TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Mê Tín Dân Gian
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Mê Tín Dân Gian
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
phimanh



Ngày tham gia: 24 Sep 2010
Số bài: 150

Bài gửiGửi: Tue Jan 25, 2011 9:55 am    Tiêu đề:

MƯỜI HAI BÀ MỤ


Hỏi:Kính thưa Thầy, miền Bắc chúng con nặng về thủ tục ma chay, cưới xin và sanh con ra, phải cúng các bà mụ, lấy bộ kinh Khoa Bà ra tụng. Một bà chúa mụ và 12 bà mụ phụ để các bà dạy cháu bé ăn, ngủ, cười và làm các động tác, như thế có đúng không thưa Thầy?

Đáp: Không đúng, một đứa bé khi đã sinh ra, nó đã mang theo những thói quen của kiếp trước: ngủ, vui, buồn, cười, khóc, đưa tay, đưa chân, đều do nhân quả đã thành nghiệp lực trong đời sống quá khứ trước kia, nên khi cháu bé ngủ, mới có những hiện tượng như vậy, chứ không phải có bà mụ nào dạy cả, chỉ có nghiệp nhân quả đời trước mà thôi.
Nghiệp lực theo nhân quả do duyên vô minh biến ra hành động tạo ra thức, từ thức mới có danh sắc (thân tứ đại và tưởng), có tứ đại mới có hành động nghiệp lực, do hành động nghiệp lực, cháu bé đang ngủ mới có cười, mếu, khóc, giận dữ, giẫy nẩy, đưa tay, đưa chân v.v..

Một bà mụ chúa và 12 bà mụ là sự mê tín trong dân gian, không thấy có kinh nào dạy, nếu có thì chỉ có kinh sách Đại Thừa mà thôi. Khi thấy cháu bé đang ngủ, cười, khóc, đưa tay, đưa chân v.v.. cho là 12 bà mụ dạy cháu bé, chứ các con đâu biết rằng đó là nghiệp báo thể hiện sự đau khổ, buồn vui của kiếp người kế tiếp và kế tiếp mãi mãi.
(Trích Đường Về Xứ Phật tập IV)


BIẾN ĐỔI LUẬT NHÂN QUẢ

Hỏi: Kính thưa Thầy, con người lúc mới sanh ra, cũng xem giờ tốt xấu, nếu giờ tốt thì vui vẻ, còn giờ xấu thì buồn phiền, phải nhờ Thầy ở Tháp Tràm làm lễ đổi giờ xấu ấy, để cho đứa trẻ lớn lên được mạnh khoẻ và học hành giỏi giang làm nên người hữu ích trong xã hội. Thưa Thầy, họ không hiểu nhân quả, nên đi làm những việc đổi giờ xấu thành giờ tốt. Đó là một điều mê tín lạc hậu phải không thưa Thầy?

Đáp: Đúng vậy, người đó không hiểu luật nhân quả và đang bị người khác lừa đảo bằng cách thay giờ xấu đổi giờ tốt, như thế có nghĩa là thay đổi luật nhân quả, thay đổi luật nhân quả, tức là thay đổi mạng số của con người. Kẻ làm điều này phải là đấng tạo hóa, nhưng ở đây không có đấng tạo hóa, chỉ có luật nhân quả, mà luật nhân quả rất công bằng và công lý thì làm sao đổi giờ xấu thành giờ tốt được?

Vậy từ đây về sau, các con là đệ tử của Phật không nên nghe và chạy theo những lời dạy về sự mê tín, lạc hậu như vậy, mà hãy thấy mọi sự việc trên đời đều do hành động thiện ác của mình mà có tốt xấu, do đó không có ai thay ngôi đổi vị được. Đừng để kẻ gian manh xảo trá, dùng mọi thủ đoạn, tà thuật lừa dảo, gạt gẫm mình cũng như người khác, khiến cho mình mê mờ ngu si, tiền mất tật mang mà chẳng có ích lợi gì. Còn làm “cò mồi”cho những người làm ăn không lương thiện.

Tóm lại nếu trên đời này có những vị Thầy thay đổ được nghiệp nhân quả thì tốn bao nhiêu tiền thì ai ai cũng không tiếc.

Ví dụ: Có một người sắp chết đến nơi, đến nhờ một vị Thầy cao tay ấn đến tụng niệm hoặc đọc niệm thần chú hoặc làm bùa phép, người kia sống lại được không còn chết. Đó là sự lường gạt của một số thầy như: Thầy xem ngày giờ tốt xấu, thầy bói, thầy địa lý, thầy bùa, thầy tụng, thầy ngải, đồng, cốt v.v... Xin các bạn đừng nên tin những vị Thầy lường gạt lừa đảo này, nếu thay đổi được nghiệp lực nhân quả thì các thầy này đã tự đổi nghiệp cho mình, chứ đâu để cho mình là một vị thầy vô minh ngu muội lừa đảo lường gạt người khác như thế này, trong khi mình cũng nghèo sơ, nghèo xác, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, phải đi làm cái nghề không có giá trị gì trong xã hội. Có ai lại muốn cho mình nghèo, các vị thầy ấy cũng vậy. Phải không các bạn?
(Trích Đường Về Xứ Phật tập IV)
Về Đầu Trang
phimanh



Ngày tham gia: 24 Sep 2010
Số bài: 150

Bài gửiGửi: Tue Jan 25, 2011 9:55 am    Tiêu đề:

NHỤC THÂN

Hỏi:Kính thưa Thầy! Trong sách Đường Về Xứ Phật Thầy có đề cập đến những vị tu thiền để lại nhục thân. Theo Phật Giáo người tu sĩ để lại nhục thân là không đúng với chủ trương của Đạo Phật. Người tu thiền để lại nhục thân không từ trường, chỉ khi nào nhập định mới có từ trường. Vậy con có những giả thuyết như sau:

- Thứ nhất: ướp xác bằng các hình thức, nhưng khi chết có thể rất đau đớn, không thể ngồi trong tư thế kiết già.
- Thứ hai: dùng thuốc tự tử trong tư thế ngồi kiết già thì phải lấy dây bó thật chặt, nếu không trước khi chết, dãy dụa cơ thể ngả nghiêng không thể ngồi ngay thẳng.
- Thứ ba: Phải có một pháp môn nào đó, họ tự tại ra đi trong tư thế kiết già. Và như vậy họ cũng làm chủ được sự chết. Con vô minh cúi mong Thầy chỉ dạy.

Đáp: Đức Phật nhìn thân người là một chất bất tịnh hôi thối do các duyên hợp lại, thường thay đổi tạo nhiều khổ đau, nên thân người không có gì quý báu.
Người tu hành không hiểu mục đích của Đạo Phật, nên thường nghĩ ra những điều kỳ lạ để bảo chứng sự tu hành của mình chứng đạo.

Thưa các bạn! Mục đích của Đạo Phật là chỗ bất động tâm trước pháp ác và các cảm thọ, chứ không phải để lại nhục thân, xá lợi v.v.. hoặc ngồi thiền năm bảy ngày, tịnh chỉ hơi thở hoặc thị hiện thần thông biến hóa tàng hình, v.v…

Trong kinh sách Phật không có dạy cách thức tu tập để lại nhục thân và xá lợi, chỉ có các vị Tổ bày đặt ra để lừa đảo người khác khiến cho tín đồ mê tín hiếu kỳ cúng dường nhiều tiền bạc để thụ hưởng ngồi trong mát ăn bát vàng và xây cất chùa to Phật lớn làm nơi du lịch tham quan để thu lợi nhiều hơn nữa.

Nghệ thuật ướp xác để lại nhục thân bằng mọi hình thức khác nhau hoặc xá lợi, đó không phải mục đích của Đạo Phật như trên đã nói. Để lại nhục thân và xá lợi là hình thức của ngoại đạo, là trò lừa đảo bằng con đường thiền ức chế tâm như: thiềnYoga, thiền ông Tư, ông Tám, Thiền Tông Trung Hoa, Mật Tông Tây Tạng, v.v…
Thường thấy cái lạ và cái kỳ đặc là cho người đó tu chứng đạo là sai, người làm trò ảo thuật có tu chứng đạo không? Người chui qua Vạn Lý Trường Thành, người chôn trong đất, dìm trong nước không chết, người đi trên lửa không cháy, những người ấy có chứng đạo không? Chứng đạo sao còn háo danh biểu diển những trò ảo thuật như vậy?

Chứng đạo là làm chủ sanh, già, bệnh, chết, sống đúng giới hạnh chuyển hóa nhân quả ác, biến thế gian thành cõi Cực Lạc Thiên Đàng.

Phật Giáo có mục đích tu chứng rõ ràng, cụ thể, không có mơ hồ trừu tượng, không có thần thông ảo thuật, nên không chấp nhận những trò lừa đảo này. Xin các bạn lưu ý đừng để ngoại đạo lường gạt.
(Trích Đường Về Xứ Phật tập II)


TIỀN THÂN


Hỏi: Kính bạch HT trong sách có nói về Tô Đông Pha tiền kiếp trước là một thiền sư nổi tiếng. Vậy điều đó đúng hay sai? Và tại sao một thiền sư không tiến thân ở kiếp sau là một tu sĩ giải thoát mà phải lui lại làm một cư sĩ có vợ con ?

Đáp: Từ một thiền sư tu hành chứng đạo thân tâm thanh tịnh làm chủ sự sống chết, chấm dứt luân hồi. Thế mà, lại có hậu kiếp, như vậy Thiền Tông có đúng là con đường của đạo Phật không? Khi một người tâm đã hết tham sân, si, mạn, nghi thì làm sao còn tương ưng với ai mà tái sinh luân hồi được. Phải không con?

Hậu kiếp là một cư sĩ có thê thiếp, như Tô Đông Pha thì còn nghĩa lý gì của đạo giải thoát? Từ nước đục trở thành nước trong là khó chứ không phải dễ, từ nước trong trở thành nước đục là dễ chứ đâu phải khó.

Cho nên Thiền Đông Độ tu hành không giải thoát nên có những câu chuyện ngược đời mà người trí không thể chấp nhận được. Bởi vậy người ta phá giới luật của Phật, người ta sống không có đạo đức, sống không có đạo đức thì lấy cái gì dạy người khác tu, do đó mới có những cư sĩ có vợ con tâm còn dâm dục ăn uống phi thời mà dạy đạo giải thoát thì giải thoát chỗ nào? Chỉ có kinh sách phát triển mới có cư sĩ Duy Ma Cật v.v... Thiền Tông mới có cư sĩ Tô Đông Pha v.v.....

Người ta đâu biết rằng giới luật đạo đức của đạo Phật là pháp môn tu hành làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi, Vì thế người nào sống phạm giới, phá giới mà nói tu giải thoát là nói vọng ngữ, là lừa đảo người khác.

Có bao giờ chúng ta nghe Phật Thích Ca thành Phật mà còn trở lại làm chúng sanh nữa không? Trước khi chết Ngài nói: ‚Ta chỉ còn một kiếp làm người này nữa thôi‛. Nghĩa là Ngài tu thành Phật rồi thì không bao giờ tái sanh làm người nữa. Vì từ nước đục Ngài lóng được nước trong, cho nên nước đã trong thì không bao giờ Ngài để nước đục trở lại, vì đạo Phật là đạo trí tuệ.

Câu chuyện tiền thân đức Phật là câu chuyện ngụ ngôn, câu chuyện người sau bịa đặt để ca ngợi đức Phật dùng Bồ Tát hạnh hành Bồ Tát đạo theo kiểu kinh sách phát triển Chỉ còn có một kiếp này mà thôi cho nên đức Phật di chúc: ‚các con tự thắp đuốc lên mà đi‛ và ‚hãy lấy Giới luật và giáo pháp của Ta làm Thầy‛

Thiền Đông độ và kinh sách phát triển dùng danh từ hóa độ chúng sanh để lừa đảo tín đồ, khi làm Phật, khi làm chúng sanh, vì thế câu chuyện Tô Đông Pha là câu chuyện tưởng của các học giả bịa đặt ra để chứng tỏ Bồ Tát Hạnh hành Bồ Tát đạo. Câu chuyện Quan Công - Hạng Võ; câu chuyện Tần Cối - Nhạc Phi; Câu chuyện Phật Ấn - Tô Đông Pha là những câu chuyện nhân quả luân hồi theo kiểu Trung Hoa chứ Phật giáo không có nhân quả tưởng như vậy. Những câu chuyện này đã xác định cho quý vị biết Thiền Tông tu hành chẳng đi đến đâu xin quý vị lưu ý và cảnh giác lưỡi lừa của các thiền sư Đông Độ.
(ĐVXP tập X)
Về Đầu Trang
phimanh



Ngày tham gia: 24 Sep 2010
Số bài: 150

Bài gửiGửi: Thu Feb 03, 2011 9:28 am    Tiêu đề:

   Những Tập Tục Kiêng Kỵ Ngày Đầu Xuân



   Kính thưa các bạn. Là người Phật tử chúng ta nên tin vào Nhân Quả, không nên dính mắc vào những phong tục dân gian mê tín lạc hậu này. Có như vậy thì chúng ta mới thoát ra khỏi vô minh. Nếu không thì mãi mãi muôn ngàn kiếp chúng ta vẫn bị trôi lăn trong đau khổ luân hồi. Hãy mạnh dạn tác ý dẹp bỏ những tư tưởng mê tín này để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho chính mình và người khác.

   Chúng ta hãy đọc bài viết được trích ra từ báo điện tử VN Exppress về những điều kiêng kỷ đầu năm và thấy rõ kể cả những người trí thức vẫn bị các phong tục mê tín xỏ mũi dẫn đi.

   Tin rằng đầu năm làm những điều tốt đẹp thì cả năm sẽ may mắn, sung túc, nên Tết đến người Việt dạy con cháu phải sống vui vẻ, hòa thuận, tránh làm những việc "gở” sẽ mang đến xui xẻo như: quét nhà, làm vỡ đồ đạc, đòi nợ, cãi nhau... Trao đổi với VnExpress.net, Tiến sĩ Nguyễn Đệ, Giảng viên khoa Văn hóa học, Đại học Văn hóa TP HCM cho biết, trong đời sống người dân Việt, Tết Nguyên Đán được xem là thời điểm rất quan trọng. Nếu như ngày Mùng Một Tết bắt đầu một mùa xuân mới của đất trời, thì đối với con người nó có ý nghĩa bắt đầu của một chu trình sống, làm việc cũng như một chu trình tình cảm mới.


   Không biết tự bao giờ những tập tục ngày đầu xuân này đã chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa cũng như tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ngày nay, con người hiện đại vẫn truyền tai nhau giữ nét truyền thống này như một phương thức tâm linh để tự bảo vệ trước những điều bất trắc, điềm “gở”, đồng thời chủ động đón điều lành đến nhà.


   Đề cập riêng về hệ quả của việc tuân thủ hay không những điều kiêng kỵ này, Tiến sĩ Đệ cho rằng, nó tùy thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng riêng của từng người, từng gia đình. Bởi trên thực tế chưa có trường hợp cụ thể nào chứng minh được tính đúng sai của nó. Song ông nhìn nhận, việc hiểu biết các tập tục này sẽ giúp người ta biết cách cư xử sao cho tế nhị, tránh gây hiểu lầm, khó xử trong các mối quan hệ.

   Xuân Tân Mão 2011 đang đến gần, ông Đệ cũng chia sẻ 14 điều kiêng kỵ phổ biến trong ngày Tết ở nước ta như sau:

   Kiêng quét nhà:

   Dân gian cho rằng nếu quét nhà vào 3 ngày đầu năm thì cả năm đó gia đình sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Hoặc có thể quét nhà nhưng tập để rác ở một góc nhà chứ không hốt đi.


   Tập tục này xuất phát từ truyền thuyết, ngày xưa ở Trung Hoa có một lái buôn thật thà tên là Âu Minh. Khi ông đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy Thần thương ban cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Từ ngày thương gia này đem Như Nguyệt về nuôi, trong nhà làm ăn phát đạt, chỉ vài năm là giàu to.


   Một hôm Như Nguyệt phạm lỗi, Âu Minh không kiềm được cơn giận đã ra tay đánh cậu bé. Như Nguyệt hoảng sợ trốn vào đống rác và sau đó biến mất tăm. Từ ngày đó, Âu Minh làm ăn sa sút, buôn bán không được nên nghèo kiết xác. Dân làng bàn tán xôn xao cho rằng Như Nguyệt là một vị thần đã mang lại sự giàu có, hưng thịnh mà nhà Âu không biết quý trọng. Từ đó, dân gian đã lập bàn thờ Như Nguyệt và đặt tên là Thần Tài với hy vọng vị thần này sẽ độ trì cho gia đình được nhiều tài lộc.

   Cũng xuất phát từ truyền thuyết này mà ngày Tết, nhân dân có tục kiêng hốt rác trong ba ngày đầu năm vì sợ hốt mất Thần Tài ẩn trong đống rác đổ đi thì cả năm đó làm ăn sẽ thất bát. Vì thế từ trước đó cho đến đêm giao thừa, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, sân vườn, đồng thời ý tứ ức giữ gìn nhà cửa không vứt rác bừa bãi.
   Riêng ở Nam bộ người ta còn cho rằng sau khi quét dọn phải cất hết chổi, bởi nếu trong ngày Tết bị mất chổi là điềm gở, cả năm đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải.

   Kỵ mai táng:

   Tết Nguyên Đán được gọi là “Tết Cả”, là ngày vui nhất của một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng mở đầu cho một vận hội mới của đất trời, của con người và cả dân tộc. Vì thế dù gia đình có tang cũng phải tạm gác chuyện buồn để hòa chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết, tức là nhà có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, còn ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh đó.

   Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng Chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó. Đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm. Còn nếu qua đời đúng Mùng Một Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng Mùng Hai làm lễ phát tang.

  Kỵ cho nước, cho lửa:

   Người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình. Vì quan niệm lửa là đỏ, là may mắn, cho người khác cái may trong ngày Mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều xui rủi như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai vạ.

   Ngoài ra, cũng kiêng cho nước đầu năm vì nước được ví như nguồn tài lộc, nguồn công năng cho gia đình. Nếu cho nước thì sẽ bị mất “lộc”.

   Bởi quan niệm này nên ngay từ những ngày cuối năm, dân gian luôn chủ động đưa nước đầy ắp lu vại, lửa hồng trong bếp để tránh phải đi xin mấy ngày đầu năm.

   Kỵ vay mượn, trả nợ ngày đầu năm và đầu tháng:

   Người xưa dạy, không nên vay hoặc cho tiền bạc, đồ đạc vào những ngày đầu năm mới vì sẽ khiến gia đình rơi vào cảnh túng thiếu cả năm. Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân con người mở cửa để đón lộc vào nhà, còn nếu cho mượn hoặc trả giống như “dâng” tài lộc vào tay khác.

  Kiêng ăn thịt chó, cá mè, vịt, trái chuối…

   Là những loài mà tên gọi của nó gắn liền với những điều không may lành như “trượt vỏ chuối”…

  Không làm vỡ đồ đạc:

   Vỡ bát đĩa, ấm chén hoặc cãi nhau, chửi tục, khóc lóc, buồn tủi, nói điều xui rủi…sẽ khiến gia đình bất hòa, chia rẽ.

   Kiêng mặc quần áo màu đen (hoặc trắng):

   Theo quan niệm của người xưa, màu đen và trắng là màu của tang lễ, chết chóc. Thay vào đó nên mặc đồ màu hồng, đỏ, vàng, xanh... tạo nên sự phấn khởi và vui vẻ để đón chào năm mới.

   Kiêng đi chúc Tết vào sáng Mùng Một Tết:

   Xuất phát từ phong tục xông nhà xông, xông đất đầu năm, người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày Mùng Một Tết chính là người quyết định đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm. Vì thế người ta nên tránh đi chúc Tết vào sáng Mùng Một nếu không được gia chủ mời vì sợ sẽ mang đến điều không tốt đẹp gia đình đó.

   Kiêng giặt giũ vào Mùng Một và Hai Tết:

   Vì ngày sinh của thần Thủy là ngày 1, 2 tháng Giêng Âm lịch, do đó nên tránh giặt quần áo trong hai ngày này để phòng xui xẻo.

   Không treo tranh ảnh có nội dung tiêu cực:

   Không treo tranh khóc lóc, đánh ghen, tai nạn. Ngược lại nên dùng những bức tranh thể hiện sự may mắn, sung túc như đàn lợn, gà, em bé, vàng bạc…

   Kiêng Mở tủ:

   Một số gia đình kiêng mở tủ vào ngày Mùng Một Tết do tin rằng mở tủ lấy tài sản tức là “tống tiễn” tài lộc ra khỏi nhà. Do vậy, người lớn thường nhắc trẻ con cần lấy sẵn đồ đạc, quần áo diện ngày đầu năm ra ngoài trước lúc giao thừa.

   Kiêng chụp hình hoặc chúc Tết người đang nằm ngủ:

   Bởi đây là tư thế của người chết, người bệnh, nên chụp hình hoặc chúc Tết lúc này không khác gì “rủa” họ bệnh tật, chết chóc cả năm. Ngoại trừ trường hợp nằm để tạo dáng chụp ảnh…

   Kiêng xuất hành ngày Mùng Năm:

   Người Việt thường tin rằng Mùng 5 là ngày nguyệt kỵ không thích hợp cho xuất hành. Chẳng vậy mà ca dao Việt Nam có câu: "Mồng năm, mười bốn, hăm ba. Đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn".

   Kiêng xõa tóc:

   Ở vùng quê Việt Nam và một số gia đình gốc Hoa, người ta kỵ việc xõa tóc của các thiếu nữ. Họ cho rằng tóc xõa rũ rượi gợi lên liên tưởng đến những hình ảnh ma quái, cõi âm. Vì vậy, tốt nhất, vào những ngày này, phụ nữ nên chọn các kiểu tóc buộc, tết, kẹp gọn gàng khi ra đường. Tuy nhiên theo ghi nhận của Tiến sĩ Nguyễn Đệ, tập tục này không phổ biến lắm.

   Thi Ngoan
Về Đầu Trang
phimanh



Ngày tham gia: 24 Sep 2010
Số bài: 150

Bài gửiGửi: Thu Feb 03, 2011 9:30 am    Tiêu đề:

   Nô Nức Đi Lễ Chùa Đầu Năm

   Hình thức đi chùa đầu năm để cầu may mắn, tài lộc là một phong tục dân gian mê tín trong đạo Phật. Đối với người theo đạo Phật chúng ta không nên tin vào những chuyện mê tín, mà chỉ tin vào nhân quả. Đời sống của người Phật tử luôn sống có chánh kiến, không tà kiến, sống luôn ly dục ly ác pháp, cuộc sống trầm lặng, tránh xa những nơi đông đúc, ồn náo, tâm luôn bất động thanh thản an lạc vô sự. Khi tâm bất động thanh thản an lạc vô sự thì ngày nào cũng là ngày lành, giờ nào cũng là giờ tốt, đối với họ ngày nào cũng là ngày Tết.

   Chúng ta hãy xem những hình ảnh mê tín của dân Việt nam mà xót thương cho đạo Phật ngày nay. Chắc đức Phật cũng rất buồn khi thấy đệ tử của mình vô minh đến như vậy.

   Trong ngày đầu năm mới, người dân đã nô nức đến những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội, TP HCM để cầu may mắn, tài lộc. Các dịch vụ chim phóng sinh, muối lộc, bật lửa đắt hàng.

   Sáng mùng 1 Tết, trong khi nhiều tuyến phố, ngõ nhỏ khá yên ắng thì tại các cổng chùa tấp nập, đông vui. Nhiệt độ ở Hà Nội khá ấm áp để người dân ra đường vui xuân.

   Ảnh: Người Hà Nội, Sài Gòn đến chùa đầu năm cầu may

   Dưới chân cầu vượt Ngã Tư Sở nơi có tổ đình Phúc Khánh, xe máy và ôtô xếp hàng dài. Dịch vụ trông giữ xe ở đây tha hồ bắt chẹt khách với giá 15.000 - 50.000 đồng.

   Lối cổng vào chùa khá chật hẹp khiến hàng trăm người phải chen vai nhau để vào. Thỉnh thoảng nơi đây còn có những "lớp sóng người" tạo ra nhưng ai nấy đều tỏ rõ niềm vui khi đến cửa Phật.


   Bên trong điện Tam Bảo ngày thường rộng rãi là vậy nhưng hôm nay không còn một chỗ trống để đứng chân khấn. Hương khói bên trong nghi ngút khiến nhiều người không chịu được phải bê lễ ra ngoài khấn vái.


   Ngồi bệt ngoài sân cùng cô bạn gái từng học hồi cấp 3 với mình, Lý Thị Trang ở quận Thanh Xuân vui vẻ cho biết, năm nay cũng như những năm trước đó cô đều chọn tổ đình Phúc Khánh để làm lễ. Đến chùa, Trang thường khấn sao có sức khỏe tốt, hoàn thành công việc được giao.


   Khoe tấm quẻ vừa rút được bên trong, Trang bảo quẻ không được tốt năm. Nhưng đến được cửa chùa ngày Tết lòng cũng đã thanh thản và nhẹ nhàng.

   Sớm nay, bà Tư (69 tuổi ở quận Đống Đa) cũng dắt đứa cháu nội 7 tuổi của mình đến ngôi chùa khá nổi tiếng này. Bà cho hay, năm nào cũng vậy, việc làm đầu tiên trong năm mới của gia đình phải đến cửa chùa làm lễ. Đây là dịp để bà cũng như người thân của mình mong tìm được sự thanh tịnh và hướng những việc cần phải làm cho năm mới.


   "Tôi già rồi chỉ mong có sức khỏe thôi chứ không còn làm giàu được nữa, dù nhà có buôn bán. Còn đứa cháu nội đây thì đưa nó đến để mong sao cho nó được học giỏi và ngoan ngoãn", đôi tay bà lão Tư xoa xoa lên đầu cháu nội.


   Cách đó vài km, trên phố Quán Sứ nơi có chùa Quán Sứ các bãi trông xe cũng chật kín, nhiều xế hộp đỗ dọc hai bên đường. Dưới sân (trước cửa điện), hàng trăm người súng sính mặc những bộ quần áo mới lẩm bẩm khấn vái. Hương khói ở những bát nhanh lớn liên tục tỏa ra.


   Gần trưa, để tìm được một nơi đặt lễ nơi đây không phải đơn giản. Trước các ban

   thờ đã chật kín các mâm, đĩa hoa quả, bánh trái cũng như tiền vàng.


   Theo ghi nhận của VnExpress.net, tục mua và bán muối đầu năm ở ngay cổng chùa đã trở thành nét đẹp của người dân Hà Nội. Nhiều người cho rằng quan niệm "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" việc làm này sẽ lưu giữ cho con cháu mai sau.

   Những túi muối được đóng trong các tủi vải đỏ, bao diêm hay bật lửa năm nay được khá nhiều người tìm đến. Chỉ cần 5.000 - 10.000 đồng người mua và người bán đã có được những nụ cười mãn nguyện khi xuân về.


   Đeo tấm biển quảng cáo trên người: "bật đỏ lửa thần, may mắn cả năm" anh Khổng Quốc Minh, một người đang công tác ở Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam liên tục mời chào khách. Anh cho biết chỉ trong ít tiếng, anh cùng các cộng sự của mình đã bán được trên 200 bật lửa với giá 10.000 đồng.


   "Đây là cơ hội thử sức kinh doanh của các em sinh viên kinh tế do mình sáng lập. Hi vọng qua năm nay các em sẽ biết nắm bắt cơ hội kinh doanh cho chính bản thân mình", anh Minh nói.

   Tại TP HCM, các dịch vụ nhang khói, tử vi, bán chim phóng sinh cũng nhộn nhịp từ ngày đầu năm mới.


   Từ sáng sớm, chùa Phổ Quang quận ở Tân Bình đông đảo phật tử và người dân đã đến đây, tay cầm nhang, hoa sen, cành vàng lá ngọc... lần lượt vào thấp hương khấn vái, thỉnh cầu. Càng về trưa, dòng người đổ đến càng đông tuyến đường trước cổng chùa chật kín người và xe.

   Những quầy bán sách tử vi dọc hai bên đường cũng được bày ra tranh thủ ngày đầu năm để bán cho người đi chùa. Dịch vụ chim phóng sinh cũng tấp nập người mua. Ngay sau khi vào chùa làm lễ cúng, nhiều người nán lại thưởng thức các món chay do nhà chùa tự nấu.


   "Ngày mùng 1 Tết mà ăn chay được thì cả năm mình sẽ được thanh thoát nhẹ nhàng. Hơn nữa những ngày này thức ăn ê chề, nên ăn chay là để thay đổi cảm giác về khẩu vị", chị Nhung ở Phú Nhuận chia sẻ.


   Nằm ở trung tâm thành phố, chùa Vĩnh Nghiêm nổi tiếng linh thiêng vẫn là nơi đông người tới cầu may nhất. Tay cầm bó nhang nghi nghút khói, bà Cẩm chia sẻ: "Năm nay tôi mới có tin vui, sắp có cháu nội bế. Tôi cầu cho con dâu sinh được đứa cháu đích tôn và mẹ tròn con vuông. Trong tháng Giêng tôi cũng sẽ đi nhiều chùa xa khác để cầu cho con cái làm ăn được thịnh vượng".


   Ở nhiều chùa lớn khác như: Giác Lâm (Tân Bình), Việt Nam Quốc Tự (quận 10), Xá Lợi (quận 3)... cũng thu hút hàng nghìn người đến cầu may, lấy lộc. "Cả năm bận rộn, chỉ có những ngày Tết là dịp quan trọng nhất để gia đình cùng quây quần bên nhau và cùng đi chùa. Đây vừa là quan niệm về tâm linh, nhưng cũng là thói quen, phong tục truyền thống phải duy trì để con cái biết mà giữ về sau. Ngoài sức khỏe, năm nay tôi còn muốn cầu cho cậu con trai tu tâm làm ăn để xây dựng gia đình", ông Tư ở Bình Thạnh chia sẻ.
   (Hà Anh - Hải Duyên -VN Express 03/02/2011)

Về Đầu Trang
phimanh



Ngày tham gia: 24 Sep 2010
Số bài: 150

Bài gửiGửi: Wed Feb 09, 2011 11:35 pm    Tiêu đề:

NGÀY PHẬT ĐẢN


Hỏi:* Câu chuyện huyền thoại Đức Phật khi vừa sanh ra, đi bảy bước có bảy hoa sen đỡ chân người. Khi đi bảy bước xong, Ngài dừng lại, tay chỉ trời và tay chỉ đất và nói:

Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian
Sanh, lão, bệnh, tử.

Trên trời, dưới trời,
Chỉ ta vượt qua
Khắp trong thế gian,
Sanh, già, bệnh chết.

Thật ra, người về sau đã lấy hai câu đầu của bài kệ và huyền thoại, thần thánh hóa Đức Phật lúc Ngài Đản sanh. Về sau, kinh sách phát triển (Đại Thừa) và Thiền Tông đã lấy hai câu đầu nầy giải thích để chỉ cho “Phật tánh”.

Hỏi: ** Nên tổ chức ngày Phật Đản như thế nào cho đúng nghĩa?

Đối với ngày Phật Đản, người cư sĩ nên tổ chức một ngày thọ bát quán trai, giữ gìn giới hạnh nghiêm túc và tu tập các loại thiền định. Người tu sĩ ngày đó ngồi thiền nhập định, thân tâm bất động để làm gương sáng giải thoát cho mọi người.

Nếu tất cả chùa đều tổ chức như vậy thì hôm đó là ngày trang nghiêm thanh tịnh, thậm chí người ở trong chùa cũng không nghe có tiếng động, dù là tiếng hơi thở.

Ngày xưa, tại trụ của Đức Phật, Ngài đã làm cho các nhà vua rất ngạcnhiên vì với một số lượng tỳ kheo đông đảo (1250 vị) , thế mà cảnh nơi đó im phăng phắc, không một tiếng động, không một lời thì thầm nào cả. Toàn cảnh vắng lặng. Nếu nhớ ngày sanh của Phật để tỏ lòng tôn kính thì không có gì bằng tạo cảnh quang vắng lặng. Đó là làm đúng ý nghĩa của ngày lễ Đản Sanh trong đạo Phật.
(Trích từ Cẩm Nang Tu Phật 1 www.chonlac.org)
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2
Trang 2 trong tổng số 2 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân