ngã lăn xuống đất. Cảnh sát cơ động đã phải trấn áp đám đông định phá hàng rào vào trong sân. Rời đám đông, chị Nguyễn Thị Thơm (ở thôn Nhân Mỹ, Mỹ Đình) quần áo tả tơi, tóc tai rối bù, vừa đi vừa khóc vì tiếc công xếp hàng từ 22g đêm 15-12…”.


Còn bây giờ, cứ đến giờ tan tầm, hãy ra ngoài đường thì sẽ thấy cảnh chen lấn nghẹt thở. Trong cái nóng gay gắt, cái khói bụi của Sài Gòn, tất cả các loại phương tiện và người cùng chen nhau nhích từng centimet. Người khỏe chen người ốm, đàn ông chen phụ nữ, chen bất kể thân thể, chen bất cần sĩ diện, miễn sao mình vượt lên được phía trước… Từ trên cao nhìn xuống, cảnh đường phố giống y như bầy kiến (là các xe nhỏ) đông đen vây quanh mấy cục đường (là xe buýt).


Cái sự chen lấn bất kể chết, chen lấn không biết xấu hổ miễn được việc của mình xuất hiện ở người Việt phải chăng bắt nguồn từ thời bao cấp, khi mà tất cả trẻ con như tôi đều có “nhiệm vụ” chen lấn để xếp hàng, giữ chổ, mua hàng của hợp tác xã. Công mình xếp hàng cả ngày nhiều khi gần đến phiên mình thì thấy đùng đùng xuất hiện trước mặt hai chữ “hết hàng” làm cho người ta phải bằng mọi giá chen lên phía trước nhằm cố gắng mua được hàng (phân phối).

Tất cả mọi sự lịch sự, khiêm nhường, sĩ diện, xấu hổ… của người Việt vốn có từ xưa giờ bỗng dưng mất hết, để lại một thứ đáng xấu hổ vô cùng là “văn hóa” chen lấn thời nay.


Tạ Phong Tần
28-03-2011
_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Tue May 17, 2011 3:50 am    Tiêu đề:

THẾ NƯỚC VIỆT THỜI NƯỚC NGÔ


Đại Vệ Chí Dị – Cái đuôi trâu


Người Buôn Gió – Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 66.

Bấy giờ lạm phát cao lắm, ngoài kẻ chợ dân tình lao xao suốt về giá cả thực phẩm tăng cao mãi mà không ngừng. Nhiều người nghèo lo toan chạy ăn từng bữa. Lâu lắm rồi người nước Vệ mới phải đối mặt với từng bữa cơm như thế.

Triều đình nhà Sản theo lệ thường lại đổ lỗi đó là nguyên nhân khách quan, tình hình các nước lân bang xa gần đều thế cả, nào là khắp thiên hạ đâu đâu cũng lạm phát.

Có mấy kẻ không tin, ngồi với nhau hặc rằng:

- Nếu không có vụ đóng thuyền của triều đình, thất thoát hàng nghìn vạn lượng bạc thì liệu có lạm phát thế này chăng ?

Kẻ khác nói chêm vào:

- Thì giờ triều đình ta in thêm tiền để giải thoát cho chuyện ấy, bởi thế giá cả mới tăng lên. Trước một quan của ta mua được yến gạo, giờ mua được nửa yến. Nửa yến còn lại là chạy vào ngân khố triều đình để trang trải vụ đóng thuyền. Sự đời chỉ có vậy thôi , hà tất phải luận nhiều cho tốn rượu.

Chuyện đóng thuyền lỗ hàng trăm ngàn lược bạc như thế, tất không dễ gì mà qua mắt được thiên hạ dễ dàng. Tất cả chuyện này đều do Bạo mà ra.

Bạo vốn ít học, thưở hàn vi đeo túi cứu thương đi trong quân, nhờ tướng mạo khôi ngô, quyết đoán mà nhanh chóng leo lên làm đội trưởng. Sau này Bạo được cân nhắc nhiều chức vụ, nhưng làm đâu hỏng đấy. Lúc trông nom vùng dầu khí xứ Quảng, Bạo làm chín năm liền không đâu vào đâu, bao nhiều tiền của đổ vào nhưng thùng không đáy. Bù lại Bạo bỗng có nhiều bạc nén để xoay sở những chức vụ khác trong triều, nhất là những chức vụ liên quan đến ngân khố, tài chính, kinh doanh của đất nước.

Bạo cũng là tể tướng hứa nhiều nhất, Bạo hứa chống tham nhũng trong triều quyết liệt khi nhậm chức. Nhưng sau này Bạo thú nhận trong thời gian làm tể tướng, Bạo không cách chức hay xử lý một quan lại nào tội tham nhũng.

Ở vụ đất đai của người theo Đạo Trời ở kinh kỳ, Bạo hứa trả đất. Sau đó thì cũng không thấy nhắc đến nữa.

Bạo hứa sẽ kiềm chế lạm phát, nhưng rồi thì giá cả cứ thế mà tăng.

Thất hứa với triều đình trong vụ xử lý tham những, thất hứa với dân theo Đạo Trời về đất đai, thất hứa với nhân dân vì giá cả. Nhưng Bạo không phải là không có công với đất nước.

Công lớn của Bạo như Bạo nói là làm vị thế nước Vệ được dâng cao. Vị thế thì có mài ra mà ăn được không thì không rõ, cần phải lý luận nhiều để giải thích. Nhưng thời của Bạo thì nhiều nước trong thiên hạ đúng là có quan tâm đến nước Vệ hơn thời trước.

Bởi thời của Bạo làm tể tướng, nước Vệ có nhiều cái mà ngoại bang có thể dễ dàng mua được. Từ tài nguyên, đất đai, rừng, biển đâu đâu chỗ nào cũng có thể mua được quyền sở hữu dài hạn trong vài chục năm với giá rẻ mạt…. nhiều mặt hàng hấp dẫn như thế, bảo sao mà các nước khác không thích thú với hình ảnh nước Vệ, chuyện vị thế dâng cao phần lớn là từ đó mà ra. Nhưng dưới cái tên mỹ miều là địa điểm hấp dẫn đầu tư.

Nói lại về chuyện đóng thuyền, bây giờ dư luận trong ngoài triều sôi sục lắm. Bạo lấy làm lo lắng mới triệu bộ hạ đến bàn. Có kẻ thủ túc của Bạo làm trong bộ Hình quê ở xứ Trường Yên mới nói rằng:

- Xưa kia ở quê tôi ngài Đinh Bộ Lĩnh thịt cả con trâu của người ta cho thuộc hạ đánh chén, sau đó dùng cái đuôi cắm xuống đất. Rồi phao rằng trâu chui xuống đất trốn, kẻ chủ trâu tưởng thật cầm đuôi trâu mà kéo lại. Đứt cái đuôi trâu ra, Đinh Bộ Lĩnh mới la rằng vì kéo không đúng cách mà trâu trốn được mất. Thế là kẻ kia vừa mất trâu lại vừa chịu tiếng kém cỏi không hiểu biết. Nay chuyện đóng thuyền này cũng nên theo kế đó mà làm.

Bạo mới luận rằng:

- Thế phải tìm trong thiên hạ kẻ nào nắm đuôi trâu ?

Thủ hạ kia tâu:

- Có kẻ tiến sĩ họ Cù người Vũ Quang, nay đang trú ở kinh thành, bấy lâu nay vẫn chỉ trích triều Sản nhà ta dân chúng nghe theo nhiều lắm, chọn kẻ đó là phù hợp.

Lại nói về Họ Cù tên chữ là Võ, vốn tính cương trực, vì ngay thẳng mà bỏ việc quan về nhà, thường ngày hay phê phán những lầm lỗi của triều đình, người nước Vệ trọng Cù tiên sinh nhiều lắm. Mùa đông năm Canh Dần triều đình cho người bắt đột ngột Cù Tiên Sinh, đợi sang năm Tân Mão vào lúc mệnh của Cù tiên sinh gặp tứ hành xung mới đem ra kết án tù. Sau đó nói thác qua loa rằng vì những người như Cù tiên sinh chống phá, đất nước mới không ổn định dẫn đến chính sách không thông cho nên chủ trương kinh tế như đóng thuyền, năng lược bị phân tán, thiếu tập trung dẫn đến thất thoát.

Nhà Sản bỏ tù Cù tiên sinh xong, mới rao với thiên hạ rằng việc thất thoát đóng tàu thế là đã rõ nguyên do, dừng lại ở đó, không điều tra thêm để giữ ổn định, chấn chỉnh đội ngũ xốc tới những nhiệm vụ mới khôi phục đất nước.

Bạo tài tình nhờ có sao chiếu mệnh may mắn và tài năng ứng biến hơn người, sau thưởng công cho kẻ bày mưu kế đuôi trâu, năm Tân Mão Bạo cất nhắc cho vào làm đại thần nghị chính.

Âu cũng là lẽ đời, nơi này mất tiền thì nơi khác có kẻ nhặt được, người này bị bỏ tù thì có kẻ khác được thăng chức. Nhưng nếu kẻ gian bị tù, kẻ tham bị mất của thì là vận nước đó, xứ đó đang hưng thịnh. Còn ngược lại có phải là nước đó đang đến hồi mạt rồi chăng ?

Người Buôn Gió

http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/299/299
_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Tue May 17, 2011 10:43 am    Tiêu đề:

( http://freevietnews.com/fvnpost/2zjn )

VẼ VANG DÂN TỘC VIỆT NAM

Tin tức cho thấy lần đâu tiên trong lịch sữ nước Đức , Một Người Đức Gốc Việt Nam sẻ đãm nhiệm chức vụ khá cao Phó Thủ Tướng Đức Quốc .

ÔNG PHILLIP ROESLER CHÍNH THỨC TRỞ THÀNH PHÓ THỦ TƯỚNG ÐỨC

Tin Bá Linh - Với 95% phiếu thuận, đảng Dân chủ Tự do Ðức Quốc đã chọn ông Phillip Roesler làm Tân chủ tịch đảng, thay thế cho ông Guido Westerwell. Với vai trò mới, ông Roesler sẽ giữ chức vụ Phó thủ tướng Ðức, vì đảng mà ông lãnh đạo đang nằm trong chính phủ liên minh của Bà thủ tướng Angela Merkel. Ông Roesler năm nay mới 38 tuổi, là một trong những chính trị gia trẻ tuổi của nước Ðức. Hồi 2009 ông từng nắm giữ chức Bộ trưởng Y tế, và cách đây vài ngày được chọn làm Bộ trưởng kinh tế. Ông sẽ kiêm nhiệm chức này cùng với chức Phó Thủ tướng. Ông Phillip Roesler là một trẻ mồ côi Việt Nam, được một gia đình người Ðức đưa về nuôi dưỡng từ bé. Cách đây hơn 4 tuần, khi Chủ tịch đảng cho biết là đã từ chức và không ra ứng cử Chủ tịch đảng mới trong kỳ đại hội đảng tới đây, thì trong đảng qua những khủng hoảng đã mất phiếu trầm trọng, nhất là đã mất phiếu trong các kỳ bầu cử của đảng Tự Do Dân Chủ của các tiểu bang ở Ðức, mới có quyết định là phải có người mới thay thế; người mới thay thế đó là ông Philipp Roesler và được nghĩ rằng ông ta là nguồn hy vọng có thể lấy lại lòng tin cho Ðảng và có thể nhận lại số phiếu cao trong kỳ bầu quốc hội liên bang năm 2013.

Hôm thứ sáu vừa qua ông Roesler đã được bầu làm Chủ tịch thứ 13 của đảng Tự Do Dân Chủ với số phiếu rất cao. Ông ấy đạt được 95% số phiếu. Trong 651 phiếu bầu thì ông ấy được 619 phiếu thuận, chỉ có 22 phiếu chống và 10 phiếu trắng.

Như vậy tính ra ông ấy đã đạt 95,1%. Ðây là 1 trong những số phiếu cao nhất cho 1 người Chủ tịch đảng. Ông Roesler là một người trẻ, năng động, hăng hái. Ổng được cảm tình không những trong đảng mà còn cảm tình của đảng khác nữa, được cảm tình của dân chúng Ðức nữa mặc dù ông là người hoàn toàn 100% Việt Nam. Ngày hôm nay là ngày quan trọng, là ngày mà ông Roesler sẽ đưa ra chương trình làm việc mới của đảng.

Cho đến nay ông Roesler rất lạc quan, ông cho rằng ông sẽ cố gắng đưa đảng FDP đi đúng đường và sẽ lấy lại niềm tin của những người ủng hộ đảng FDP. Qua dư luận cho biết rằng ông sẽ tập trung trong 1 số điểm hiện nay trong thời sự chính trị của Ðức như là vấn đề năng lượng. Thứ hai nữa là ông sẽ đưa ra chính sách tìm cách ổn định đồng Euro và cuối cùng nhấn mạnh đến chính sách giáo dục và đào tạo của Ðức.

Từ lúc ông còn là học sinh trong trường ông cũng nghĩ rằng đảng Tự Do Dân Chủ là 1 đảng cấp tiến đó là 1 trong những vấn đề tự do tư tưởng, tự do hoạt động. Cái tình cờ đưa đến là lúc ông còn là học sinh, cho đến sinh viên. Mới đầu là 1 đảng viên bình thường, trưởng nhóm trẻ, sau đó ông bước dần lên tổng thư ký đảng của tiểu bang Niedesaschen. Sau cùng là thời thế đẩy ông lên làm chủ tịch đảng tiểu bang Nidedersachen tức là thủ đô là Hanover. Sau khi cuộc bầu cử liên bang năm 2009 thành công, người Chủ tịch đảng cũ đã cất nhắc ông lên làm bộ trưởng bộ Y Tế liên bang và tình cờ đưa đẩy cho đến ngày hôm nay trong sự khủng hoảng đó.

Không ai nghĩ rằng ông có thể ra làm Chủ tịch đảng, mà chính ông cũng nói ông không có tham vọng gì nhiều về vấn đề chính trị, tôi chỉ hoạt động theo ý tưởng của mình. Ðối với cộng đồng người Việt tại Ðức, ông Roesler cũng thu phục nhiều cảm tình. Ông từng tham dự tổ chức 30 năm kỷ niệm ngày thuyền nhân tại Hanover, ngay cả ở Hamburg tổ chức năm 2009 một đài tưởng niệm thuyền nhân hy sinh vượt biển đi tìm tự do ông cũng đến tham dự và phát biểu rất là cảm động và chân tình mặc dù trước đó ông cũng đã nhận được những đe dọa từ phía tòa đại sứ Cộng sản Việt Nam cảnh cáo ông không nên tham dự những buổi sinh hoạt như vậy, nhưng mà ông cũng đến tham dự một cách rất nhiệt tình.

Cũng xin nhắc lại, ông Philipp Roesler sinh năm 1973 tại Sóc Trăng; khi còn là một cậu bé 9 tháng, ông đã được một gia đình người Ðức nhận làm con nuôi. Năm 1992 ông gia nhập quân đội Ðức và trở thành bác sĩ quân y. Cũng cùng năm đó ông gia nhập đảng Tự Do Dân Chủ và đã giữ những chức vụ như Chủ tịch đoàn Thanh Thiếu Niên Tự Do tại thành phố Hanover, tổng thư ký, rồi chủ tịch đảng Tự Do Dân Chủ của tiểu bang Niedersachsen, dân biểu thành phố Hanover, bộ trưởng Bộ Y Tế Liên Bang và hiện giờ là Bộ trưởng Bộ Kinh Tế, Chủ tịch đảng đảng Tự Do Dân Chủ, Phó Thủ tướng của Cộng Hòa Liên Bang Ðức. Dù làm việc tại Berlin, những ngày cuối tuần ông vẫn trở về thành phố Hanover là nơi vợ và hai cô con gái sinh đôi 2 tuổi rưỡi của ông đang cư ngụ.(SBTN)
_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
bipam



Ngày tham gia: 16 Aug 2009
Số bài: 169

Bài gửiGửi: Wed May 18, 2011 1:09 am    Tiêu đề:

Xin chào bạn Lam Sơn

Bạn đăng bài này với tựa đề "Vẽ vang Dân Tộc Việt Nam " không khéo lại có vấn đề .Với tựa đề như thế nầy có thể kích thích nhiều người mẹ VN sẽ cho con của mình khi chưa giáp thôi nôi cho người ngoại quốc làm con nuôi, mà hy vọng một ngày nào đó sẽ lại là một "vẻ vang cho đân tộc VN ....!!!

Hì ..hì.....thân chào
_________________
noi de ma noi
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Wed May 18, 2011 11:02 am    Tiêu đề:

Anh bạn ơi ,

Bản thân mình không hề thấy có vấn đề , thứ nhất ( theo anh bạn viết ) Tình Mẫu Tử cuả người Mẹ Việt Nam là đề tài cuả muôn đời , không có ai đành tâm đi vứt đưá con mang nặng đẻ đau vào nơi chốn nào đó . Nhưng .... Từ bao nhiêu năm qua , vấn đề sau khi sinh nở , nhiều người đã đành tâm bỏ con trước cổng bệnh viện , ( chuyện nầy vẩn thường xảy ra hàng ngày ) và là chuyện thật , và người thật ) Đó là vấn đề đáng buồn , và đau lòng , ( ngay bản thân tôi , có cô em , vì hoàn cãnh khi sinh con , cô em tôi không thể nuôi nổi , nên đành đem con cho người khác , đó là sự thật , Nều cần chứng mình , tôi sẳn sàng đem lên diễn đàn chuyên có thật , người thật , việc thật , không có gì gọi là kích thích . Trong thời gian còn ở Vn , Tôi đả từng là cộng tác viên cuả một cơ sở từ thiền ngoại quốc , và là đại diện cho cơ sở ấy , vì thề trong những lần giao dịch trong công tác trợ giúp cho các trung tâm Y Tế Vn , Tôi đã giao dịch với các  cơ sở Cô Nhi Viên ở VN . Người Thanh niên nói trên là người thanh niên Tỵ Nạn trong thời điểm 30/4/1975 , khi nhập cư vào Đức , vì không còn cha mẹ , nên cậu thanh niên ấy được gia đình người Đức nhận làm  con nuôi . Và kết quả cho thấy , Cậu ta học hành như thế nào , và lớn lên có sự nghiệp đàng hoàng .  Vì có nguồn gốc người Viêt Nam , nên  tôi mới đề tựa Vẽ Vang Dân Tộc Việt , chẳng lẻ bạn lại dị ứng với những sự kiên như thế nầy hay sao . Đất nước đã thực sự mở cưả và cởi mở hơn những tư tưởng bão thủ năm xưa . Chính bản thân tôi không hề có ý tưởng  Kích thích cho những bà mẹ VN bỏ con cho ngoại quốc nuôi . Theo tướng pháp học . tất cả những ai phải lưu lạc tha phương thì gần như bị lưu đài . Không có gì đáng hãnh diên khi phải lưu đày kiêm biêt xứ , xa lià mồ mả ông cha . Lam Sơn là bút danh khác cuả Lê Hàn Sinh đó anh bạn . Bản thân tôi đã từng về nước nhiều lần , và thấy tận gốc vấn đề , với cái nhìn thiết thực và cách làm cụ thể để gọi là gop chút gì đó , nhằm giải quyết phần  nào vấn nạn cuả đất nước . Mong anh bạn sẻ xem thật kỹ nhửng gì tôi viết sau đây . Nếu anh bạn cố tình không chịu hiểu , thì mình củng xin từ diễn đàn  nầy . Người xưa có câu :
Viễn xứ tha phương ngộ cố tri ,
Tưũ phùng tri kỷ thiêu bôi thiễu .
Thoại bất đồng tâm bán cú đa .
_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
bipam



Ngày tham gia: 16 Aug 2009
Số bài: 169

Bài gửiGửi: Wed May 18, 2011 3:41 pm    Tiêu đề:

Hi..hì  ..Xin lỗi ông bạn Lam Sơn vì mình mà phải buồn

Thành thật xin lỗi ...mong bạn đừng bỏ diễn đàn này vì một sự cảm thấy chua chát buâng quơ của mình khi đọc những bài post của bạn về thân phận người Việt trên Trang này
Thân chaò. .....
_________________
noi de ma noi
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Fri May 20, 2011 6:32 am    Tiêu đề:

Anh bạn thân ,
lẻ ra mình không viết thêm điều gì nưả , nhưng mình cảm thấy anh bạn chưa hiểu nhiều về nhửng gì mình viết , Mình đã viết rổ ràng , nếu những gì mình làm ( như poste những bài vỡ mà quý vị không chấp nhận được , thì mình sẻ không poste nưả , củng như ngày xưa lên đường đi định cự , là vì không thể chấp nhận cái loa cột đèn ra rả suốt ngày , củng vì bao nhiêu điều chướng tai gay mắt diễn ra , vì thê mà đành rời bỏ mồ mã ông cha để lên đường đi định cư ở một phương trời xa lạ,

Bài viết nói trên  là một bản tin tức bình thường không có gì là đao to buá lớn , vả lại khi cậu bé con ( có thể là vượt biển bằng ghe tàu)  , rồi cha mẹ bị hãi tặc giết chết trên  biển , nên khi đến đất liền , cậu bé thành con mồ côi , Gia đình người Đức mới nhận làm con nuôi , đuợc học hành , và lớn lên trưởng thành với  sự nghiệp rỏ ràng , vì cậu ấy có nguồn gốc người Việt Nam , nên mình củng hãnh diên là có đồng hường công thành danh toại , cậu ta là đương kim chũ tịch một đãng chính trị , và đương kim nhiệm chức vụ Phó Thử tướng cuả Đức Quốc . Chúng ta không đào sâu thêm về đời tư cuả cậu ấy ra sao , đó là ý chính cuả Lam Sơn , mới đặt tựa đề là Vẽ Vang Dân Tộc Việt nam , còn nhiều trường hợp quá xấu xa cuà tập thể thành phần lao động hợp tác bnê Đức sinh ra trộm cướp và hoạt động với Mafia buôn bán Héroin , v...v rỏ ràng hai trường hợp là hai tính chất hoàn toàn khác nhau xa lắm . Ý cuà mình chỉ có thế . Bài viết nầy là bài viết để trả lời cho anh bạn Dư Khánh , người có xấu có tốt , nhưng hiên tại ở đất nước có nhiều việc xấu hơn việc tốt . Muốn bênh vực mà không biết có nên bênh vực hay không ?? Lời xưa nói thuốc đắng đã tật , Lời thật mất lòng , trung ngôn ghịch nhĩ . Vậy mà ở trong nước lời nói thật thì bị chụp mũ phản động , Vậy thì ai dám nói , khi có cơ hội thì họ bỏ nước ra đi , mà bỏ nước ra đi củng là sự đau lòng , chẳng đặng dừng . Vì ai dám sống chung với cọp dử . Phải không anh bạn . Anh bạn hảy xem lại tất cả bài vở do mình poste lên diẽn đàn , từ bài đâu tiên : Đầu năm nói chuyện bói toán , sau đó là Lý thuyét Kinh Dịch , và Sấm Ký Trạng Trình , đó là quy trình khép kín , chưa bao giờ mình làm điều gì vô ý thức . Vì khi ah bạn hiều được ý mình , thì chắc là anh bạn không viết những dòng vưà qua , để rôi phải xin lổi . Mình sống ở ngoại quốc trên  hai mươi năm , mà vần phải thường xin lổi người khcá , dù không phải do lồi cuả mình . Dù sao đi nưả thái độ nhận biết được điều gì mình không đúng , vẩn là thái độ cuả người quân tử , Vậy thì hảy xem như mình lờ chạm phải một người đi bên cạnh , vì vô tình , thế là xong , có gì đâu đề thắc mắc . Hảy đơn giản hoá mọi sự , đề cuộc sống bớt lôi thôi rắc rối hơn . mình vưà có thêm loạt bài đang viết nhưng chưa vội đưa lên diễn đàn , để con suy nghỉ xem có nên hay không ?? nếu cần tham khảo xin mời bạn vào trang : http://matranquocgia.wordpress.com , để xem các bài viết . ngoài ra mình sẻ viết theo đề tài để thão luận cho vui , Chẳng hạn như khoảng cách giưả đồng bào người Việt khi định cư lâu năm xa xứ xa quê , và đồng bào người Việt ở quốc nội . rồi khoảng cách giưả thế hệ đi trước và thế hệ hôm nay ??? Mình chưa thấy ai đưa ra đề tài nầy , ngoại trừ các câu truyện ngắn có ý muốn nói như thế . Chúng ta có chắc chắn rằng người xưa bao giờ củng đúng ??? và có bao gìờ chúng ta tự suy nghỉ xem có phải ta luôn luôn đúng ???? v... v...
Mong anh bạn hảy hiểu ý mình nhiều hơn .
Lam Sơn
_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Sat May 28, 2011 2:17 pm    Tiêu đề:

Tiêu đề : Sài Gòn Muôn Thuỡ



Người Việt Xấu Xí

‘ » Bài viết nầy tặng cho cô em  Bắc Kỳ nho nhỏ  Hà  Lan Phương  Paris . »


Lần đầu tiên tôi vào Sài Gòn hồi đó nhỏ quá cũng không có ấn tượng lắm về giọng người Sài Gòn chỉ nhớ là hơi khó nghe. Sau nay khi lớn lên có dịp vào Sài Gòn nhiều, quen nhiều người bạn ở trong này nhất là khi sống và làm việc trong Sài Gòn, tôi mới dần hiểu về con người cả về giọng nói và lối sống của họ.

Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và khéo.

Cái khéo ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nhận xét về cách nói của người Việt Nam thì đúng ra tôi chỉ thấy có người Hà Nội là hay nhất cả về ngữ điệu và âm sắc mà thôi còn giọng Huế của người con gái Huế thì lại mềm mại, êm ái như đang hát vậy…

Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào … mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ (những cô gái ở miền tây nam bộ nổi tiếng ra giọng ngọt và rất xinh đẹp), không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ vốn có cái nóng cháy da thịt (chắc vậy nên họ kiệm lời hơn), giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn, con gái Sài Gòn nói chuyện rất dễ thương, họ nói rất nhanh và cũng rất tự nhiên và vui vẻ . Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn.

Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ, họ nói không nặng như người miền Trung và giọng cũng không thanh như dân Hà Nội, họ nói với cái kiểu sảng khoái của dân Nam bộ. Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” cuối câu hay dùng. Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” – Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”.

Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!” “thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…

Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”. Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!” Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen và cái “duyên” trong giọng Sài Gòn.

Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy. Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền.

Nghe người Sài Gòn nói chuyện, nhất là các giọng của thiếu nữ… cô nào giọng đã mượt, đã êm rồi thì cứ như ru người ta. Con gái Sài Gòn nói chuyện không luyến láy, không bay bổng như con gái Hà Nội, không nhu hiền như con gái Huế, nhưng nghe đi, sẽ thấy nó ngọt ngào lắm.

Cái chất thanh ngọt đặc trưng của miền Nam. Con gái Sài Gòn khi nói điệu hoặc khi làm nũng họ thường kéo dài giọng ra nghe ngọt và dễ thương đến mức tôi tự đặt là cái giọng nhẽo. Nhất là gọi điện thoại mà nghe con gái Sài Gòn thỏ thẻ tâm tình thì có mà muốn chết đi được với cái ngọt ngào ấy! Tôi nhớ có những đêm nhấc điện thoại lên chỉ để nghe giọng cô bạn nói . Tôi dám chắc rất con trai mà nghe giọng làm nũng đó thì rất ít người có thể không thấy ngây ngất.

Trong hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh… cho đến Sài Gòn, Tp HCM, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer.

Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì…” là mượn của người Hoa, những từ như “xà quầng, mình ên…” là của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ… Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.

Nhưng người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương”. Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi… cười vì chưa đoán ra được ý. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó… vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ và… bình dân làm sao.

Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này » người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy).

Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.

Người Sài Gòn cũng có cách gọi các cô gái rất dễ thương,bạn bè thì nói là nhỏ Thuỷ, nhỏ Lan (Như Hà Nội gọi là cái Thuỷ,cái Lan)… Gọi các em gái là nhóc còn với các cô thiếu nữ là bé (bé nè xinh quá ta, bé này dễ thương àh nha nhưng mà thương hông có dễ) …

Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề… nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn.

Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen. Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ?

Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà. Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “ Được hông ta?”… Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà… hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà. Tiếng Sài Gòn là dzậy đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gìn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!” (Mấy cái này hổng có trong từ điển đâu nha).

Mà Nói về chuyện người Sài Gòn dùng từ “lóng” (slang words) kiểu mới… Thật ra, đa số những “từ lóng” này đều do…bọn trẻ chúng nó “chế” ra.

Có một dạo,dân Hà Nội mình hay nói “hâm” rồi “ẩm IC”… có nghĩa là “man man, tửng tửng, khùng khùng” đây. Lúc đó tôi nói với mấy người bạn Sài Gòn thì họ cười và bảo “Trong Sài Gòn thì không có nói dzậy, mấy người đó người ta gọi là…khìn á!”. Như ngồi uống nước với tên bạn, hắn nói điên nói khùng một hồi, tức quá hét “Mi khìn hả ku ?”… Lật hết mấy quyển từ điển tiếng Việt cũng chẳng kiếm đâu ra nghĩa của chữ “khìn” này, mà cũng chẳng biết nó bắt nguồn từ đâu luôn. Trời, nói thì nói vậy mà, biết để làm gì chứ… Ai là người dùng nó đầu tiên thì quan trọng gì ? Nói nghe vui miệng là được.
Mấy người ăn ở không, ngồi lê đôi mách, cái mỏ lép chép nhiều chuyện suốt ngày = ông tám, bà tám. Chẳng hiểu từ đâu ra cái định nghĩa kỳ quặc này nữa. Mà cứ hễ mình đang nói huyên thuyên bất tuyệt mà thấy người ta dòm mình với ánh mắt kỳ lạ rồi nói “Đồ ông/bà tám!” là biết rồi đó…100% là bị “chửi” : nhiều “chiện” rồi đây. Ông tám, bà tám… nói riết rồi thì còn vỏn vẹn một chữ “tám”. Hỏi “Đang làm gì đó ?” – Trả lời “Tám dí nhỏ bạn!”…”Tám” giờ thành…động từ luôn trong cách nói của người Sài Gòn.

Tiếng lóng của dân Sài Gòn phổ biến nhất là trong đám học trò còn ôm cặp ngồi ghế nhà trường với “cúp cua, dù , quay, gạo bài, cưa, ghệ, bồ, mèo, khứa, khoẻn…”, nhiều, nhiều lắm… Rồi từ một số bộ phim Hongkong, show hài, gần đây là một số Gameshow trên truyền hình. Thấy vui miệng khi nói một từ nào đó, hoặc dùng nó để ví von so sánh với một điều gì cảm thấy cười được là dùng, là hiển nhiên trở thành “slang word”…

Ngẫu nhiên rồi hiển nhiên, chuyện bình thường của người Sài Gòn thôi, bình thường như “từ nhà ra chợ”, “chuyện thường ngày ở huyện” vậy mà. Nói về tiếng lóng tôi thấy ấn tượng như từ « cùi bắp » ý nói những thứ rẻ mạt vứt đi, bo xì là không chơi nữa hay 1 câu chửi mà tôi thấy đặc biệt buồn cười nhưng chỉ có cách nói dài giọng của người Sài Gòn mới nói được  » bà mẹ ziệc nam anh hùng ».

Nhưng gì tôi viết ở trên 1 phần là do tôi tự nhận thấy và cũng có những phần tôi tham khảo từ 1 số tài liệu. Nhận xét chủ quan của tôi về Sài Gòn là người Sài Gòn rất thẳng tính và không khách sáo như người Hà Nội. Họ chơi rất thoải mái nhưng ít khi thấy hỏi về gia đình bạn như thế nào,bạn kiếm được bao nhiều tiền.

Họ cũng không hay đánh giá bạn qua cái xe của bạn đi, điện thoại bạn đang dùng hay bộ quần áo bạn mặc mà họ đánh giá qua cách bạn thể hiện thế nào, bạn sống với mọi người ra sao!Vào đây tôi cũng học được 1 thói quen là share tiền,đi ăn,đi uống (Nhắc nhỏ các bạn nếu vào Sài Gòn lần đầu thì ở trong này quan niệm là ai mời thì người đó trả tiền còn cả hội đi với nhau thì chia đều).

Điều tôi thích khi làm ở Sài Gòn là họ làm hết sức nhưng chơi cũng hết mình và đây là 1 nơi có rất nhiều cơ hội để làm giàu (Cái này là kết nhất).
Mỗi vùng đất đều có những điều thú vị …
_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân