TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - BÀI VIẾT VỀ LÒNG TRI ÂN
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

BÀI VIẾT VỀ LÒNG TRI ÂN

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
cỏ lau



Ngày tham gia: 14 Nov 2008
Số bài: 667

Bài gửiGửi: Thu Feb 24, 2011 11:22 pm    Tiêu đề: BÀI VIẾT VỀ LÒNG TRI ÂN


Cảm ơn anh DƯ KHÁNH đã đưa lên  bài "Thành công chân chính ở trên đời này” thật hay đáng để suy ngẫm .
 Và  nhân ngày 8/3 Colau xin mời cả nhà xem một bài văn của em NGUYỄN HỒNG NGỌC học sinh lớp 12B6 trường NGUYỄN TRÃI ( DUY TÂN )là con của cựu học sinh DUY TÂN ( NGUYỄN HỮU PHƯỚC 11B1)

BÀI VIẾT TRI ÂN

Thời gian thấm thoát trôi qua, chỉ mới đây thôi mà tôi đã bước sang tuổi mười tám – cái lứa tuổi hiếu động, ham chơi và đầy ngang bướng này đã làm cho tôi vô tình quên đi khoảng thời gian mà mình đáng để trân trọng. Đêm nay, tôi đang suy ngẫm rất nhiều về những gì đã qua và sắp đến, chợt nhận ra khoảng thời gian còn lại thật ít ỏi bên mẹ tôi.

Mười hai năm cắp sách đến trường, mới đây thôi tôi còn nhớ lúc mình còn học lớp chín. Cái ước vọng đi học ở Sài Gòn của tôi được thắp sáng. Nỗi khát vọng đó luôn len lỏi và vun đắp đầy dần trong lòng tôi. Vào hè năm lớp 11 lên 12, vì muốn được thay đổi môi trường, muốn được thoát khỏi vòng tay của gia đình với bao nhiêu điều thú vị, cuộc vui ngoài xã hội và cả về tương lai sẽ rạng ngời hơn….những lí do đó đã thúc giục tôi trình bày ý kiến của mình với gia đình. Bắt đầu những câu nói ấp úng, ba mẹ đã hiểu ngay điều tôi muốn nói. Những lí do tôi muốn vào Sài Gòn, những câu chuyện để tôi chứng minh cũng đủ để ba mẹ phải suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề ấy. Nhưng tôi cảm thấy uất ức, dỗi hờn vì ba mẹ chưa lắng nghe hết những điều tôi nói mà đã ngăn cản. Đêm ấy, lần đầu tiên tôi nghiêm túc nói lên ý kiến, sự lựa chọn con đường đi của cuộc đời mình qua 1 bức thư được để ngay ngắn trong tủ của mẹ. Buổi trưa hôm sau, 2 mẹ con ăn cơm chung, mẹ đã nói: “ Không ngờ con gái mẹ hôm nay lớn thế. Con thật sự muốn vào SG học sao? ”. Mẹ đã nói nhẹ nhàng, tường tận với tôi về những cạm bẫy ngoài kia, về những nỗi lo sợ mất con mà các bật cha mẹ nào cũng có.“ Còn 1 năm nữa là sẽ vào đó học. Con ráng đi, nó sẽ qua nhanh thôi.” Và rồi, cho đến bây giờ tôi vẫn đang ngồi trong mái nhà thân yêu và ấm áp này. Khoảng thời gian 1 năm mà mẹ đã níu kéo tôi ở lại bên mẹ, đã cho tôi thấy tất cả những giọt mồ hôi và nước mắt của mẹ rơi xuống.
Mẹ tôi năm nay đã sống được nửa cuộc đời rồi. Mẹ bán quần áo ở chợ Động, gian hàng ấy đã tồn tại ở đó mấy chục năm – nơi mà mẹ đã khó nhọc tìm kiếm từng đồng bạc để nuôi nấng 2 chị em tôi nên người. Và đó cũng là lí do bệnh “Thoát vị đĩa đệm” của mẹ trở nên nặng hơn. Tuổi đáng để nhàn rỗi, nghỉ dưỡng nhưng hàng ngày mẹ vẫn dậy lúc 6h kém để kêu tôi dậy đi học và mẹ xuống chợ bán từ sáng đến tối mới về. Gian hàng của mẹ có đến 3,4 người phụ nhưng cứ đến lễ, tết, mẹ nhịn đói cũng là chuyện thường. Tôi thì học như chạy “show” vì là năm cuối cấp nên về đến nhà là mệt nhừ. Chỉ có thỉnh thoảng ngày chủ nhật được nghỉ học thêm thì đó cũng là lúc tôi chứng kiến được những lời nói nhỏ nhẹ của mẹ với khách hàng. Lúc vui khi khách lựa đồ nhiều và những lúc buồn bực, thất vọng khi khách bỏ đi chỉ với 1, 2 ngàn đồng mà không chịu trả thêm. Nhìn gương mặt hốc hác, da tái xanh và đôi môi khô cằn vì nhịn đói nhịn khát để kiếm tiền mà lòng tôi thấy xót thương không thể tả. Đến cuối ngày cũng là lúc mệt mỏi nhất. Tất cả như 1 bãi chiến trường, sắp xếp và dọn hàng về đến nhà cũng đã chín, mười giờ. Đến nhà sẽ là lúc hạnh phúc và vui vẻ nhất khi được đoàn tụ cùng gia đình. Nhưng với những mối quan hệ rộng rãi của ba đã chiếm hết thời gian dành cho mẹ và 2 chị em tôi. Có nhiều lúc mẹ giận mà không nói với ba câu nào, khiến cho tôi cảm thấy khó xử. Chỉ biết thương mẹ, cố gắng làm những gì có thể để giúp mẹ vui hơn.
Làm thế nào để nói hết những lo toan bộn bề, sự quan tâm, nỗi lo lắng của mẹ dành cho 2 chị em tôi !? Nếu như năm trước tôi cương quyết làm theo ý mình thì bây giờ chắc có lẽ tôi đã hư hỏng hơn rất nhiều. Và như thế mẹ đã nhẫn nhịn trải qua biết bao khổ đau. Trên cuộc đời này, người đã dạy tiếng nói đầu tiên cho tôi là mẹ, người tập cho tôi những bước đi đâu đời cũng là mẹ và mẹ luôn nhắc tôi:” Lúc nào cũng phải nhẫn nhịn”. Những lời nói ấy đã cho tôi biết cách ứng xử với cách ăn nói khéo léo và có thể bước những bước đi vững chắc trên đường đời này. Để ngày hôm nay, tôi sẽ cố gắng trở thành 1 người thành đạt để có thể giúp ích cho xã hội và đem lại niềm hạnh phúc cho mẹ.

Có 1 câu nói mà tôi chưa bao giờ nói trong suốt 18 năm qua và những năm về sau, đó chính là: “ Con yêu mẹ ”. Không được nói ra vì câu nói ấy sẽ được minh chứng bằng hành động với sự nổ lực và ý chí cao nhất. Nhưng nếu các bạn bắt tôi nói 1 câu về mẹ thì tôi chỉ muốn nói: “ Cảm ơn mẹ đã cho con cuộc đời và Cảm ơn mẹ vì mẹ là mẹ của con”.

NGUYỄN HỒNG NGỌC
Về Đầu Trang
tdt



Ngày tham gia: 08 Aug 2010
Số bài: 246

Bài gửiGửi: Fri Feb 25, 2011 2:59 am    Tiêu đề:

Cám ơn CL về một bài viết hay của cháu . Gía mà cháu biết được tí chút về công việc và sự  cố gắng của ba nó thì thật là trọn vẹn .Nói thì nói thế thôi chứ mẹ cháu còn chưa hiểu thì làm sao cháu biết đươc.
_________________
Kiến thức cũng như tình yêu.
Càng cho, càng có thêm nhiều bạn ơi
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân