TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Thằng hề
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Thằng hề

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Cầu Đất



Ngày tham gia: 02 Sep 2009
Số bài: 9

Bài gửiGửi: Sun Oct 11, 2009 7:00 pm    Tiêu đề: Thằng hề
Tác Giả: Cầu đất





Thằng hề  

Cầu đất

Thời gian cấp bách lắm rồi.
1.

Không giống những người ở cái huyện nhỏ xa xôi  đó, hắn xuất thân từ một gia đình có của ăn của để. Hắn không thích làm việc không phải vì hắn chê tiền, nhưng vì bản tính hắn vốn không chịu khó, chịu khổ được. Hắn thích xuất hiện nơi chỗ đông người, thích được mọi người chú ý, nhất là phụ nữ. Miệng lúc nào cũng huýt sáo hay hát nghêu ngao. Một ngày nọ , hắn cũng chen vào đám đông đứng  xem mấy người sơn đông mãi võ làm trò, bán thuốc. Tan cuộc, hắn đến gạ chuyện, làm quen.  Hôm sau, người ta thấy hắn đứng cầm loa , nói năng vanh vách như thể hắn là người quen việc trong nghề. Ai cũng bất ngờ. Thỉnh thoảng hắn cất cao giọng đệm mấy câu “con cò bay lã lã bay la” nghe ngọt xớt. Hắn ngân chưa hết câu  tiếng vỗ tay đã vang lên rào rào. Không ngờ ở chốn đồng không mông quạnh này lại có người hát hay đến thế. Ngoài giọng hát du dương, hắn còn cái mã đẹp trai nên đám đàn bà con gái cứ mê mẫn. Nhờ có hắn, người xem cứ đông thêm, thuốc cũng bán chạy hơn. Hắn được nhiều người biết đến kể từ ngày ấy.

Đám người bán thuốc sơn đông  chỉ lưu lại non một tuần rồi thu dọn ra đi. Hắn không đi với họ mà ở lại với ngôi chợ nhỏ cùng chuỗi ngày yên tỉnh. Tính ham vui của hắn chỉ bốc đồng đến thế.

2.
Trong huyện có cái sân đình  khá rộng. Những ngày nắng nóng, tạt vào sân đình ngồi một lát dưới bóng cây đa thì không còn chỗ nào mát mẻ hơn. Đây cũng là chỗ mấy gánh hát rong thường ghé diễn vài đêm, những đêm mát trời. Mùa mưa  họ phải che mái mà diễn dưới ánh sáng nhợt nhạt của mấy ngọn đèn măng sông
 
Một ngày nọ,  khoảng chừng ba, bốn giờ chiều, một chiếc xe tải  cũ kỹ chở một gánh hát rong vào làng. Xe  đổ cạnh sân đình. Họ đến với nhiều thứ  lỉnh kỉnh: phông màn, cánh gà, trống kèn, đàn, sáo…Khi người và vật dụng đã bỏ hết xuống, chiếc xe trở đầu chạy ra đường cái mất hút  trong đám bụi đường mù mịt. Cũng  chính lúc đó, không ai bảo ai, mọi người  băt  tay vào việc.

Hắn xuất hiện rất đúng lúc  Chẳng cần ai mời gọi,  hắn xấn đến giúp một tay khuân vác, dọn dẹp các thứ rương hòm, vật dụng.. Hắn đùa giởn nói chuyện huyên thuyên như đã quen họ từ trước.  Hắn làm người ta  quên mất  sự vất vả, nhọc nhằn của kiếp đời nghệ sĩ lang bạt. Ông bầu đã đi vào trong làng liên hệ mượn cái sân đình để dựng sân khấu. Một chiếc lều vừa được dựng lên.  Một em bé  đi gom cành, lá khô để  đun bếp.
Một cô gái đến cái giếng gần đó xin nước vo gạo cho buổi cơm chiều. Đã có hắn đứng chờ  sắn với chếc gàu múc nước trên tay.
  Gánh hát này mới thành lập nên một thanh niên nhanh nhẹn như hắn chắc chắn không phải người thừa. Vậy là hắn được nhận vào làm. Một chân sai vặt vui tính.
Hôm sau gánh hát chuẩn bị cho buổi diễn đầu tiên thì  kép chính bị bệnh sốt rét tái phát, không lên sân khấu được. Có người thấy hắn miệng mồm  nhanh nhẩu đề nghị cho vào vai diễn thử,  Một gã ăn chơi đàn điếm? một tên nịnh thần?  một đứa loạn luân, ..  vai nào hắn cũng diễn ngon ơ. Thật dễ dàng. Không phải làm đi làm lại nhiiều lần. Hắn tự tin  hơn cả những người đã từng qua trường lớp. Hắn  có tài đánh động những tình cảm sâu kín  trong lòng người: vui, buồn, mơ mộng, yêu ghét…. Giọng ca của hắn như  mê hoặc, thôi miên. Hắn  không học ai cả. Thiên tài không cần học. Tài năng ở ngay trong máu. Muốn diễn hay phải sống thực. Hắn đã sống qua những vai đó ngoài đời. Đời là một vở kịch dài, nên với hắn vô tình đã thành phản xạ tự nhiên,

 Chẳng  mất công thắp đuốc đi tìm, bỗng dưng có nhân tài  trong tay, có nằm mơ cũng chẳng thấy! Bầu gánh rất yên lòng. Trong kinh doanh, ông chủ nhỏ nào mà không hy vọng sẽ có một ngày  trở thành ông chủ lớn. Chủ một gánh hát lớn, trong tay có nhiều đào kép nổi tiếng, có rạp diễn riêng ở thủ đô. Khán giả chen chúc mua vé, cả vé chợ đen.

Vậy là hắn bắt đầu cuộc đời nghệ sĩ lăn lóc gió sương. Người nghệ sĩ gánh hát rong sống gần với làng quê, với dân quê, nên tình cảm họ rát giản dị. Những lúc rảnh rỗi, đám nghệ sĩ  thường được dân mời đến nhà chơi. Củ khoai, múi mít, chén rượu gạo với trái cóc hay miếng cá khô …Cũng có khi họ chụm đầu  trên chiếu bạc sát phạt nhau.Tứ sắc, các tê, bài cào, xì phé…Đó là lúc hắn hiện nguyên hình một tay đểu cán.

Gánh hát rong là nơi gặp nhau của những người có cùng một đam mê: mê ánh đèn sân khấu. Họ yêu nghệ thuật. Khi yêu người ta phải hy sinh. Làm nghệ sĩ của một gánh hát rong đồng nghĩa với  chấp nhận  một cuộc sống đầy dẫy thử thách. Rày đây mai đó, bệnh tật, nghèo khổ. Muốn gánh hát tồn tại, mọi người phải dựa vào nhau, sống với nhau như anh em trong một gia đình. Trong tiệc rượu họ đã từng nâng chén thề sống chết có nhau.

Nhưng chỉ khi phải đối diện với  khó khăn nghiệt ngã bản chất con người mới có cơ hội  bộc lộ một cách trần trụi. Trong cuộc hành trình khó nhọc của họ đã có nhiều người nhập cuộc, nhưng không phải là không có người  bỏ cuộc, chia tay. Hắn là  người đầu tiên đào tẩu. Hăn không sinh ra để sống trong cảnh cơ hàn, vất vả đó. Hắn bỏ gánh mà đi, cái ngày anh em  vừa bắt tay tập vở tuồng mới, một vở tuồng được mọi người kỳ vọng.

3.
Sau đó không lâu, người ta thấy hắn lăn xăn trong một gánh hát khác ở một thị trấn phía nam. Ngoài tiền lương trả theo số xuất diễn hắn còn được  bao luôn ăn,ở.
 Từ cái huyện nhỏ heo hút  rồi đến cái đình làng tối tăm hằng đêm leo heo mấy ngọn đèn vàng vọt, quanh quẩn với đám nghệ sĩ nghèo khổ hom hem, có  ai ngờ được giờ đây hắn đang sống phong lưu như một ông hoàng. Hắn đã đạt được điều hắn hằng mơ ước.  Hắn muốn có nhiều tiền, ở đây không thiếu tiền. Hắn muốn có gái đẹp, ở đây không thiếu gái đẹp. Những lúc cao hứng, hắn ngân nga  những câu ca chế riễu bọn nhà quê học làm nghệ sĩ, bêu diếu cai lý tưởng họ đang theo đuổi. Với hắn đám nghệ sĩ hát rong kia chẳng hơn gì đám sơn đông mãi võ  bán cao đơn hoàn tán.  Hắn tự hào đã chạy xa cái chợ huyện buồn tênh và thoát  khỏi gánh hát rong nghèo mạt. Thời điểm này là lúc tài năng chấp cánh. Hắn được tự do ca hát, ăn chơi.  Nếu trong tiểu thuyết thời ấy, một anh chàng  trúng số độc đắc chỉ biết thốt một câu văng tục để diễn tả  niếm sung sướng tột cùng của mình,  thi hắn đú tài ca ngợi  cuộc sống huy hoàng  của nơi mới đến.  Hắn hát đú loại nhạc: dân ca, tình ca, tâm ca,  đạo ca. Đó là quảng đời mà sự nghiệp cầm ca của hắn lên như diều gặp gió. Hắn trở thành thần tượng của rất ám đông cuồng nhiệt.

  Cuộc sống ở thị trấn này  bên ngoài có vẻ  yên bình .Thực ra ,mọi người luôn sống
 trong hồi hộp, dù không ai nói ra điều mình lo lắng trong lòng. Nhà cửa ở đây kiến trúc gạch ngói đơn sơ, mái tôn vách ván, củ kỹ hàng bao nhiêu đời. Cư dân ở đây  sợ động đất, tuy động đát chưa bao giờ xãy ra. Họ sợ sóng thần, tuy sóng thần chưa hề xẫy đến. Họ sợ đất  sụt, lốc xoáy…Thời buổi này  chuyện gì cũng có thể xẫy ra.
  Và ngày kia, điều họ lo sợ đã xãy ra.

  Đêm  xãy ra hỏa hoạn, mọi người đang yên giấc. Đó là vụ hỏa hoạn lớn nhất từ trước tới nay. Ngọn lữa hung hãn lan tỏa mọi hướng, mọi nơi dù đêm đó  không có gió mạnh. Cả một góc trời rực lửa  trong đêm tối. Tiếng người rên la, kêu  khóc gọi tìm nhau. Ai vớ được cái gì thi cố  mà chạy thoát thân. Nhiều kẻ phải bỏ của chạy lấy người. Đoàn hát đã bị thiêu rụi cả người lẫn của.  Ngọn lữa đã hũy diệt  tất cả :  những ngai vàng , áo mão, võng lọng…, và , thật đau lòng, tất cả  diễn viên của đoàn hát!  Sau một ngày đêm lao động nghệ thuật rã rời, họ vùi vào giấc ngủ say. Tai họa đột ngột ập đến, không ai thoát kịp. Có người chết mà chưa kịp lảnh tháng lương cuối cùng  

 Giày dép còn có số, huống chi con người. Hắn tin vậy. Cả đoàn hát bị chết thiêu, trừ hắn. Sau buổi diễn mỗi đêm hắn thường đi chơi khuya ngoài thi trấn. Số hắn không chết. Trận hõa hoạn biến thị trấn thành một nơi hoang tàn, bình địa. Con chim cũng chẳng còn chỗ đậu. Hắn không còn chỗ ở. Không còn việc làm. Không còn ai quen, nên hắn quyết định ra đi.

4.
Hắn lang thang đến một nơi xa lạ, làm đủ thứ việc để có được cái ăn: rữa chuồng ngựa,  chùi nhà  xí. …Dần dà hắn cũng quen với những nhọc nhằn và cay đắng của cuộc sống tha hương . Đôi khi hắn muốn ca hát cho vui đời. Nhưng ở cái xứ lạ hoắc này, không ai rảnh để ngồi nghe hắn hát và vỗ tay khen thưởng. Mà tiếng hát của hắn ở đây cũng  rất xa lạ với những người chung quanh. Không được hát có nghĩa là không có phụ nữ  gần bên. Phụ nữ ở đây không ai thèm để ý đến một  người được gửi vào viện dưỡng lão như hắn. Trong giấc ngủ dường như tai hắn còn vẳng  nghe những tràng vỗ tay không dứt, trước mắt hắn chập chờn những  tấm pa nô quảng cáo to tướng in chân dung và tên hắn. Hắn  nhớ nghề ca hát ngày nào. Hắn chợt thèm trở về nơi trước kia  hắn được nhiều người tôn làm thần tượng.Đó cũng là nơi hắn đã trốn bỏ mà đi.
.
Hắn định bụng thế nào cũng phải trở về, tuy đường trở về xa lắm. Qua dò hỏi, hắn được biết quê hắn bây giờ đã thay đỗi nhiều. Ruộng đồng ngày xưa nay đã biến thành những khu công nghiệp, khu chế xuất. Những con đê ngày đó nay là những con đường nhựa phố xá sầm uất tấp nập đông vui. Đình làng cũ nay là nhà hát thành phố, đèn điện sáng thâu đêm. Gánh hát rong ngày đó nay là một đoàn hát lón, chỉ diễn cố định ở thành phố. Đêm nào cũng sáng đèn. Thỉnh thoảng đoàn cũng đi lưu diễn ở nước ngoài.. Chừng ấy  chi tiết đủ làm máu nghệ sĩ trong người hắn sôi lên. Nhất định hắn phải trở về. Hăn sẽ lại bước ra sân khấu, sẽ lại vang danh, sẽ có nhiều phụ nữ vây quanh như thời mấy chục năm về trước.

Nhưng hắn có linh tính ngày về sẽ không êm ả .Hắn cô quên  cái ngày  hắn bỏ gánh hát mà đi lúc anh em đang tập tuồng mới, Hắn cố quên  những câu ca  đã  đặt  ra để  bêu diếu cái nghèo khổ và quê kệch của họ và vênh váo với kiếp sống xa hoa. Hắn cố quên hai tháng lương mượn trước và chiếc xe đạp của ông bầu đem đi  bán rồi bỏ trốn. Hắn cố quên những người đã  bị hắn gạt tình, gạt tiền. Hắn tin  mình  sẽ đứng vững trước những lời cay độc sẽ phải gánh chịu trong ngày tái ngộ. Trong cuộc sống sự chọn lựa nào cũng đều phải trả giá.  Hắn chuẩn bị tinh thần rất kỹ. Hắn nhẩm đi nhẩm lại từng mẫu đối thoại sẽ phải nói  lúc sẽ vào vai. Hắn là con người biết uốn mình theo chiều gió. Qua bao nhiêu thăng trầm hắn chưa bao giờ bị quật ngã. Ngoài cái số đào hoa hắn còn tin vào số may mắn của mình.  

5.

Cuối cùng hắn cũng tìm ra nơi phải đến. Hắn ngỡ ngàng trước sự thay đổi của xóm làng.ngày cũ. Hắn đứng tần ngần rất lâu trước tòa nhà có  khắc mấy chữ ‘NHÀ HÁT THÀNH PHỐ trông thật hoành tráng’. Nhớ lại ngày trước hắn bước vào gánh hát rong đễ dàng biết chừng nào. Nhưng bây giờ  chân hắn sắp bước lên mấy bậc thềm kia để vào bên trong mà đã cảm thấy bước đi sao quá nặng nề. Nhưng hắn nhất quyết sẽ đến với một  đoàn hát  lớn. Một đoàn hát có thương hiệu đàng hoàng. Danh vọng đang chờ hắn ở đấy.

Hắn thật bất ngờ trong giây phút đầu gặp gỡ.
Chẳng ai nhắc lại chuyện xưa, nhưng lòng hắn cảm thấy bất an, tuy bên ngoài  cố giữ vẽ bình thản, tự nhiên. Nhưng  có cái gì đó không được tự nhiên trong  cách ăn nói, xưng hô với những người bạn cũ, mới trong đoàn. Mọi người xem  như chẳng có chuyện gì xẫy ra trước đây.. Ông bầu không nhắc chuyện số tiền hắn vay, chiếc xe đạp hắn mượn.  Ban bè  cũ không ai nhắc lại chuyện vở tuồng tập dỡ dang ngày  đó. Những món nợ tình nợ tiền cũng chẳng nghe ai đá động tới. Hình như khi cuộc sống sung túc  con người  thường tỏ ra rộng lượng và hào phóng.  Chỉ có điều đáng nói là  mọi người đều nhìn hắn như nhìn một vật gì lạ mắt.

Vậy là hắn lại được thu nhận vào đoàn hát lớn.
Thực ra đoàn hát đó không cần đến hắn. Sau bao nhiêu năm tháng vun đắp, xây dựng, giờ đây họ  đã đủ đào đủ kép. Vậy mà khi hắn  tới xin việc, không thấy ai lắc đầu. Hắn nghĩ rằng hào quang của hắn chình là lá bùa hộ mệnh. Ai  mà chẳng muốn kết thân với người nỗi tiếng. Chuyện ‘thấy sang bắt quàng làm họ’ vẫn  thường xãy ra  ở mọi nơi.  Hắn dặn lòng rồi đây hắn sẽ làm cho mọi người nhớ rằng hắn là một thiên tài, dù là một thiên tài bệnh hoạn. Ngày hắn chết phải là  một ngày quốc tang.

Nhân viên đoàn hát cứ xì xào thắc mắc không biết một lảo già gần đất xa trời như hắn
mà mấy ông lãnh đạo nhà hát thu nhận vào  làm gì.
Có ai đó nói:
- Hắn sẽ không  diễn vai chính.
Lại nghe có tiếng  góp vào:
-  Cũng chẳng có vai phụ.
Đạo diễn nhà hát phác họa vai diễn dành cho hắn với anh em nghệ sĩ :
 - Hãy tưởng tượng một lão già râu tóc bạc phơ, mặc chiếc quần bò bó sát,  run rẩy  bước ra sân khấu đứng trước cái rạp đầy ắp khán giả mà  dậm dật gào lên mấy câu dâm ca “ “Đêm hôm đó yêu em yêu em chưa từng, long lỡ trời rung rinh trái đất… !” Vỡ rạp là cái chắc!’
Quả không sai, không chờ ông dứt câu  đám nghệ sĩ  đồng loạt vỗ tay khoái chí:
- Có lý! Có lý!
Càng nói Ông  càng cao hứng:

-  Vai hề rất thích hợp cho hắn. Khỏi cần kịch bản. Khỏi cần đạo diễn. Khỏi cần hóa trang. Cứ để cái mặt thật của hắn như thế. Chỉ cần thấy hắn xuất hiện  là khán giả đủ cười bò lăn rồi. Gánh hát nào cũng cần có thằng hề.

Từ ngày được vào đoàn hát,  hắn chỉ sắm vai hề.
Nhưng rồi thời gian  trôi qua,  bây giờ thấy hắn không còn mấy ai cười  nữa.  [sg 08]

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân