TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - BA NGƯỜI BẠN
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

BA NGƯỜI BẠN

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MINH CAN



Ngày tham gia: 06 Jun 2008
Số bài: 431

Bài gửiGửi: Tue Aug 11, 2009 1:33 pm    Tiêu đề: BA NGƯỜI BẠN
Tác Giả: NGUYỀN CẨM



BA NGƯỜI BẠN
NGUYÊN CẨM

Khi thằng Vũ, cháu của ông Nguyên, lái chiếc xe Dream II chạy vào thành phố Phan Rang thì trời đã hoàng hôn. Buổi chiều buông phủ rất nhanh. Lúc xe chạy qua Cầu Đạo Long, chàng trông tháy vài người khách nhàn du đang đứng hóng mát bên thành cầu. Con Sông Dinh nổi tiếng của quê hương nắng gió “ Đất cày lên sỏi đá”. Dòng nước cạn hầu như quanh năm suốt tháng. Nước chảy lờ đờ dưới gầm cầu. Nước chỉ đầy vào mùa mưa lũ. Xa xa, cồn cát vàng lấp lánh ánh nắng chiều còn le lói một vài nơi trên sông. Thành phố đã lên đèn. Đèn điện giờ này sáng choang khắp ngã.
Lúc bấy giờ, ông Nguyên hướng dẫn cháu mình đang lái xe trên Đại lộThống Nhất rẽ vào Khu Tam Giác. Ông cùng con gái Út từ xứ Cờ Hoa, vừa mới về thăm quê hương mấy hôm nay. Ông nhờ các cháu dùng xe gắn máy đưa hai cha con đi thăm bà con, cô bác, người thân và bạn bè đã xa cách lâu nay. Hôm đó, ông ghé vào thăm vợ chồng ông Văn tại Khu Tam Giác. Ngôi nhà đúc một lầu trên đường Ngô Gia Tự của ông bạn Văn, thật đồ sộ, khang trang. Ngôi nhà nổi bật giữa những nhà cửa cư dân khác đang nằm khiêm nhường dưới ánh diện chấp chóa, rải rác dọc theo hai bên đường phố. Phía sau là đồng ruộng lúa xanh biếc. Các loại cây ăn trái của một vài nhà dân như dừa, ổi, chuối... được trồng sau vườn thưa thớt đó đây.
Trong thời kỳ mở cửa, đổi mới Kinh Tế Thị Trường ( KTTT), thành phố nắng gió quê hương, giờ đây, trông đổi khác nhiều. Phố phường đã mang một bộ mặt mới. Đường sá mở rộng hơn trước. Nhiều con lộ mới mở, thênh thang chạy ra tận vùng ngoại ô thành phố. Có nhiều nhà lầu mới cất đồ sộ, khang trang, chen chúc nhau mọc lên khắp nơi trong “Thị xã hẩu như nóng bốn mùa “ này.
Lúc bấy giờ, Vũ thắng chiếc xe Dream trước cỗng nhà Ông Văn, Tấm bảng gắn trước cỗng ra vào nổi bật hai chữ : “ Nhà Trọ” Thì ra ông bạn của chàng đã xây thêm nhiều phòng ốc trên khu đất rộng rãi, nằm phía sau nhà mình, để làm ăn trong thời kỳ đổi mới KTTT .
Vừa bước qua ngưỡng cửa sắt, Ông Nguyên trông thấy Văn đang đứng cạnh bà vợ kế của mình, Bà Lành. Nguyên liền gọi to:
- Văn!
Kịp lúc Văn cũng nhận ra bạn:
- Nguyên!
Thế là hai người bạn thân mừng rỡ, ôm chầm lấy nhau. Lúc đó có cả Ông Trần, cũng là bạn đồng song, đống môn, đồng cấp lớp, đồng nghiệp, đồng tù sau ngày 30 tháng 4 đen. Ông Trần cũng dạy Trường THDT với hai ông trước kia. Ông Trần cũng là SQ Biệt Phái BGD. Tuy nhiên, thời gian bị tập trung cải tạo của ông, không đủ tiêu chuẩn để được xét chấp thuận định cư tại Mỹ ( dưới ba năm).
Thế là anh em hàn huyên tâm sự thân mật, vui vẻ cho bỏ những ngày xa cách nhau nhiều năm qua. Nguyên có hỏi Văn về ông bạn Như. Văn buồn rầu cho biết:
- Như đã ra đi vĩnh vịễn mấy năm rồi.
Nguyên trố mắt nhìn bạn, Ngạc nhiên hỏi liền:
- Anh ta vì sao từ trần vậy Văn?
Văn đứa mắt nhìn lơ dãng ngó ra con phố, rải rác xe cộ đủ loại và khách bộ hành qua lại bên lề đường.

-Như bị bịnh hiểm nghèo, ung thư gan. Như vĩnh biệt người thân tại Phương Cựu các đây ba năm.
ooo
Ngày xưa, ba người bạn chơi thân với nhau từ thuở còn mài đũng quần trên ghế nhà trường. Bây giờ một người vằng số, đã vĩnh biệt trần gian đầy khổ đau và hệ lụy này vế miền vĩnh hằng. Nguyên nghe Văn cho biết, cảm thấy lòng mình xúc động thương tíếc vô vàn người bạn nối khố năm nào, đã một đời hầu như gian nan vất vả. Bao nhiêu tang thương, biến đổi, bất hạnh trút lên cuộc đời của bạn Như. Nguyên xin thắp một nén hương lòng để tưởng nhớ người bạn chí thân này. Lúc bấy giờ chàng bàng hoàng xao xuyến. Bao nhiêu hoài niệm xa xưa, chôn vùi trong vùng trời ký ức của tuổi hoa niên, trong phút chốc lại bùng lên, tỏa lấp lánh trong tâm thức chàng càng lúc càng rõ nét.
Hồi đó, ba học sinh lớp Đệ Thất là Như, Văn và Nguyên đã chơi thân với nhau. Văn học lớp Đệ Thất 1. Như và Nguyên, lớp Đệ Thất 2. Trường THDT lúc đó chí có vỏn vẹn 6 lớp. Một Đệ Ngũ, hai Đệ Lục, ba Đệ Thất vào niên khóa 1955-56. Ba học sinh này đều con nhà nghèo, chăm học và có chí tiến thủ. Họ dự trù tương lai. Sau khi họ hoc hết bậc trung học Đệ Nhất Cấp, nếu không được học lên lớp cao hơn họ sẽ tình nguyện đi “Thiếu Sinh Quân”để có cơ hội được chính phù cho học bậc cao hơn. Ví Trường Thiếu Sinh Quân của QLVNCH, lúc bấy giờ giúp đỡ. Trường này dành cho con em các thương binh liệt sĩ hay con nhà nghèo mà học giỏi đã thi đậu vào đây.
Hổi đó, Văn là con trai trưởng trong một gia đình đông con. Bố mẹ chàng quê quán Mỹ Tường, Nhà chàng ở Phường Mỹ Hương, gần đường Hùng Vương. Ba chàng là tài xế chiếc xe đò, do ông làm chủ. Ông chở khách tứ PR vế quê mình và ngược lại, rước khách tứ MT về bến xe PR. Tuy gia đinh ông bạn Văn đông anh, chị em, nhưng nhờ nguời cha cột trụ, làm ra tiền hằng ngày, trang trải mọi chi phì cho tổ ấm thân yêu của họ, nên cũng tạm sống qua ngày, Còn Như thì quê quán ở vùng duyên hải Phương Cựu. Chàng mồ côi cha từ bé. Bà mẹ già yếu. Người chị duy nhất, dã có`chồng con ở xa quê chàng. Hai vợ chồng họ, hiện ngụ tại thị xã PR. Chị ta cũng đông con, nhà nghèo thành thử hầu như không giúp đỡ gì được cho bà mẹ già ýêu ở xa và đứa em trai đang cần tiền thanh toán chỗ trọ và tiền sách vở chi phí hằng ngày. May mắn nhờ học khá, Như được một gia đình công chức gốc Bắc di cư 54, nhận làm con nuôi, cho chàng tiềp tục ăn học tại Trường công lập THDT lớn nhất tỉnh NT lúc bấy giờ.
Một hoài niệm tuyệt vời trong đời HSDT làm Nguyên nhớ mãi là đầu tháng 1/1956 Trường THDT có tổ chưc một chuyến du ngoạn, tham quan danh lam thắng cảnh tại thành phố biển nổi danh “ Nha Thành mến yêu miền thùy dương cát trắng” của nhạc sĩ tài hoa Minh Kỳ. Cuộc đi chơi này kéo dài trong 2 ngày, 1 đềm. Toàn thể GS và HSDT ngụ tại Trường THVTánh Nha Trang.
Ba giờ rưỡi sáng hôm ấy, toàn thể GS và HSDT đã có mặt tại Trường Nam THPR. Đoàn xe GMC của Tỉểu Khu NT, đưa họ lên nhà ga xe lửa Tháp Chàm. Những chiếc xe nhà binh chở dầy HS, lướt bon bon, nhẹ nhàng, rồi hùng dũng chạy nhanh vun vút. Gió khuya thổi lùa rì rào, ví vèo, vi vu mát lạnh. Đoàn xe nối tiếp nhau, lướt dài trên mặt đường nhựa bóng loáng, còn ướt đẫm sương đêm. Học sinh ngồi trên xe, ca vang tưng bừng, rộn rã, phấn khởi nhạc khúc hùng tráng thời thượng, rất thịnh hành vào lúc đó, chẳng hạn:
“ Đi... về Miên Nam! Miền hương thơm bông lúa tràn ngập đây đồng...”
Đoàn xe GMC đổ trước nhà ga xe hỏa TC. HS xuồng xe. Họ vội vã lên tàu. Đầy ba toa. Cói hụ vang và chạy ra Nha Trang ( NT). Học sinh cứ tha hồ ca hát vang vang vừa vỗ tay thích thú, hân hoan vô cùng, trong khi xe lửa vẫn chạy xinh xịch đều đều. Tàu hỏa cứ lao đi vun vút, nghiến mặt đường sằt, rin rít, rầm râm liên tu bất tận. Thật là thích thú vô cùng cho HS trong chuyến du ngoạn tham quan danh lam thắng cảnh của thành phố biển nổi danh kiều diễm nhất nườc và cả Đông Dương vào lúc bấy giờ.
Vào ga NT, xe dừng bánh. HS vội vàng bước xuống. Họ xềp hàng rất trật tự, Họ lần lượt leo lên đoàn xe GMC do Phân Khu Duyên Hải tổ chức đón rước HSDT về ngay Trường TH VTNT. Sau lễ chào Quốc Kỷ do Trường VT tổ chúc. Họ về các lớp nghỉ ngơi rồi doàn xe nhà binh đưa họ xuống viếng thăm các cơ sở nổi danh của thănh phố biền NT. Trước hết, thầy trò của Trường DT thăm viếng Hải Học Viện NT ( HHV) gần bên Cầu Đá. Đây là lần đẩu tiên họ trông thấy bao thứ lạ ngoải biển cả bao la xanh biếc. Nhiều loại tôm cá, to nhỏ, đủ màu sắc. Chúng được nuôi trong các hồ lớn hay tủ kính trong HHV. Sau đó, họ di thăm các cơ sở khác. Họ vể Trường VT dùng bữa trưa và nghỉ ngơi thoải mái. Buổi chiều, họ đi xe GMC thăm Tháp Bà, di tích lịch sử của Chiêm Quốc xa xưa. Ngôi tháp uy nghi, hùng vĩ, ngự trị trên đồi cao. Dưới kia là chìêc Cầu Xóm Bóng. Xa xa, là Xóm Chài, cùng tên với cây cầu nổi danh cùa Nha Thành. Phía trước mặt họ, dưới kia là biển cả mênh mông, xanh biếc một màu. Biển Nha Trang đẹp tuyệt vời. Biển trải dài vô tận, như một tấm thảm nhung mượt mà. Lăn tăn sóng gợn và vỗ vào bờ rì rào, bất tận.
Buổi tối hôm ấy, HS TrườngTHVT tổ chức đêm văn nghệ cây nhà lá vườn rất nhiệt tinh, hấp dẩn, lôi cuốn khán giả hai trường thân mến. Những vở hài kịch những tốp ca, đơn ca, đồng ca, khiêu vũ rất hay, sôi nổi và vui nhộn ngoài sân để làm quà đón tiếp thân hữu GS/ HSDTNT Phan Rang, Ngoài ra, hai trường cón hò hẹn gặp nhau tai PR. Trường VT hứa sẽ tổ chưc chuyến du ngoạn, di thăm đáp lễ sau này. Hôm sau, HSDT lại được đoàn xe cam nhông dón dưa đi tham quan, thăm viếng Trường Hải Quân, rồi Không Quân NT. Toàn thể HS được GS hướng dẫn diễn hành qua Đại Lộ Độc Lập, con đường lớn nhất của thành phố NT. Họ đi vào dinh của Tr/Tá Chỉ Huy Trưởng Phân Khu Duỵên Hải. Các ca sĩ nổi danh Nha Thành, lần lượt lên trinh bày những bài hát thời thượng tuyệt vời. GSHS vê nghỉ ngơi buổi trưa hôm ấy tại Trường VT.
Buổi chiều, họ viếng thăm Viện Pasteur, nằm sát bờ biển diễm lệ của thành phố duyên hải NT.
Một HSDT ghi lại bài thơ sau đây, kể lại đầy đủ chi tiết của cuộc hành trì du ngoạn trong hai ngày một dêm ấy. Bài thơ được dăng tải trên tờ Tuấn Báo Văn Nghệ Học Sinh. Đến hôm nay, ông Nguyên còn nhớ như sau:
“ Nha Trang! Nha Trang! Lòng tôi mơ ước
Bao ngày rồi, rạo rực những chờ mong.
Còn đêm nay, thu xềp đã gần xong
Nằm khó ngủ, tôi chờ ngày mai tới.

Ba giờ rưỡi, tôi lên đường bước vội
Tới Trường Nam, các bạn đợi đầy sận.
Trong ồn ào bỗng có tiếng còi ngân
Lệnh tập họp, mọi người vể hàng ngũ.

Chờ điểm danh sau khi trình thiếu đủ
Từng Đội lên xe, máy rù nổ vang.
Đoàn cam nhông tử từ tiến lên đàng
Vang vang tiếng hát, tới Tháp Chàm vui quá!

Rất trật tự, chúng tôi lên vội vã
Đầy ba toa, tàu tới chạy vui hơn.
Những bài ca, ôi rạo rực tâm hồn.
Trời đẹp quá ! Chúng tôi nhỉn âu ýếm!

Nắng đã ửng trên đồi cao, sương điểm
Cành lá xanh, gió chuyển tiếng lao xao.
Xe chạy đều, từng nhịp điệu nâng cao
Hòa tiếng hàt ồn ào, bao bạn trẻ.

Đương hò hát, reo mừng khi tàu rẽ
Tới Nha Trang! Tàu sắp tới Nha Trang.
Cả mọi người đều soạn sửa hành trang
Xe dừng bánh, tôi vội vàng bước xuống.

Kìa Quốc Kỳ, Cờ Đoàn tung gió lượn !
Đương tiến ra trong cảnh tượng ồn ào.
Đoàn cam nhông chờ sẵn đã từ bao
Tập họp đủ, chúng tôi về Võ Tánh.

Cuộc gặp gỡ của hai trường Ninh- Khánh
Lễ Thượng Kỳ trong khung cảnh trang nghiêm.
Một vài câu tâm sự, chuyện hàn huyên
Kẻ tiếp đón, người chào mừng vui vẻ .

Về các lờp, sửa áo quần sạch sẽ
Chúng tôi đi mạnh mẽ, bước hiên ngang.
Chiếc xe đầu phất phới lá cờ đoản
Đương mạnh tiến dọc đường, xuôi Cầu Đá.

Đoàn xe tời, chúng tôi thăm Nhà Cá
Đẹp làm sao! Bao thứ lạ bể sâu!
Nào san hô, nào tôm cá đủ màu.
Mà đây mới lần đầu tôi được thấy.

Xem đã thỏa, chúng tôi về trưa ấp
Nghỉ ngơi xong, chiều tất cả cùng đi.
Xem Tháp Bà, ngắm cảnh đẹp uy nghi
Cả non nước xanh rì, kia biển cả!

Mấy cánh buồm xa xa, màu trắng xóa
Ánh nắng chiều chấp chóa bóng hoàng hôn.
Đoàn xe vế, tôi còn sướng gì hơn
Buổi họp mặt của hai trường thân mến.

Võ Tánh- Duy Tân, một ngày lưu luyến
Hẹn hỏ nhau, còn gặp chuiyến Phan Rang.
Những bài ca đầm ấm, giọng ngân vang.
Những vở kịch, dư âm còn vọng mãi.

Tíêng hỏ lơ, hò lơ đầy ưu ái
Của tình xưa bừng lại giữa đêm nay.
Bên lửa hồng, ngàn bụi đỏ tung bay
Bao vẻ mặt tươi cười và hớn hở.

Chung vui đây, rồi chắc về ghi nhớ
Quên sao đành khi nhắc nhở niềm vui.
Của bao người, không nữa, cảnh xa xôi,
Tình đất nước hay mối tình lao động.

Qua đêm ấy, một sớm mai gió lộng
Tôi vội làm vài vận động tay chân.
Rồi áo quần, tôi sắp sửa ra sân.
Giờ tập họp, đoàn cam nhông đã tới!

Cờ Hiệu Đoàn bên Quốc Kỳ phấp phới
Tiến ra xe, cùng xuống viếng Thủy Quân
Trường học to và dẹp đẽ vô ngần.
Đủ máy móc tối tân trong cơ xưởng.

Tôi đứng ngắm vị sĩ quan lực lưỡng\
Vẻ trang nghiêm, vui sướng đón chào tôi.
Dẫn đi xem và chỉ khắp mọi nơi
Cùng giảng giải đủ mọi lời hữu ích.

Tôi yêu quá đời Thủy Binh! Tôi thích!
Sau này đây, được du lịch khắp nơi.
Trên con tàu rẽ sóng, giữa bể khơi
Và mặc sức sống cuộc đời trôi nổi!

Tôi mãi nghĩ thì tiếng cỏi nhập Đội
Cả Đoàn tôi tạm biệt, trở ra về.
Tôi ngoảnh nhìn trường đẹp quá! Tôi mê.
Đời lính thủy, ôi thật là đẹp đẽ!

Xe lại chạy dọc theo con đưởng bể
Trường Không Quân, từng chiếc rẽ vào sân.
Mọi người chờ, cảnh tấp nập vô ngần
Còi hiệu thổi, học sinh về hàng ngũ.

Rồi lần lượt từng toán theo thứ tự
Xem các nơi, nhà máy với trường bay.
Những động cơ, từng bộ phận trình bày.
Ôi vui mắt! Một ngày bao hữu ích!

Tôi vốn tính tò mò và tinh nghịch
Ngó nhìn xem, hò đẩy chiếc tàu chơi.
Cảnh ồn ào và nhộn nhịp khắp nơi.
Cho đến lúc mặt trời trưa gây gắt.

Cả Đoàn mới lên xe và sướng thật
Diễn hành qua Độc Lập, tới Phân Khu.
Kèn chào vang, theo nhịp bước bụi mù
Trung Tá tới, mọi người hô mừng rỡ.

........................................................
Chúng tôi đều hớn hở được chăm nom
Trung Tá đi, thăm hỏi rất ôn tồn.
Và nhắn nhủ chúng tôi lời tâm huyết.

Ông Hiệu Trưởng ân cần và cương quyết
Phát lại qua những công việc đương làm.
Rồi học sinh lần lượt đứng vào bàn
Dúng giải khát, dự bữa cơm thân mật.

Những bài hát được trình bày, hay thật
Tình học sinh, quân đội mến yêu sao!
Buổi họp tan, tôi nghiêm chỉnh đứng chào.
Rồi tất cả ồn ào vả náo nhiệt.

Hoan hô Trung Tá! Lời hô cương quyết
Mọi người theo Trung Tá, định công kênh.
Cảnh ồn ào, sao tôi có thể quên?
Buổi họp mặt êm đềm, đầy luyến ái.

Cho nên lúc ra về, rời doanh trại
Tôi hơi buồn, nhớ lại phút vui qua.
Cả trưa nay, tôi cảm thấy thiết tha
Đời binh sĩ, ôi thật là đẹp đẽ!

Rồi chiều ấy, một chiều sao buồn tẻ!
Thăm Pasteur, rồi, rồi sẽ chia tay.
Rời Nha Trang, tôi nhớ tiếc mãi ngày:
Ngày họp mặt của Duy Tân- Võ Tánh.

Tàu vừa chạy, còi vang trong gió lạnh
Điệu buồn ôi! Tạm biệt vọng chào nhau.
Tiếng hát không át nổi tiếng con tàu
Đương vội vã đưa tôi về Ninh Thuận.

Thế là hết hai ngày vui vô tận
Nhưng nguồn vui vô tận, bíết bao vơi.
Tôi muốn ghi thêm, nhưng không tả nên lời
Nên thảnh thật viết vài câu kỷ niệm.

MỘT HỌC SINH DUY TÂN


Sau này, Nguyên mới biết tác giả bài thơ quá hay ở trên là Thầy HT Nguyễn Quang Tuân. Thầy còn có bút hiệu khác Dương Minh...
ooo

Ba người bạn học, tuy chơi thân với nhau, nhưng tính tình khác biệt nhau. Có khi họ mâu thuẫn với nhau là khác. Thật vậy, Nguyên thì vốn nhút nhát hiền lành. Nhiều lúc hiền quá thành ra nhu ngược.” Hiền giả hóa ngu” như người xưa thường nói. Anh nói năng lúc nào cũng nhỏ nhẹ với mọi người. Anh học khá nhưng có thói quen chữ viết quá nhanh khi ghi chép bài giảng của Thầy – Cô, nên khó đọc. Chữ viết không có hoa tay. không đẹp. Các
Thầy-Cô thuờng chê như thế. Trái lại Như viết chữ nắn nót. Anh vẽ cũng đẹp nữa. Như học khá nhưng tính tình quá tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Anh chuộng thẩm mỹ, trau chuốt tửng trang vỡ và hình vẽ. Anh chịu khó về nhả viết lại, vẽ hình lại cho vở mình sạch sẽ, đẹp đẽ hơn.Anh chỉ chăm chút các cuốn vở ghi bài cho hoàn mỹ xinh đep. Vì thế anh không còn thì giờ nhiều đê nghiên cứu, đọc sách thêm hay lám bài tập môn toán, lý hóa... Nhất là luân văn chương và sinh ngữ, anh không thể giỏi được. Kỹ lưỡng quá mất hết thời gian
dể luyện thêm cho mình quán triệt sâu sắc các môn chính vừa kể trên. Do đò anh chì học khá thôi, khó có thể trở thănh học sinh xuất sắc toàn diện như các bạn đồng lớp, đống môn khác. Ngoài ra tánh tình của Như qúa cộc căn. Anh dễ tự ái, dễ giận hờn, Hầu như không chịu nhịn ai, dù là bậc trên mình, có quyền làm khó dễ mình, kẻ cả thầy- cô giáo.
Mặc dù Như tỏ ra rất tốt với người thân và bằng hữu, nhưng anh tánh khí thật cá biệt, hay bốc đồng, nóng giận bất thường. Khi anh nổi giận thì anh chả kể lớn nhỏ chi cả.
Còn bạn Văn thì sao?
Văn viềt chữ đẹp, thông minh lanh lợi, học giỏi. Tuy nhiên, tính khí của Văn còn nóng giận, cộc cằn, ngã chấp quá nặng nề, Anh ít chịu nhịn ai. Dạng bất khuất và có bản lĩnh.
Nguyền còn nhớ, khi lên lớp Đệ Lục, một bíến cố bất ngờ đã xảy ra, làm Như phải rời trường cũng vì cái tánh ngã chấp quá nặng. Cái tánh tự ái cao, bất khuất, can cường của mình. Thật vậy, sáng hôm đó, Thầy TN Mai, GS khoa học. dạy Lý Hóa và và Vạn Vật
Lớp Đệ Lục 2. Hôm đó, lớp chàng làm bài thi Vật Lý. Cả lớp đang chăm chú, giữ im lặng làm bài thi. Thầy đi qua, đi lại coi thi. Bài thi hôm nay tương đối khó. Vì vậy hầu như mọi học sinh đều cố moi óc, nhớ lại những gì thầy đã giảng, những công thức, ngõ hầu tính toán chính xác hơn. Chợt thầy trông thấy Như đang hỏi bài một người bạn bên cạnh hay hai người đang nói chuyện gì đó, Thầy liền gọi Như:
- Cấm nói chuyện. Hãy làm bài đi!

Thay vì như bao nhiêu học sinh bình thường khác, nên ngồi im làm bài hoặc nếu cần hỏi thì đợi thầy đi xa, rồi hãy hỏi bạn mình cũng được. Như liền cải lại:
- Em đâu có nói chuỵên gì. Em không có nói. Thầy đổ oan cho em.
Cứ thế, Như nói đi nói lại nhiều lần. Bực mỉnh, Thầy Mai`la Như:
- Im đi! Không được cải nữa. Nếu nói một lần nữa, tôi sẽ đuổi ra lớp ngay.
Nói xong, Thầy chắp tay sau lưng, bỏ đi về chỗ bàn giáo sư, trên bục cao ngồi nhìn xuống cả lớp đang làm bài. Lớp học lại rơi vào im lặng. Không khí hơi căng thẳng. Chợt Như đứng dậy, rời khỏi bàn học. Anh xăng xái cấm bài thi lên dứng trước mặt Thầy Mai. Thầy đang ngồi dựa ghế, phì phà đuối thuồc Cotab. lơ đãng nhìn qua khung cửa sổ, ngắm ánh nắng ban mai chiếu rực rỡ, đổ dài ven con đê, bên dòng sông Dinh thân yêu của quê hương nắng gió. Tiếng chim hót líu lo, vang lừng trên các cành me tây tỏa bóng mát phía sau nhà trường.
- Em cần gì?
Thầy Mai quay lại hỏi Như. Giọng Thầy vẫn ôn tồn, nhỏ nhẹ, không có gì gây gắt như lúc nẫy. Như nhìn Thấy, bậm môi. Hình như cơn tức giận còn tràn hong. Còn dâng ngập cõi lòng anh :
-Khi nẫyThầy nói: “ Em nói một tiếng nữa, Thầy đuổi ra ngay!”. Bây giờ em nói đây:
“Không phải lỗi tại em. Thầy đổ oan cho em. Em không có nói chuyện.”
- Hỗn láo!
Thầy Mai bừng giận, đỏ mắt, tía tai. Thầy liền thu bài thi môn Vật Lý của Như. Rồi Thầy đuổi Như ra khỏi lớp học ngay tức thì. Sau đó, Thầy đưa Như ra Hội Đồng Kỷ Luật của nhà trường. Nhà trường đuổi học anh vì lý do bường bỉnh, uơng ngạnh, chống đối GS.
Thế là trong phút chốc, vì một lý do không đâu, tánh khí bốc đồng, mà anh phải rời trường công lập DT vĩnh viễn. Anh mất cả học bổng toàn phần của nhà trường dành cho HS nghèo và học khá. Anh cũng mất luôn gia đình người bảo trợ đã nuôi dưỡng và chu cấp cho anh ăn học lâu nay. Thật đáng tiếc cho người bạn vì không kềm chế nổi cơn sân hận, bướng binh, ngã chấp can cường,bất khuất, quá chấp nê danh dự, nhiều tự ái. mà phải chịu hậu quả bị thiệt thòi như thế.
Câu chuyện của bạn Như khíến Nguyên liên tưởng đến giai thoại của hai người Nhật Bản mà thân phụ chàng đã từng kể cho cháng nghe trước dây.
Một ông Tướng Nhật, từ thời Đệ Nhị Thế Chiến, vừa họp Hội Đòng Quân Sự, đi ra của ngoài. Có lẽ vì bực bội gì dó, mặt mầy hằm hằm, ông bước nghinh ngang ra cửa. Có lẽ vì vô ý, ông đụng phài người lính đứng gác gần đó. Thay vì ông bỏ đi vì lỡ chạm phải người khác, dù là cấp dưới của ông. Lúc đó, ông Tướng nộ người lính canh:
- Hừ! Sao không tránh lối cho ta đi.
Nói xong, ông khệnh khạng bước tới phía trước. Thần hình to lớn, ô dể, có vẻ nghinh ngang. Tuy nhiên, người lính không chịu nhịn cấp trên. Anh ta tỏ ra tức giận vì mình bị trách oan. Hắn liền chạy theo sau ông Tướng. Hắn nắm tay ông Tướng kéo lại, nói to:
- Lỗi tại ông, chứ không phải lỗi tại tôi.
Ông Tướng già đỏ mặt, giận dữ quát to:
-Mày muốn gì?
- Lỗi tại ông, chứ không phải lỗi tại tôi.
Người lính gác mắt trừng trừng nhìn lại ông Tướng vì thái độ tỏ ra ta đây là kẻ cả, không biết điều của cấp trên. Hắn cứ lãi nhãi mãi câu nói trên,
Rôi hắn rút nhanh thanh gươm đeo bên mình mà không đụng đến khẩu súng canh dể dựa vào cánh cửa.
- Lỗi tại ông chứ không phải lỗi tại tôi.
Nói xong hắn tự đâm vào bụng tự sát chứ không chịu cho ai uy hiếp mình, Đúng là:
“ Khả sát, bất khả nhục” Chết một cách lảng xẹt. Chết vì một lý do không đâu cũng vỉ quá ngã chấp, quá tôn thờ danh dự hảo huỳên. Rồi người lính ngã từ từ xuống đất, Đôi mắt vần căm hơn, oán hận, trừng trừng nhìn ông Tướng.
Quá bất ngờ và hồi tiếc, ông ta vô cùng bối rồi trong vài giây. Ông Tướng cũng rút kíềm nhìn người lính vì mình mà thảm tử. Ông nói to:
- Tiên sinh hãy chờ tôi theo với,
Nói xong, ông cũng đâm kiếm vào bụng mình tự tử.
000
Trở lại ba người bạn thân nhau nói trên. Sau này Như maý mắn được một gia đình khá giả ờ Thành Phố Nha Trang nhận làm dưỡng từ. Anh được họ bào trợ cho ăn học lên Tú Tài. Trong thời gian đó, Văn dạy học ớ Bình Định và Nguyền cũng làm nghể cầm phấn đứng bảng ờ Phan Thíết. Hai người bạn, hằng tháng gửi tiền qua đường dây Bưu Điện giúp đỡ bạn chút ít, ngõ hầu bạn mình có tiến tiêu vặt và mua sách vở học hành. Sau đó ba hiệp sĩ Phan Thành đều phải thi hành nghĩa vụ quân sự, làm tròn bổn phận của người trai trong thời loạn.
Rồi cuộc đổi đời đầy bi thảm, tang thương trong lịch sừ dân tộc VN. Như nhờ giải ngũ, vì bị thương tật trước đó, chàng đã về quê chung sống với gia đình vợ con trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, nên khỏi phải bị tập trung học tập cải tạo như bao nhiêu sĩ quan, viên chức của chế độ cũ khác. Tình yêu và hôn nhân của ba chàng Ngự Lâm Pháo Thủ này, đều ít nhiều gian nan, lao đao, lận dận, ba chìm bảy nổi chín long đong.
Bây giờ thì bạn Như đã vể an nghỉ cõi Vĩnh Hằng. Bạn Văn thì cũng tạm an vui trong cuộc sống hiện tại, Anh nhờ các con ở Xứ Cớ Hoa gửi đô về hổ trợ. Anh chị lại có cơ sở làm ăn ổn định. Những người sống xa nhà cần nơi cư ngụ dến thuê mướn phòng trọ nhà anh lai rai.
Hai người bạn đã hàn huyên, tậm sự hầu như cả đệm hôm ấy cho bỏ những ngày cách xa nhau, đến nửa vòng trái đất. Hôm nay, họ gặp lại nhau, sau những tang thương biến đổi và những hệ lụy bi thảm của đất nước, chiến tranh tương tàn ý thức hệ, hơn hai mươi năm qua, đã phủ chụp xuống cả nhân dân Miền Nam. Bao nhiêu hoài niệm về trường xưa, bạn cũ, tình thân thương, quý mến nhau từ thuở họ còn mài đũng quần trên ghế nhà trường, bỗng nhiên sống lại trong tâm thức hai người bạn cố tri. Bao nhiêu kỷ niệm vui buồn của tuổi học sinh, của thời hoa niên lại long lanh lấp lánh hiện về như mới hôm qua, như mơn man, ve vuốt tâm hổn của những kẻ đã từng nếm nhiều cay đắng khổ dau trong cuộc đởi vốn vô thường giả tạm “ Tang điền biền vi thanh hải” này.

NGUYÊN CẨM
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân