TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Diem Khanh



Ngày tham gia: 04 Jul 2008
Số bài: 579

Bài gửiGửi: Wed Oct 20, 2010 6:21 pm    Tiêu đề: CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC
Tác Giả: THU HỒNG





 
      CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC
                                           THU HỒNG

                               
                                “ Tôi là cô gái Mỹ lai
                                  Da màu chính hiệu con nai đồng bằng.
                                 Cha thì biền biệt mất tăm
                                  Lớn lên chỉ biết da vàng mẫu thân.
                                 Trời già quả thật óai oăm
                                 Để bao cay đắng vai oằn tuổi thơ.
                                 Bây giờ đến xứ Cờ Hoa
                                 Trở về đất tổ quê cha ngỡ ngàng.”
     

              Bây giờ tôi đang cư ngụ tại Xứ Cờ Hoa. Tôi đã trở về quê cha, đất tổ của tôi.Tôi đã về xứ sở của Bố tôi, mặc dầu tôi không biết mặt Bố tôi là ai. Tôi như một đứa con hoang. Tôi chỉ biết có Mẹ tôi là một phụ nữ Việt Nam da vàng. Bà ta đã bán tôi cho một gia đình VN khác, ngõ hầu lập giấy tờ nhận tôi làm con nuôi để họ có đủ điều kịện lập hổ sơ xuất cảnh sang định cư ở Hoa Kỳ theo thủ tục thịnh hành hiện tại. Mẹ ruột tôi da vàng. Còn tôi tuy con lai nhưng da tôi vẫn đen thui như cột nhà cháy vậy, Trời ạ! Cha tôi còn sống hay đã chết, tôi cũng không rõ nữa. Hiện nay tôi sống với một gia đình VN mua tôi từ thân mẫu của tôi như đã kể trên. Má tôi vì nghèo khổ và ít học cũng như lớn tuổi rồi nên bất đắc dĩ bán tôi lấy vàng để phòng thân. Bà bán tôi cho người khác để họ có đủ điều kiện lập hồ sơ xuất cảnh cả gia đình sang Hoa Kỳ. Vùng Đất Hứa. Vùng Thiên Đàng Trần Tục như lời thiên hạ thường nói thế.
  Thành thật mà nói, việc Mẹ tôi vì nghèo đói, vốn liếng văn hóa quá khiêm nhường, lại không thích đi Mỹ, ngại phải sống xa người thân ở VN, nên đã bán tôi cho người khác như đã kể trên.. Cho nên càng suy nghĩ về thân phận côi cút của mình, toi càng buồn, càng tủi thân. Tôi quá xui xẻo. Đúng là tôi đầu thai lầm thế kỷ. Đầu thai lầm màu da chủng tộc. Hiện tại nhân loại trên hành tinh này có nhiều màu da khác biệt nhau. Nào da trắng, da vàng, da đen, đỏ, nâu, da mồng quân. Đủ loại màu da chủng tộc. Tuy nhiên bất hạnh cho tôi  rơi vào trường hợp bi đát xấu xí nhất trong các màu da.Tôi là một cô gái da màu. Mỷ đen. Nước da tôi đen thui đen thủi. Đen mun. Đen như cột nhà cháy. Một cô gái Mỹ đen lai Việt Nam nhưng tôi vẫn đen kit, đen như lọ nồi. Nói một cách khác, tôi là cô gái Mỹ đen lọ lem, chính hiệu con lọ nồi gốc phi Châu một trăm phần trăm bà con ơi!
  Xin quý vị thử tưởng tượng, một cô gái da đen xấu xí như tôi. Không Cha, Mẹ  tôi bị chồng ruồng bỏ. Mà nghĩ kỹ, thật là lạ lùng, Trời ạ! ông xã của Mẹ tôi, tức Dượng Hai của tôi ( Hai là thứ trong gia đình của Má tôi. Còn hỗn danh của Dượng là Dân Nỗ  vì ông tên Dân và ông thích kể chuyện trên trời dưới đất, vẽ rồng vẽ rắn thêm chân, tùy theo đối tượng ngồi nghe ông kể. Thú thật, Dương Hai, người chồng trước của thân mẫu tôi, rất đẹp trai, trong khi Má tôi có nước da đen đúa, mặt Bà hơi rỗ vì bị một trận đậu mùa thập tử nhất sinh hồi Bà còn con gái, quý vị ạ ! Thật tôi nghiệp cho hiền mẫu của tôi. Không rõ duyên nghiệp ra sao, Bà may mắn se duyên với người chồng cao ráo, khôi ngô tuấn tú. Hai người ăn ở phu thê với nhau trong một thờ gian có hai con trai. Hai hoàng tử đều thông minh, lanh lôi, có trí nhớ tốt, có tái ăn nói và trắng trẻo đẹp trai giống Bố như đúc. Bà thật có phước. Thật vậy, dễ gì một phụ nữ ít học thức, nhan sắc dưới trung bình. Không có tài gì nổi bật. Không duyên dáng. Mặt rỗ hoa mè. Da ngăm ngăm như Bà mà lang quân quá bảnh trai. Vì vậy câu nói của người xưa tôi thường nghe thiên hạ đề cập đến:
“ Trai ham sắc, gái ham tài” thật không áp dụng đúng chỗ trong trường hợp của Mẹ tôi và người chồng trước, tức ông Dượng của tôi nói trên. Tôi nói người chồng trước bởi vì hiện tại hai người đã ly dị lâu rồi. Ông Dượng đã kết hôn với người đàn bà khác. Lý do là Mẹ tôi đã lấy Mỹ, tức cha ruột của tôi. Bà sanh tôi ra còn cha tôi về nước Mỹ từ lâu rồi. Có lẽ từ năm 1973, khi qưân đội dồng minh Hoa Kỳ rút khỏi VN theo hiệp ước Ba Lê giữa VNCH- Mỹ và Mặt Trận  Giải Phóng MN và Bắc Việt .  Hai phe tham chiến đã thỏa thuận ký hiệp ước đình chiến.    
  Có thể nói Má tôi tuy kém nhan sắc nhưng tỏ ra thông minh lanh lợi lại quá say mê chồng trước của Bà khôi ngô tuấn tú nên Bà được ông ta đáp tình. Vợ kém nhan sắc hơn lang quân cho nên Bà có mặc cảm thua sút hay ghen bóng, ghen giò khi thấy nhiều phụ nữ khác tỏ ra ngưỡng mợ ông xã bảnh trai lại có tài ăn nói, có trí nhớ dai và có năng khiếu kể chuyện hết chê. Tuy học hành không cao nhưng vốn thông minh lanh lợi và ngoại hình cao ráo, da trắng trẻo mặt mày sáng sủa như thế nên ông dễ có phòng nhì. Sẵn dịp Má tôi ngoại tình với ngoại nhân có con lai da màu, cho nên Dương Hai đã chính thức thành hôn với` một phụ nữ khác ở trong Nam. Rồi sau đó ông ly dị Má tôi.Đúng là “ Chồng xấu chồng mình. Chồng đẹp chồng người” như ông bà ta thường nói. Và rõ ràng:
    “ Bà ăn chả thì ông cũng ăn nem.”
Thật ra lỗi tại Má tôi cả mà. Đán ông năm thê bảy thiếp là thường. Đàn bả như người xưa có câu: “ Gái chính thuyên chỉ thờ một chồng.” Sau này lớn lên được ăn học và đọc sách chút ít, tôi thấy các câu nói trên của Đạo Nho có lẽ không công bằng đối với phụ nữ.Bây giờ thì nam nữ bình quyền. Theo luât pháp xã hội VN cũng như một số quốc gia tậy phương trên thế giới, thì chỉ một vợ một chồng. Hế ai xè rào,  đa thê, đa phu là vi phạp luật pháp nhà nước.
    Trường hợp Má tôi đã cò chồng mà lấy Mỹ sanh ra tôi xảy ra trong lúc Dượng Hai, tức ông Dân Nỗ, đi lính xa nhà. Ông phải thi hành nghĩa vụ quân sự của người trai trong thời chiến tranh loạn lạc. Cuộc chiến huynh đệ tương tàn, nồi da nấu thịt. Cuộc chiến tranh ý thức hệ  do ngoại ban sắp xếp để thủ lợi mưu đồ gây ảnh hưởng bá quyền.
Trong khi chồng đi lính, ở đơn vị tác chiến xa nhà, Má tôi vì nhà nghèo, nuôi hai con dại, luơng tiền lính tráng của lang quân gửi về không bao nhiêu. Ba cọc ba đồng không đủ đâu vào đâu. Kiểu tiền lính tính liển ấy mà. Vì vậy Má tôi xin làm Sở Mỹ tại Phi Trường Thảnh Sơn, Tháp Chàm – Phan Rang. Cơ sở này do Hảng Thầu RMK đảm trách tuyển dụng công nhân làm việc tại Sân Bay nói trên do Quân Đội Mỹ trú đóng. Lúc bấy giờ Má tôi là công nhân Clean-up. Bà có nhiệm vụ quét dọn phòng do Hảng Thầu RMK chỉ định. Các phòng ốc này do quân đội Mỹ lưu trú vào thời kỳ ấy.
    Nghe Má tôi kể lại sau này thì Ba tôi là một gã GI ( Government Issue, tức lính Mỹ). Ông này to con, cao lớn, da màu. Tóc quăn, mắt to, môi dày, lông ngực lún phún và có bộ râu quai nón trông rất ngầu. Ông tuy da đen bóng, nhưng ông có tướng đô con, khỏe mạnh, hùng dũng, Ông không phài loại người đẹp trai như các chú lính Mẽo da trắng. Ông là Mỹ da màu tướng tá như thế có thể làm cho dân VN nhất là trẻ con nhìn vào ông cũng thấy nhờn nhợn sợ hãi. Vả lại đàn bà Giao Chỉ chả ưa gì nam nhân da đen kít. Tuy nhiên dân gian thường có câu:
     “ Anh Bảy đen nhưng đồng bạc anh Bảy không đen,”
   Anh Bảy ở đây là chỉ các đàn ông Ấn Độ, các anh Chà Và bán vải ở các tiệm VN ngay trước. Họ là dân VN gốc cà ri nòi tức gốc Ấn Độ vậy. Điều đó chứng tỏ sức thu hút của đồng bạc mãnh liệt biết dường nào, phải không kính thưa quý vị?  Hơn nữa ông bà ta có các câu nói quen thuộc trong dân gian sau đây:
“Có tiền mua Tiên cũng được”
“ Đồng bạc đâm toạt tờ giấy.”
“ Đồng tiền là Tiên, là Phật, là sức bật của lò so, là thước đo của lòng người, là nụ cười của tuổi trẻ, là sức khỏe của người già...”
   Thành thật mà nói ai mà chẳng ưa thích tiền bạc. Đồng tiền la huyệt mạch của con người. Có phụ nữ nào tuyên bố tôi không ưa vàng và đồng dollar xanh, đỏ của lực lượng đồng minh lúc bấy giờ đâu?  Ba ruột của tôi tuy không đẹp trai như các chù lính Mẽo da trắng khác. Tuy không phải dân bạch mao, mũi lõ, măt xanh, tóc vàng. Tuy nhiên trong bóp thân phụ của tôi có nhiều dollar. Ông hay la cà các quán bar, bia ôm tại Lương Tri,  thành phố Tháp Chàm, vỉ nơi đây có nhiều gái đẹp. Nhưng chỉ vui chơi giải trí ba sợi thôi. Ông không dám tiến xa hơn với các kiều nữ giai nhân, gái bao, gái cho thuê tại đây  Tôi nghe kể lại sau này lý do ông e ngại vì ông sợ bị bịnh phong tình, giang mai. nhất là bịnh “teo chim” một bịnh do lính Đại Hàn truyền sang. Bịnh này khiến nam nhân mắc phải, vật truyền giống của mình, bị đau đớn, sưng vù lúc ban đầu, rồi teo lại dần dần như con chim của đưa con nít vậy. Thế là tiêu đời “ Nam tử hán, đại trượng phu” Giống như các chàng hiệp sĩ lại cái hay hoạn quan thời phong kiến xa xưa. Bỗng chốc trở thành Quận Tử Kiếm Nhạc Bất Quần hay Đông Phương Bất Bại trong truyện kiếm hiệp “ Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung mà tôi có dịp xem qua sau này,
  Vì vậy, ông theo tán tỉnh Má tôi. Thật ra ông đâu có biết Má tôi là gái đã có chồng con hẳn hoi. Tuy nhiên nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó, phải không bà con? Đàn ông đi lính tha hương, nhớ nhà, nhớ người thân, sống trong nguy hiểm chết chốc thường ngày. Cuối tuần nghỉ phép về trại, thích giao du bè bạn, quán bar hay bồ bich ngõ hầu giải tỏa bớt căng thẳng thần kinh, điều hòa tâm sinh lỳ và quân bình hóa tình cảm là điều cần thiết cho một quân nhân sống nơi đất khách quê người. Trong lúc Ba tôi cần bồ bịch, bạn gái để giải sầu, để chia sẻ vui buồn tình cảm và âu yếm yêu đương, Má tôi cần đô la. Lúc đầu Má tôi không chịu anh chàng GI này. Tuy nhiên anh ta cứ theo tán tỉnh Bà mãi. Đúng là
       “ Gái khôn cho mấy, trai dỗ lâu buồn cũng phải xiêu.”
Huống hồ anh ta chịu chi khá nhiều quà tặng, đồ nữ trang bằng vàng và đô la cho thục nữ Giao Chỉ đang quét dọn phòng mình.  Thế là cuối cùng Má tôi đã sa ngã. Lỡ một lần cũng khó tránh lần sau.  Nghe Má tôi kể lại, Ba tôi tên John Brown, cấp bực chỉ trên anh binh nhì Private, một nất, PFC (  Private First Class, tức binh nhất, mang một vạch chữ V lộn ngược màu vàng, trên vai áo nhà binh), Nhưng nhằm nhò gì ba cái tủn mủn ấy. Miễn là trong túi ông rủng rỉnh có nhiều đô la cho Má tôi hằng tháng. Vậy là Bà vui rồi. Một thời gian hai người kết bạn với nhau Má tôi có bầu. Dĩ nhiên việc Má tôi dan díu với Ba tôi chỉ là lén lút thôi. Cho mãi đến sau này gia đình bên Ngoại tôi cũng như Dượng Hai không biết rõ việc tư tình với anh lính Mỹ đồng minh da màu của Má tôi. Ngay khi bà mang bầu cũng không ai ngờ đó là con của anh GI gốc Phi Châu kia, Vì Dượng Hai thỉnh thoảng cũng về thăm vợ ở Phan Rang. Thật ra Má tôi cũng không biết chắc cái bào thai mỉnh là của ai nữa. Má tôi không nỡ phá thai vì sợ có tội. Hơn nữa Bà cũng không biết chắc là cái thai này do ai truyền giống. Sợ là con của Bà và chồng mình thì nguy to, tội lỗi đầy đầu nêu nhẫn tâm hủy diệt mầm sống này..
                                           ooo  
Sau đó, Má tôi sanh tôi ra. Quả là điều không may cho tôi và ngay cả bà Mẹ ruột của mình. Một cô gái lai Mỹ đen. Tóc quăn, đôi môi dày thâm sì. Không phải cô gái xinh xắn trắng trẻo giống hai anh mình. Một điều xấu hổ cho nguời sanh nó ra vì là mang tiếng một người vợ ngoại tình. lấy ngoại nhân vì tiền mà lại lai đẹn thùi đen thui như cột nhà cháy nữa chứ. Tôi là đứa con bất đắc dĩ vậy. Thế là Dượng Hai giận vợ thiếu chung thủy cành hong. Ông liền dọt mất tiêu từ đấy. Ông chánh thức có vợ khác như đã kể trên. Má tôi xấu hổ, ờ vậy nuôi con vì Ba tôi đã về nước lâu rồi. Tôi sanh ra đời cũng chưa kịp biết mặt cha ruột của mình là ai. Quả là bất hạnh cho tôi. Chỉ nghe Mẹ tôi kể lại sau này thôi. Sau khi lớn lên, tôi thấy việc người chồng của Mẹ tôi bỏ vợ ngang xương và tục huyền với người đàn bà khác là điều bình thường thôi, vỉ Mẹ tôi đã có lỗi thiếu chung thủy với lang quân. Bà đã dan díu với người đàn ông khác, lại có con lai da màu nữa. Xã hội VN lúc bấy giờ rất nghiêm khắc, cho đó là điều không tốt cho một phụ nữ Á Đông, vốn ảnh hưởng nặng nề về lễ giáo  Khổng Mạnh xa xưa. Sau này trưởng thành, tôi có may mắn học hành chút ít và đọc sách báo cũng như nghe người lớn bảo thế. Má tôi phán một câu chắc chắn như đinh đóng cột, khi thấy tôi càng lớn lên càng giống Bố rụột của mình như đúc. Tóc xoắn tít, lún phún như đám rong rêu, không mọc lên cao được, Trời ạ! Đôi môi dày thừ ra tím rịm. Hàm răng trắng nhỡn như hàm răng anh bảy Chà Và, quảng cáo trên thỏi kem đánh răng Hynos mà tôi được nhìn thấy sau này.
  - Con Út Nhỏ càng ngày trông càng giống Cha nó như đúc.
Mặc dầu tôi chưa thấy mắt mũi ông già ruột của tôi ra sao, nhưng tôi tin lời nói của Mẹ mình là sự thật. Mẹ tôi trông “chì” quá đi chứ! Bà là người phụ nữ có bản lãnh chống lại dư luận. Bà sống bình thản trước búa rìu của dư luận, của thị phi thiên hạ. Mặc cho chồng bỏ, lấy vợ khác. Mặc cho người đời đàm tiếu, chê bai, dị nghị. Bà vẫn sống tư nhiên nuôi con khôn lớn. Ông Ngoại tôi, ông Cậu tôi có vẻ không ưa tôi lắm dù là cháu ruột của họ. Bởi vì tôi là một cô gái lai Mỹ đen xấu xí, trông dị họm giữa xóm làng toàn là dận da vảng. Tôi lớn lên và cắp sàch đến trường cũng bị ban bè xì xào nhau, chế nhạo như sau:
- Con Mỹ lai đen như cục than hầm. Đen thui như cột nhà cháy. Da đen như mun. “Con Nhỏ Đen”, hay ngắn gọn hơn, tỏ vẻ khinh bỉ chê bai, họ gọi tôi công khai, tự nhiên như ba ngày Tết. “ Con Đen”
Trường hợp tôi cũng na ná anh bạn đồng chủng, cũng lai Mỹ Đen như tôi. Tên anh là “ Cu Ngòng” vì thân hình anh anh dong dảng cao. Nhưng thiên hạ cứ gọi anh là
“ Thằng Đen” . Ngay cả ông Thầy Pháp, Cha nuôi của anh ta cũng cứ gọi dưỡng tử của mính bằng “ Thằng Đen” Hàng xóm lang giềng cũng gọi anh là “ Thằng Đen” vì da mặt anh đen thui như cột nhà cháy. Nghe nói Má anh xấu hổ khi sinh ra đứa con trai da đen. Bà làm bồi phòng trên Phi Trường Thành Sơn Tháp Chàm cùng lúc như Má tôi  Bà bị anh Mỹ đen quyến rũ cho quà cáp và nhìều đô la. Bà có thai và sanh ra đứa con đen thui này. Bà cho ông Thầy Pháp Sư nuôi. Sau này anh ta đi Mỹ diện con lai và có về thăm Cha Mẹ nuôi ở Đá Hàng ( sau đổi đời, Thầy Pháp bị nhà nước XHCN cấm hành nghề chữa bịnh bằng bùa ngãi, thần chú, vì họ cho là truyền bá văn hóa mê tín dị đoan. Thầy Pháp Sư buồn bã, thất nghiệp, đói khổ quá. Ông cuối cùng ngã bịnh và qua đời mấy năm sau đó. Anh Cu Ngòng trở về sống với Mẹ nuôi ( tực hiền thê của Thầy Pháp nói trên) ở Nình Quý ( tức Đá Hàng) Anh “Cu Đen” hay
“ Thằng Đen” bây giờ oai lắm đó, bà con ạ. Anh có nhiều đô la rủng rỉnh trong túi mỗi lần về thăm Mẹ Nuôi ở quê nhà. Anh bao bà con cô bác bạn bè ăn uống thoải mái. Họ không cón khinh dễ anh nữa. Họ không dám gọi anh là thắng” Cu Đen” hay “ Thằng Đen” như xưa kia. Thế là bà Mẹ nuôi của anh và bà con nhờ có anh gởi tiền về quê hương lai rai giúp đỡ. Họ vui lắm. Anh qủa là một người dưỡng tử sống có tình có nghĩa, đáng ca tụng biểu dương vậy. Bù lại, nhiều đứa con lai khác khi qua Mỹ, trở về cố quốc của Bố ruột mình, dù không rõ ông ta còn sống hay đã chết. Ông ta là ai. Đa phần họ lạnh nhạt hờ hững vơi người cha hay mẹ, hay anh/ chị nuôi mình khôn lớn ở VN trước kia. Nghe kể lại Mẹ anh lấy một gã GI Mỹ da màu. Khi sanh anh ra thấy đen thui xấu xí quá. Bà Mẹ xấu hổ sợ dư luận chê cười nên cho ông Thầy Pháp nói trên làm dưỡng tử. Nghĩa cử cao đẹp của vị Pháp Sư này đã có quả lành cho gia đình vợ con mình hường sau này.
  Tôi muốn nói trẻ lai da đen thường bị bà con cô bác, hàng xóm láng giềng, coi rẻ cười chê. Bạn bè cùng lớp học chế nhạo bạc đãi. Nhửng trẻ con lai da màu đầu thai lầm thế kỷ nhu tụi tui, thật là tủi thân, tủi phận bất hạnh của mình. Thật là đau khổ lắm đó, quý vị ạ !
     Xin trở lại trừong hợp của tôi.  Các bạn học cùng lớp, cùng trường hầu như tránh xa tôi. Họ ghét tôi. Họ coi tôi như củi hủi vậy. Thật là xấu hổ vô cùng. Tuy nhiên Bà Ngoại tôi tỏ ra cảm thông, thương mến tôi . Bà là một Phật Tử thuần thành. Bà thường nói:
-Tất cả chúng sanh đều bình đẳng.
Vì vậy, Bà rất quan tâm săn sóc và thương yệu tôi. Do đó tôi cũng bớt tủi thân với người chung quanh. Bà hay dẫn tôi đi lễ Chùa vào những ngày lễ lớn..
 Những lúc đi học, tôi thưởng bị các bạn VN chế riễu chê bai như đã kể trên. Do đó tôi hay tủi thân khóc nhè dài dài. Các bạn Mỹ lai da trắng thì xinh đẹp. Mắt xanh, mũi lõ, da trắng. đôi môi đỏ chót như thoa son. Mái tó vàng hoe óng ả. Đa phần chúng đẹp ghê quá. Tôi thật cảm thấy ghen tỵ với nhan sắc của các cô gái lai Mỹ trằng. Lai Mỹ đen xấu quá phải không, kính thưa quý vị? Tôi thật xấu hổ, mất mặt bầu cua cá cọp hết ráo, bà con ạ!
+  
Sau ngày đổi đời bi thảm tang thương 30 tháng 4 năm 1975, hầu như dân Miền Nam ai ai cũng khổ cả. Câu tôi vì không đi lính cho chế độ cũ tại vì ông có tật. Chân trái của Câu bị tật hồi bé đi cà nhắc. Nhưng ông cũng từng bị tù một năm rưỡi, tù hình sư không khải tù chính trị. Số là Cậu cũng đua đòi theo một số người lợi dụng lúc thành phố Phan Rang bị chính quyền của chế độ cũ bỏ ngõ vào đêm  31 tháng 3, rạng ngày 1 tháng 4/ 1975, vỉ lúc đó Bắc quân đã chiếm cao nguyên cũng như Vùng I và một số tỉnh thuộc Vùng II Chiền Thuật. Một số thanh niên lấy súng của lính VNCH bỏ lại làm ăn cướp. Từng băng nhóm nổi lên cướp bóc khắp nơi trên đường phố Thống Nhât của thị xã PR. Một vài nhà bị bắn cháy. Nhiều tiệm bị cướp bắn nát cửa sắt chui vào ăn hàng. Cậu tôi tuy chân đi cà nhắc và chưa đi lính lần nào trong đời, cũng kiếm được một khẩu M 16 mang trên vai tiến ra phố ăn hàng như bao nhiêu dân hắc đạo khác. Kẻ nào có vũ khí trong tay là kẻ đó có sức mạnh, có quyền lực trong thành phố vô chính phủ lúc bấy giờ. Bỗng chốc người thanh niên da trắng trẻo dáng gầy chân đi cà thọt đã trở thành tên cướp kiếm chác cũng khá bộn bạc và của cải lúc đó. Cậu hoạt động ăn hàng riêng rẽ. Các băng cướp bậm trơn không chịu cho Cậu tôi nhập bọn vì chê Cậu có tật nơi chân. đi đứng chậm chạp. Cậu trở thành tên hắc đạo lẻ loi. Hoạt động độc lập, không có Đảng Trường, không có Đại Bàng, không có Cấp Chỉ Huy. Cậu cứ lai rai vác súng ra phồ ăn hàng. Sau ngày thành phố PR và tỉnh Ninh Thuận bị Bắc quân cưỡng chiếm vào ngày16 tháng 4 và cá MN rơi vào tay họ ngày 30 tháng 4/1975. Bọn ăn cướp bao gồm cả Cậu tôi bị đám VC nằm vùng báo cáo.lên chính quyền mới. Tất cả bị tập trung cải tạo. Vì chân Cậu đi cà nhắc nên Cậu làm việc nhẹ trong trại giam XHCN trong một nặm rưỡi. Cậu được tha về và chịu quản chế ở đia phương một năm rồi Cậu được trả quyền công dân sau đó. Trong khu phố cư dân, đa phần là dân Ngụy rặt, mới học tập cải tạo về. Ông Tổ Trưởng Dân Phố gốc trung sĩ thời Pháp thuộc và công chức lao công phù động thời VNCH, nhờ khai báo che giấu lý lịch và khéo ngoại giao, nên đươc chính quyền địa phương và công an khu vực đề nghị làm Tổ Trưởng Dân Phố và Cậu tôi lý lịch nhẹ nhất làm Phụ Tá Tổ Trưởng kiêm thư ký tổ vì Cậu có ăn học chút chút. Chữ nghĩa khá hơn ông Tổ Trưởng nhiều. Lúc bấy giờ Cậu tôi oai lắm đó. Cậu cứ lai rai ba sợi giải sầu chiều chiều với các dân chịu chơi đồng nghiệp. Ông Tổ Trưởng cũng khoái bia rượn và nhậu nhẹt vui chơi. Các ngài chức sắc địa phương lúc đó ai cũng nễ sợ cả. Công an khu vực thường nghe các ngài báo cáo về tình hình an ninh trật tự và đời sống của dân khu phố. Đặc biệt đám ngụy quân ngụy quyền tù cải tạo về địa phương các ngài Tồ Trưởng, Tổ Phó An Ninh, Phụ Tá TT báo cáo. Ai làm mích lòng họ thì mệt đấy. Dễ bị chính quyền đía phương hay công an khu vực theo dõi, đì sát nách, cho đi kinh tế mới, đi thủy lợi hay đi học tập cải tạo trở lại.
     Cậu tôi bây giờ ngon lành rồi đó. Còn ông Ngoại tôi cũng lý lịch tốt nên được nhà nước XHCN cho làm bảo vệ khu Dinh Tỉnh Ủy, tức Dinh Tỉnh Trưởng cũ ở gần bờ đê bên lề đường Hùng Vương, cạnh Trường Nữ Tiểu Học PR, gần Xóm Lò Heo. Thế là gia đình tôi bỗng chốc có chút tiếng tăm. Do đó, cuộc sống thoải mái hơn đám người gốc Ngụy khác. Má tôi sau đổii đời, vì lý lích tốt, nên dược tuyển làm công nhân làm đường của cơ quan nhà nước XHCN. Cuộc sống của mẹ con tôi cũng tạm ổn định trong khi hầu như cả nước nghèo khổ. Đa phần dân ngu khu đen ăn cơm độn gạo nấu vời sắn, khoai mì, bo bo...Tuy lương tiền không cao chừng 40  đồng tiền mới đổi, tiền XHCN, cộng 18 kí gạo ( vì lao động nặng làm sửa đường sá) và tem bìa công nghệ phẩm cũng tạm sống qua ngày đọan tháng cho gia đình Má tôi.
 Bỗng nhiên có chương trình xuất cảnh sang Hoa Kỳ cho con lai (Amerasian Children Program) và HO tức tù chình trị đã cải tạo ít nhất ba năm trở lên ( Humanitarian Organization). Tôi là cô bé lai da đen, vô danh tiểu tốt bị thiên hạ khinh dễ chê cười lâu nay, bổng như tôi gặp phép lạ. Tôi trở nên đắc giá vô cùng. Những gia đình giàu có tranh nhau mặc cả với Má tôi ngõ hầu mua cho được tôi để làm hồ sơ đi Mỹ. Mẹ tôi nghèo lại không ham đi Mỹ như bao nhiêu người khác, nên đã bán tôi với ai trả cao giá nhất để lấy tiền chi dùng, dưỡng già mai sau. Do đó tôi được cả nhả mua tôi ưu đãi. Tôi không còn lao động bằng tay chân vất vả nữa. Tôi khỏe ru bà rù. Tôi nghỉ ngơi bồi dưỡng sức khỏe và lo học Anh Văn để chuẩn bị đi Mỹ, sau khi gia đình mua tôi gặp phái đoàn phỏng vấn Hoa Kỳ chấp thuận cho định cư tại Xứ Cờ Hoa. Họ chờ ngày nhận vé máy bay lên đường thôi.
            “ Bây giờ lao động linh tinh
               Hoàn toàn chấm dứt, tiếng Anh học dần.
               Lọ Lem quý giá món hàng
               Mẹ mình đem bán lấy vàng nuôi thân.
               Cho con qua Mỹ giàu sang
               Sau này giúp Mẹ thêm Xuân tuổi già.”
    Thật ra Mẹ tôi cũng thương yêu tôi. Người Mẹ nào chẳng thương con. Tình mẫu tử thật thiêng liêng cao quý. “ Chỗ ướt Mẹ nằm Chỗ ráo con nằm.” “ Miễn con hạnh phúc. Việc gì Mẹ cũng làm vỉ lợi ích hài nhi” như thiên hạ thường ca tụng tỉnh Mẹ tuyệt vời như thế..
             ” Cuu mang chín tháng mười ngày
                Biềt bao gian khổ Mẹ này nuôi con
                Ru con ruột Mẹ héo hon
                Trông cho con lớn hao mòn giấc Xuân.”
  Người xưa thường ca tụng công lao sự hy sinh cao quý của người Mẹ.
                “ Công Cha như Núi Thái Sơn
                   Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
                   Một lòng thờ Mẹ kính Cha
                   Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
   Đức Phật cũng từng dạy:
      “ Ví bằng vai phải cỗng Mẹ, vai trái cỗng Cha suốt đời. Lốc thịt cho cha Mẹ ăn cũng không thể đền đáp đươc công ơn sinh thành dưỡng dục của song thân mình.”
            Như trên đã nói, Mẹ tôi vì hoàn cảnh gia đình nghèo nên bất đắc dĩ làm thế thôi, bà con ạ! Tôi cần phài đổi đời chứ! Chả lẽ tôi cứ ở VN với Mẹ đi làm thuê làm mướn, nhổ cỏ ruộng hay làm rầy cho người giàu thuê mướn dài dài sao? Qua sống ở Mỹ. tôi sẽ có nhiều cơ hôi tốt vươn lên. Hoa Kỳ là quê cha đất tổ của tôi. Là chỗ dựa an toàn của tôi. Là quốc gia giàu mạnh nhất thế giới như thiên hạ đồn đại ca tụng lâu nay. Qua Mỹ tôi sẽ có cơ hội làm ra tiền ngõ hầu gởi về giúp ông bà Ngoại và má tôi. Biết đấu sang Hoa Kỳ tôi may mắn gặp lại Cha tôi, nếu ông ta chưa về hầu Thanh Nhan Đức Chúa ở Nước Thiên Đàng. Má tôi bảo Cha tôi theo Đạo Tin Lành Baptist từ bé. Nếu ông còn sống thì hy vọng tôi sẽ gặp lại Bố mình. Dù là hy vọng mỏng manh như màn sương khói. Sống là hy vọng cho thêm yêu đời và phấn khởi lúc bay sang Miền Đất Hứa. Đứng là lá rụng về cội.
    Tuy nhiên khi qua Mỹ tôi không biết Cha tôi ở đâu mà tìm. Tầm hình của Cha tôi tặng Mẹ tôi ngày xưa đã bạc màu và hàng chữ đề tặng Bà, Ông có ký tên John Brown phía sau bức ảnh của người binh nhất HK, giờ cũng mờ nhạt cũ mèm. Nếu còn sống lúc này Ba tôi cũng già rồi. Nước Mỹ rộng mênh mông bao la bát ngát. Làm sao tôi có thể đi tìm cho ra thân phu của tôi đây  ? Tôi cứ ôm hy vọng để mà sống. Khi sang Mỹ tôi học thêm tiếng Anh ở Hội USCC ( United States Catholic Communities) và đi làm kiếm sống. Tôi lai rai gởi tiền về Má tôi. Bà mừng vô cùng. Bà viết thư khen tôi: Trong lá thư dài có đoạn :
     “ Con gái cưng của Má rất có hiếu. Con giùp đỡ Má. Má mừng lắm. Má lúc này đã cao tuổi và nghỉ hưu rồi. Má sức khỏe cũng tàn tạ rồi con ơi! Má không cón làm công nhân phu lục lộ của nhà nước nữa, con à! Ông Bà Ngoại đã từ trần rồi. Cậu An ( tức ông Cậu dẹo chân) cũng hết làm Phụ Tá kiêm Thư Kỳ Tổ Dân Phố . Mợ còn làm Đội Vệ Sinh Thành Phố PR-Tháp Chàm. Thằng Cu Xìn, con trai lớn của Cậu, đã lập gia đình. Giờ đây nó cũng sanh tật nhậu nhẹt say xỉn như Cha nó trước kia .Đúng là “Cha nào con nấy”. Con hãy rán giữ gìn sức khỏe nghe con ! Chừng nào con lại về VN thăm gia đình Má và Cậu đầy? Má cám con đã gửi tiền cho Má ( hai trăm đô).
     Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi về thăm quê hương của mẫu thân, hàng xóm người thân và bạn bè tỏ ra niềm nỡ chào, đón tôi rất vồn vã nồng nhiệt. Họ không còn coi rẻ tôi như trước đây. Đời là vậy mà. Tôi còn nhớ cậu thơ nổi danh của cồ nhân:
   “ Vai mang túi bạc kè kè
      Nói quấy nói quá, họ nghe rầm rầm.”
Hay sâu sắc thâm trầm hơn:
    “ Nghèo giữa chợ không ai han hỏi
      Giáu đầu non nhiều kẻ viếng thăm.”
 Tình đời là như thế. Nắng mưa, ấm lạnh, ngọt bùi tùy lúc, tùy thời, tùy người, tùy cảnh
                                         ooo      
Ai cũng phải công nhận rằng ở Mỹ đời sống hằng ngày đa số thật là bận rộn với công việc làm ăn của mình, nhất là những ai còn “ Cày”. Còn phải làm việc để nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình cũng như thân nhân còn kẹt ở VN.  Ai nấy hầu như lo lao động sinh nhai, kiếm càng nhiều đô la càng tốt. Tuy nhiên cuộc sống thật tự do, thoải mái, dễ chịu vô cùng. Nhất là đối với giới trẻ có nhiều cơ hội để tiền thân, dể vươn lên Tại Xứ Cờ Hoa. tôi làm ra tiền để dành phòng thân và thỉnh thoảng gởi về giúp đỡ Má tôi và Cậu tôi. Dầu sao Bà cũng là Mẹ ruột của tôi. Mẹ nào chả thương yêu con. Con cái nào chả thương yêu Cha Mẹ ruột của mình. Người mà không thương yêu Cha Mẹ ruột và người thân của mình, thì còn thương yêu ai trên đời này nữa, như lời một nhà văn nào đó đã viết ra, phải không kính thưa quý vị? Chưa biết tương lai của đời tôi sẽ ra sao. Tuy nhiên tôi vẫn luôn luôn phấn dấu ngõ hầu vuơn lên, lao động để nuôi sống bản thân và giúp đỡ Mẹ tôi. Đó cũng là niềm hạnh phúc lớn lao của tôi vậy. Tôi rất vui mỗi lần Lễ Vu Lan đi lễ ở chùa địa phương, các em bé gắn vào áo tôi bông hồng tưoi thắm, xinh xắn. Tôi hãnh diện và vui mùng vô cùng vì tôi còn có Mẹ ruột của mình để gởi quà tặng hàng tháng và gọi  điện thoại thăm hỏi Người thường xuyên.
                    “ Mẹ còn khỏe mạnh con vui
                      Tha hương con vẫn nhớ hoài Mẫu Thân.
                       Món quà giúp Mẹ đỡ đần
                       Tầm lòng hiếu thảo ngát Xuân con này.
                        Mong cho sức khỏe Mẹ đây
                        Bình an khỏe mạnh, con rày hân hoan.”
                              ( Viết theo lời kể của cô Út Nhỏ)
                               
                                          THU HỒNG

                                       
 
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân