TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NẮNG GIÓ BÌNH SƠN
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NẮNG GIÓ BÌNH SƠN

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MINH CAN



Ngày tham gia: 06 Jun 2008
Số bài: 431

Bài gửiGửi: Fri Jun 26, 2009 5:07 pm    Tiêu đề: NẮNG GIÓ BÌNH SƠN
Tác Giả: MINH HÒA




             
            NẮNG GIÓ BÌNH SƠN
                            MINH HÒA


Trước mặt ông Minh là những rẫy vườn gần bãi tắm nổi tiếng Bình Sơn và Ninh Chữ. Cả hai bãi tắm nổi danh khắp cả quê hương nắng gió Ninh Thuận (NT) và của cả nước lâu nay.  Vùng đất thịt của khu vườn rẫy, pha lẫn cát trắng này, trải dài vô tận trước mắt ông. Phía bên kia là Núi Đá Chồng gần làng Dư Khánh ( Nại). Nhửng ngôi chùa, tháp nằm rải rác theo triền ngọn núi nổi danh có Hòn Đá Dao từng trấn áp Hòn Đá Quỷ phía bên kia Tri Thủy. Hòn Đá Mật Quỳ nghe thiên hạ đồn rằng nó là biểu tượng cho sự đe dọa gây tai họa cho dân lảng. Hòn Đá Yêu  nằm trên ngọn Núi Quít gấn Tân An.
        Lúc này ông Minh đang theo nước các lãnh trồng hành Tây và tỏi của chủ nhân. Ông được ông Linh nhận vào làm công để phụ giúp ông ta làm rẫy đã mấy tháng nay. Sau đổi đời đầy bi thảm tang thương, ông bị mất sạch. Coi như tay trắng. Ông bị tập trung tù cải tạo, không có bản án xét xử của chính quyền mới. Chế độ XHCN ưu việt.  Càng bị khổ sai lao động dài dài trong các trại giam giữ ông  ông càng thấy nhớ người thân và vợ con vô cùng.
       Ông tri ân hiền thê đã chịu nhiều vất vả gian lao trong bao năm trời ông bị cải tạo mút mùa lệ thủy. Hai vợ chồng và bày con dại nheo nhóc. Trước kia, hai ông bà không có nhà cừa, tài sẩn, đất đai chi cả. Họ là dân nghèo thành phố. Họ ở nhà thuê mướn lâu nay. Vì vậy họ lâm vào cảnh nghèo đói khó khăn vô cùng khi Miền Nam hoàn toàn bị sập tiệm, Ông chồng đi tù vì là gốc sĩ quan biệt phái Bộ Giáo Dục. Cũng may bà xã còn được chính quyền mới lưu dung, làm nghề cầm phấn đúng bảng. Nhưng đồng lương ba cọc ba đồng. Câu nói thịnh hành cho các thầy cô giáo sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 là: “ Thầy giáo tháo giày. Thầy giáo dứt cháo.” Thật vậy, mỗi tháng tiền lương của vị “ Kỷ sư tâm hồn”, người giáo viên XHCN này, có mấy chục bạc, cộng thêm 13 ki gạo độn khoai sắn, mì, bo bo và tem phiếu lãnh hàng công nghệ phẩm như đường mắm muối rất khiêm nhường trong thời khủng hoảng kinh tế với chánh sách, thời kỳ cải tạo công thương nghiệp. “ Ngăn sông cấm chợ”. Thủ tiêu mọi hình thức sinh hoạt kinh doanh theo chế độ tư bản bốc lột sức lao dộng của nhân dân. Đề cao phong trào hợp tác hóa công thương nông nghiệp. Các Hợp Tác Xã đuợc thành lập cho khắp MNVN lúc bẩy giờ.
  Ông Minh đi tù quá lâu. Ngày về thì thăm thẳm chiều rơi,  Vì vậy mẹ con bà Thanh trở nên đói lắm, rách lắm, không thua gì ông chồng mình đang tập trung cải tạo khổ sai lao động nơi rừng sâu, núi thẳm, xa xôi, diệu vợi. Bà phài bán dần, bán mòn các vật dụng trong nhà như Radio, máy Cassette, quạt máy, đồng hồ, xe gắn máy... của anh chồng để đi thăm nuôi phu quân, bị sa cơ thất thế và phải chịu cảnh “ Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngọai”  nơi trại giam XHCN. Người thân, mẹ cha, vợ con, anh chị, em...của tù nhân, phải lặn lội “ đường trường xa”. Phải chịu thưong, chịu khó, chịu cực, chịu khổ. Phải trèo đèo vượt suối đi thăm chồng. Họ đê dành tưng kì gạo, kí dậu, ki đường, gói ruốc, cá khô... để đi thăm nuôi chồng. Nếu không thỉ phải đói nhăn răng. Đói trơ xương, Đói khát yếu đau làm cho bỏ mạng trong ngục thất lao tủ. Sẽ chết thê thàm như một con thú hoang trong rừng sâu núi thẳm.
                                                    ooo        
Có thể nói,  Bà Thanh, vợ ông, cũng như bao nhiêu phụ nữ Miền Nam khác, thuộc diện vợ của ngụy quân, ngụy quần, có nợ máu với nhân dân và cách mạng, phải gánh chung cái khổ nạn “ Chồng tập trung cải tạo dài hạn, vợ con ở nhà phài gánh chịu bao nhiêu gian lao vất vả thìếu thôn, khổ sở trăm chiều.”. Có một ít bà vợ trẻ còn nhan sắc mặn mà, phải nuôi bầy con dại. Vỉ cuộc sống cô đơn, khó khăn, đói khổ quá, đã không thể giữ được thủy chung với đức lang quân đang tù tội vắng nhà vì những lời dụ dỗ, hứa hẹn, đe dọa đủ thứ của kẻ có chức có quyển hay những kẽ giàu sang lắm bạc nhiều tiền. Còn lại, biết bao bà mẹ, bà vợ, có chồng Ngụy đã tỏ ra thủy chung, gắn bó với phu quân đang bị khổ sai nơi chốn thâm sơn cùng cốc. Dù ngày về vẫn khói sương lãng đãng nơi núi ngút ngàn xa thẳm.
       Xin trở lại việc ông Minh đang làm thuệ, làm mướn, để kiếm sống qua ngày đọan tháng. Ông phải phụ giúp vợ con để ổn định cuộc sống càng ngày càng bấp bênh đói rách không bút mực nào tả cho hết, Từ lúc ông chồng cầm Lệnh Tha về trình diện chính quyền  địa phương. Ông bị công an ( CA) thị trân quản chế hơn hai năm trời dù trong giấy ra trại, chỉ ghi 12 tháng. Ông Minh bị tù gần 5 năm. Ông phải lao dộng khổ sai cực khổ đói khát vô cùng tận, dủ ông chỉ đi lính có ba năm vả biệt phái về nghề cũ dạy học hơn 6 năm trước ngày MN hoàn toàn sụp đổ. Sau khi chồng về, bà vợ tạm nghỉ lao động thêm ngoải giờ dạy học ở nhà trường. Trước đó, bà phải thức dậy sớm, đi phụ xây cà phê cho một quán hàng ngoài Bến Xe Đò PR, để kiếm thêm chút đỉnh tiền công nuôi con. Qủa là cực khổ cho cô giáo tay yếu chân mềm. Bây giờ thỉ có ông xã phụ giúp bà Thanh cũng đỡ phải vất vả như xưa.
Lúc bấy giờ, thiên hạ hầu như thuộc lỏng câu nồi thời thượng của người dân MN
     “Lao động là vinh quang Lang thang là chết đói. Hay nói là ở tù. Lù Khù đi kinh tế mới.” Tuy nhiên phải kiếm sống qua  lao động bằng chân tay hà! Ngay cả chở đá bán lẻ cũng bị cán bộ CA khu vực cấm hẳn. Thật vậy, lúc đó ông bà Chủ Hảng Nước Đá Nam Anh, ở ngoài Đài Sơn, vì nghĩ tình ông giáo dạy con mình ngày xưa, đang đói rách quá cỡ thợ mộc, nên bán cho ông một cây đà trung. Thế là ông hăm hở, mừng như người đang chết đuối vớ được tấm phao cứu mạng. Ông thức dậy sớm ra Hảng mua bỏ mồi cho một chị bán chè ở gần chợ Dinh PR ngõ hầu kiếm tiền công tứ ba đến năm đồng phụ thêm tiền chợ cho bà xã. Bất ngờ CA H, CA Khu Vực Phường Kinh Dinh, trông thấy vỉ ông chở đá lúc sáng sớm. Ông cởi chiếc xe đạp trành chờ cây đá phía sau pọt- ba-ga đi ngang phía trước Đồn CA Thị Trần. CA H, liền gỏi ông Minh tới Đồn trỉnh diện. Anh ta trẻ măng hà. Chừng hai mưởi là cùng. Dạng CM 30 tháng 4/ 1975, vì thuộc thành phần gia đình có công với CM. Anh ta trừng đôi mắt trắng dã,  nhìn ông già ốm nhách như que diêm, da đen sạm vì dang nắng. Anh ta vỗ bàn, sừng sỗ nói to:
  - Anh Minh có biết vì sao chưa đến ngày trình diện ( Trong thời gian quẩn chế ông phải  thân hành đến đồn CA trình diện CA Khu Vực vào ngày 4 mỗi tháng duơng lịch) mà tôi gọi anh không?
Ông Minh khúm núm, tỏ thật:
- Thưa cán bộ, tôi không được rõ ạ! Tại sao vậy cán bô?
- Tại  vì anh  phạm tội.
Ông Minh kinh hãi, ngước nhìn ông bạn dân có bàn tay sắt này, xem ông ta nói thật hay đùa đây:
-Tôi không rõ tôi bị phạm tội gì ạ? Kề từ ngày về địa phương đến nay, tôi vẩn lo cần cù lao động kiềm sống. Tôi có làm gỉ sai trái đâu, thưa cán bộ?
- Ai cho phép anh kinh doanh, buôn bán, bốc lột nhân dân lao động, theo chế độ tư bản chủ nghĩa của Đế Quốc Mỷ?
- Dạ tôi đâu có kinh doanh buôn bán gì ? Thật là oan cho tôi, thưa cán bộ?
- Anh còn chối ư? Chính mắt tôi thấy anh chở cầy đá đi bán lẻ mà!
Ông Minh chưng hửng. Thì ra anh ta hiểu nhầm rồi.
- Thưa cán bộ. Tôi chỉ chở cây đá trung cho bà bán chè để lấý vài ba đồng tiền công ăn lót dạ vào buổi sáng thôi ạ.
Tuy nhiên CA H. vẫn giữ vững lập trường CM vô sản ( VS) của mình như đinh đóng cột. Anh ta thuộc lòng bài giảng của CM Chuyên Chính VS một trăm phần trăm cờ đỏ Búa Liềm quá đi chớ:
  - Anh phải về làm bản kiểm điểm nộp cho ông Tổ Trưởng Dân Phố gấp. Tôi sẽ xét tội của anh sau. Anh phải nhớ lao động bằng chân tay nghe chưa? Mọi hình thức kinh doanh khác không tạo ra của cải vật chất, đều là bóc lột nhân dân, là thành phần ăn bám xã hội, nghe chưa? Anh đã xin phép tôi đi làm mướn tại rầy vườn người khác ở Bình Sơn. Sáng đi chiều về, phải không?
- Dạ phải, thưa cán bộ.
- Vậy tôi cho phép. Anh hãy dứt khoác, tư bỏ việc buôn bán đá lẻ hiểu chưa?
- Dạ hiểu.

Nhưng dại gì mà bỏ mua cây đá lẻ, phải không, kính thưa quý vị? “Bụng đói đầu gồi phải bò.” Thôi thì “ Cũng liều nhắm mắt đưa chân Thử xem con tạo xoay vần đến đâu”
( Kiều). Chơi đại “ Năm ăn, năm thua”. Lỡ y có bắt gặp thì bất quá ta làm bản kiểm điểm thôi”. Ông Minh nhủ lòng như thế. Thế là chàng cứ chịu khó “Tránh voi không xấu mặt nào” Ông phải đi sớm mua đá và chở về băng ngõ hậu, phía sau Đồn CA nói trên. Cũng là con đường hẻm nằm sau lưng Rạp Xi Nê của một tư nhân bị chính quyền mới tịch thu sau ngày 30 tháng 4/1975. Ông phải chịu khó đi vòng vo Tam Quốc như vậy cho “ Ông bạn dân” dễ thương kia không nhìn thấy được. Thế là ông cứ tiếp tục chở đá thuê cho bà bán chè dài dài.
Thú thật, trong thời buổi gạo châu củi quế lúc đó, không phải dễ gì kiếm được một việc làm để có bữa ăn trưa và lãnh thêm tiền công, sáu đồng một ngày đâu nhé! Cũng nhờ một người bạn thân, anh Như, người bạn nối khố, người bạn học cũ ở trường Trung Học Duy Tân ngày xưa, giới thịêu với ông anh rể của mình, tức ông Linh. Bà chị ruột của Như, chị Hai Hạnh, quê quán ở Phương Cựu. Hai chị em giống nhau như đúc. Da trắng, khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn. Chị ta hồi xưa tuy là cô gái quê chơn chất, nhưng cũng nhu mì dễ coi và chịu khó lao động bằng tay chân, cũng như bao nhiêu phụ nữ miệt vườn khác. Chị mê anh Linh vì anh ta bảnh trai nhất làng Nại lúc bấy giờ. Ông Linh vốn là bạn cùng sở với bố của Minh. Anh ta quá khôi ngô tuấn tú. Da trắng trẻo, môi đỏ chót như thoa son, Khuôn mặt đẹp không thua gỉ một mỹ nam tử, nổi danh như Kim Trọng, Phan An, Tống Ngọc, Tiểu Phi Đạo Soái Lưu Hương... trong văn chương và  thi ca Trung Hoa ngày xưa, Thật vậy, anh ta quá bảnh bao” Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa” nên có lắm cô, lắm bà sồn sồn đang sống độc thân tại chỗ mê tít thò lò chàng Kim thời nay. Có điều lúc bấy giở, sau đổi đời bi thảm, đau khổ phủ chụp lên nhân dân MN, ông rút lui cái ót khỏi thị xã PR. Ông vể quê ở Dư Khánh rồi mua đất làm rẫy tại Bình Sơn để sinh nhai.
      Bây giờ đây ông giáo Minh, đã “ Mất dạy” này, trở nên kẻ làm thuê, làm mướn, giống như một người nông dân lao động ở thôn dã “y chang một trăm phần trăm em ơi!”    
Hằng ngày, ông cởi con ngựa sắt trành, già nua, mỏi mệt như ông chủ nó, đi trên con lộ khá xa. ít nhất cũng phải sáu cây số. Ông đội chiếc mũ vải cũ mèm, phủ chụp lên chiếc đầu tóc hớt ngắn ngủn, có vài sợi bạc lơ thơ. Ông thường mặc chiếc  áo ca ky vàng đã bạt màu. Chiếc quần tây xám nhạt, cũ rích, vá víu nhiều chỗ. Trông ông già khọm như một lão nông dân có nước da đen đúa, gương mặt xạm nắng. Đôi má hóp vào. Trông ông thật thảm hại, sa sùt quá cỡ, sau nhiều năm tù tội và làm mướn, làm thuê, hầu như đủ ngành nghề đề nuôi sống bản thân và giùp đỡ vợ con sống qua ngày đoạn tháng. Cứ mỗi sáng sớm, từ nhà ở Phường Kinh Dinh, ông đạp xe cà rịch, cà tang ra hướng Cầu Ông Cọp, rồi ngang qua Chợ Xóm Động. Qua khỏi Bến Xe Đò PR . Ông rẽ qua tay mặt, hướng về Ngã Ba, một lối đi Văn Sơn, Xóm Chiếu, một hướng về bải tắm Bỉnh Sơn. Ông cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng trong lòng, khi đạp xe chạy tàng tàng trên con đường cái quan tráng nhựa, còn loang loáng, lóng lánh những hạt suơng đêm.  Gió từ bờ biển thổi về nhẹ nhàng mát rượi. Chim chóc ca vang trên các chòm cây và trong vườn rẫy, nằm hai bên con lộ, nối liền thành phố và bãi tắm nổi danh của quê hương nắng gió. Bên tay trải là vuờn rầy bao la, bát ngát của dân làng Văn Sơn. Hầu như lúc bấy giở, dân làng chuyên trồng hành tây và tỏi. Hành tỏi Văn Sơn nổi danh khắp tỉnh và cả MNVN lúc đó.
        Khi ông Minh đạp xe đến gần bãi tắm BS, ông liền rẽ về hướng trái. Xa xa biển trông thật dẹp vô cùng vào lúc bình minh. Hàng dương xanh biếc. Gió thoảng vì vèo, vi vu, lao xao qua cành cây kẽ lá. Chim chóc đủ loại trên các cây cao, rủ nhau tấu khúc nhạc Rạng Đông thật vui tươi, thú vị vô cùng. Ông Minh cảm thấy trong người mát mẻ, nhẹ nhàng, sảng khoái khi vầng thái dương vừa nhô lên ờ phía Đông của biến cả. Lúc đó có nhiều người đi xe đạp hay đi bộ ( nếu nhà họ ờ gần đó) dề xuống biến bơi lội, tắm nắng như thường lệ mỗi buổi sáng sớm. Tắm biển vào lúc bình minh làm cho người ta tỉnh táo, khỏe khoắn và thích thú vô cùng. Nhưng hằng ngày ông Minh đạp xe đến đây, không phải để du ngoạn hay tắm biển như bao nhiêu người khác, mà là để lao động suốt cả ngày, ngõ hầu kiếm bữa ăn trưa nuôi cái dạ dày, Vị Chúa Tề muôn loải sinh vật này, và lãnh thêm mấy đồng bạc để phụ giúp gia đình vợ con mình đang sống nheo nhóc, đói meo cả lũ.
 Ông cứ đạp xe đến gần Cây Xăng nằm bên lề con lộ ven biển. Đó là bồn xăng của bà Hồng Kỳ một người Hoa Kiều giàu có trước kia ( Giờ đây nhà nước XHCN đã tịch thu Cây Xăng này cũng như Cây Xăng ở ngoài Ngã Tư Khu Tam Giác ( cũng của Bà trước ngày 30 tháng 4/ 1975). Ông liền dắt chiêc xe đạp vào một cái chòi trong rẫy của ngưởi nông dân, gần lề đường. Ông gừi con ngựa sắt thân thương, nguời bạn đường của ông giáo hết thời tương chao. Cuộc đời ông đang văng bóng mùa Xuân ấm no hạnh phúc. Tử đấy ông cứ cuốc bộ vô rầy vì toàn đường cát đụn lồi lõm, gai hắc hầu và gai xương rồng mọc hai bên chằng chịt, Loạng quạng gai đâm lủng bánh xe đạp xẹp lép.  Khi buồi chiều phủ chụp xuống BS, các cu li làm công cho chủ, được nghỉ việc, lấy gì vể tới nhà đây? Chỉ có nước vác chiếc xe của nợ mà ca bài “ Đường trường xa” ta rán tìm ra chổ người vá xe,  mù tịt xa tít, biết ở nơi đâu mà tìm?  
  Tuy lao động vất vả mệt nhọc cả ngày, nhưng bù lại, buổi trưa ông được ăn uống no nê dù bữa cơm đạm bạc,  gồm có cá kho rau luộc, mắm nêm hay mắm thắm. Vài ba  phụ nữ nhà ờ Nại cũng ra làm mướn cho ông Linh như ông. Họ nhổ cỏ hành, tòi. Còn ông cuốc đất, xịt thuồc trừ sâu rầy, bón phân hay theo nước, thu hoạch hoa lợi trong ngày mùa... Ông làm linh tinh các công việc chủ cần và yêu cầu.  Ông làm chu đáo, hoàn mỹ các công viêc nói trên cho chủ. Hằng ngày, cứ đúng 12 giờ trưa, cả đám nông dân làm rầy được chủ nhân cho nghỉ ngơi. Cơm nước xong các công nhân miệt vườn được nghỉ trưa thoải mái.
          Bên cạnh khu rẫy và ngôi nhà của ông Linh là ngôi chùa tư của vị sư trè. Nhà sư này, trước kia theo học Trường Trung Học Bồ Đề. Lúc đó, ông ta chừng hơn hai mươi tuổi. Nhà mẹ ông ta ở Dư Khánh, Gia đình khá giả. Thân phụ đã quy Tiên từ lâu. Bà Mẹ vồn mộ đạo Tử Bi nên chỉu ý con, bỏ tiền ra lập ngôi chùa này cho con tu hành tự do thoải mái. Trước đây, ông là đệ tử của Hòa Thượng Thích Minh Tâm. vị sư trụ trỉ ngôi chùa cồ kính nổi danh có tên Trùng Khánh. Chùa này tọa lạc ở phía dưới chân núi Đá Chồng, gấn làng Dư Khánh. Cứ vào bưồi trưa, ông Minh thường dến ngôi chùa nghỉ ngơi và nghe thầy trù trì, tuy trẻ tuồi, nhưng tinh thông Phật Pháp giảng kinh hay thuyềt pháp bài kinh ngắn có ý  nghĩa sâu sắc vô cùng.
Chẳng hạn, ông nói sự mầu nhiệm của Pháp Niệm Phật hay đọc Thập Chú nhất là Chú Chuẩn Đề và Quan Âm Linh Cảm Chơn Ngôn. Nếu trong lúc lao động hay đi, đứng, nằm, ngồi mà ta luôn luôn nhất tâm niệm Phật thỉ thân tâm ta sẽ an lạc vô cùng, Nhờ thế hành giả mới giữ được chánh niệm. Bỏ hết tạp niệm và ta cảm thầy lỏng thanh thản, nhẹ nhàng. Vứt bỏ hết lo âu phiền não bực bội khó chịu nếu có trong lòng.  Còn Chú Chuẩn Đề, thuộc pháp tu Mật Tông, thật huyền nhiệm vô cùng. Có một vị sư bịnh đau nhức xương trầm trọng. Ông uống thuốc không bớt mấy. Ông bèn nỗ lực, trì chí ngổi Thiền trong tư thế kịết già. Miệng niệm liên tục Thần Chú Chuẩn Đề trong hai ngày, ba đêm. Sau đó bịnh khỏi hẳn,  máu huyết lưu thông bình thường. Tuy nhiên, hành giã phải giữ nhât tâm trong khi trì chú mới có kết quả tốt.
        Còn niệm Chú Quan Âm Linh Cảm Chơn Ngôn, có công dụng trừ khử tà ma yêu quái đến quấy nhiễu ta. Thật vậy, chính thân phụ ông Minh, hồi sinh tiền, ông có kể cho con nghe vể sự linh nghiệm của thần chú này.
    Hồi khoảng năm 1945 -1948, trong thời kỳ Việt Minh kháng chiền chồng Pháp, ông Hải, bố của chàng, cùng gia đình dắt nhau về quê Ngoại của Minh làm rẫy và làm công nhân Sở Muồi (SM) Thương Diêm- Cà Ná (TD-CN). SM này nổi danh với hai vựa muồi trắng đục, cao chất ngất, vươn mình sừng sững ở cuối sơn thôn và cánh đồng muối phẳng bằng, bao la, bát ngát trải dài cả mấy cây số ngàn. SM do chủ người Pháp quản lý. Lúc đó, Ông làm rẩy sát khu rừng núi  nằm ngoài bìa làng, bên cạnh sân đá banh dã chiến của đám người trẻ trong làng, Rẫy của ông, lứa bắp trồng năm ấy, đang già, sắp vàng bao. Ông phải cất chòi tại rẫy, ngày đêm ra canh giữ chờ thu hoạch. Thời buối này, dân làng đa số là cu li SM, đang thất nghiệp dài dài vì chờ đợi Mùa Tàu Ăn Muối còn lâu. Loạng quạng kẻ trộm đền viếng thì rẫy bắp coi như tiêu tùng nhà ma. Việc này vẫn thường xảy ra tại nơi khỉ ho cò gáy này. “ Phú quý sinh lễ nghĩa. Bần cùng sinh đạo tặc” xã hội nào củng vậy.
   Đêm hô đó, sau khi ngồi hút thuốc rê, rán thức tới khuya, canh giữ rẫy bắp, ông vửa chợp mắt không lâu. Trong khi ông đang mơ màng giấc điệp thì có tiếng gọi to:
-Hải! Hải! Hải!...
 Ông giật mình thức dậy nhưng không thấy người nào cả. Chỉ có gió núi thổi vì vèo qua cành cây kẽ lá lào xào. Sương khuya mờ mịt, lác đác nhỏ giọt nghe  mơ hồ  trên các lá  ngô và cây rừng. Ánh trăng lưỡi liềm đã nhô lên cao. Bầu không khí ban đêm thật âm u, thê lương, lạnh lẽo hết nói. Một luồng khí lạnh nhờn nhợn như chạy dọc cốt sóng ông Hải. Ông nghe nổi buồn ngủ và mệt mỏi như nặng trĩu chùng xuống mí mắt. Rồi ông nằm xuống ngủ thiếp hổi nào không hay. Tuy nhiên, chừng một chốc, lại có tíếng người kêu tên ông thật to nghe mà dỡn tóc gấy:
- Hải! Hải! Hải!...
Ông lại tỉnh ra nhưng không thấy ai cả. Thề mới kỳ lạ. Ông bắt đẩu cảm thầy sợ hãi. Ông nghĩ đây có lẽ là cô hồn, các dẳng hay kẻ khuât mặt, khuất mày hay ma quỷ dền quậy phá ông. Ông ta vốn là một Phật Tử thuần thành. Ông thuộc lầu lầu Đại Bi Thần Chú và Thập Chú. Ông liền dứng dậy súc miệng, rửa mặt cho tỉnh táo và ngồi trỉ niệm chù trừ tà ma yêu quái” Quan Âm Linh Cảm Chơn Ngôn:’ Án ma ni bát di hồng. Ma hát nghê nha nạp...” Ông cừ niệm đi, niệm lại, rồi nằm xuống ngũ vẫn niệm chú này. Quả nhiên, ma quái không dám đến quấy nhiễu ông nữa. Vế sau, hỏi thăm bà con gần đó thì mới vỡ lẽ.
   Hổi trước, lính Tây bắt được một số càn bộ VM. Chúng bịt mắt xử bắn họ tai sân vận dộng cạnh ngôi rẫy của ông, Thảo nào, những hồn ma, bóng quế kia bị thảm tử  chưa siêu thoàt nên hiện về quấy phá kẻ giữ rẫy ban đêm nói trên. Sau đó, ông Hải mua hoa quả bánh trái cùng các vong linh và niệm Quan Âm Linh Cảm Chơn Ngôn mỗi đêm cho đến khi ông ngủ thiếp đi đến sáng,  không còn bì các hồn ma quấy phá nữa.
  Trờ lại khu rẫy BS và ông Minh đang làm thuê các việc đồng áng tại đây.  
      Nhà cửa và rầy bái của ông Linh cùng ngôi chùa của thầy H, nằm phía bên này con lộ. Xa xa bên kia con đường cái quan nối liến Bình Sơn- Nại- Ninh Chữ là bãi tắm BS và NC với rừng dương liều xanh um và biền cả xanh biềc như một tấm thảm nhung trải dài đến vô tận. Sóng vẫn vổ vào bờ lao xao rì rào liên tục. Một kỷ niệm vui ông Minh nhớ đời là những cuộc tình nam nữ do ông Linh chính miệng kể và Sơn, cựu học sinh DT học trò cũ của ông kể lại. Còn cuộc tình thứ ba thỉ do thiên hạ bàng quan làm rẫy xì xào chàng nghe được. Chàng không rỏ thực chất câu chuyện do bà con bàn ra tán vào theo kiểu Mao Tôn Cương có đúng không.
 Tại chùa nói trên có cô Ba, một phụ nữ trung niên và bà mẹ vì quen biết với gia đình thầy  H mà xin vào tu luôn. Nam nữ tu chung cũng chả sao mà. Tất cả do tâm ta cả như Nhà Phật đã dạy. Cô Ba lúc bấy giờ là vợ của ông Bảy ( tạm gọi như thế vì lâu quá tác giả không nhờ rõ tên của dôi vợ chổng rất đặc biệt này). Ông Bảy, vốn quê hương vùng Sông Hương Núi Ngự,  vào lập nghiệp tại thành phố PR từ trẻ. Ông là cựu thượng sĩ phục vụ tại Phòng I, Tiểu Khu NT lâu năm. Sau đó, ông ra úng cử Hội Đồng Tỉnh NT. Ông đắc cử và giải ngũ luôn, Gia đình ông xưa nay vốn khá giả, có của ăn của dể nhờ bên vợ giàu có.    
        Sau đồi đời, ông bị cải tạo rồi được phóng thích cho về sum họp với gia đình cùng vợ và 11 dứa con. Tuy nhìên, ngưởi hùng gốc Huế này, vồn đô con, sức khỏe cỏn dồi dào sinh lực và phong dộ, Bà xã, cô Ba –Phan- Thành, cũng còn duyên dáng mặn mà lại nhỏ tuổi hơn lang quân khá bộn. Nhưng lòng trần giờ thì người đẹp đã dứt. Bà cưới cho ông xã còn sức lực phòng the “ càng già càng dẻo càng dai” kia,  một cô gái còn trẻ măng dể nâng khăn sửa túi cho lang quân thay mỉnh, ngõ hầu bà cò thể yên tâm xuất gia đầu Phật cùng bà mẹ ruột của cô cũng rất mộ đạo. Thế là hai mẹ con xuống tu tại ngôi chùa tư của thầy H nói trên.
      Thầy có một căn gác nằm cách xa ngôi chùa chừng năm mươi mét. Căn nhà gỗ khang trang này là tịnh thất dành cho thầy tu hành yên tĩnh trong thời gian thầy nhập thất.
Tuy bộ ba cùng tu tại chốn Già Lam, Đại Hùng Bửu Điện. Hai nữ một nam khuya sớm tương chao, tụng kinh gõ mõ, nhưng không tránh tiếng đời dị nghị tíêng thị phi xì xào của bàng quan thiên hạ. Bà Mẹ thì quá già và yếu đau liên miên gần như lú lẩn rồi. Còn cô Ba, sư cô, tuy mặc áo nâu sòng, nhưng còn mựợt mà, duyên dáng trẻ trung hết nói dù là gái đã trải qua gần một tá lần khai hoa nở nhụy. Trước kia, Cô đẻ như gà. Hầu như năm một, Giờ đây,  cô tuổi xuân chỉ hơn bốn bó. Còn vị sư trủ trì thì trai tơ, mới lớn, vừa cán mức tuổi hằm chưa lâu, tình xuân phơi phới, không rõ đã tắt hẳn lừa lòng chưa? Thiên hạ cứ xì xào trong khi người tu cứ tu trong chùa. Sự thật không rỏ thế nào. Chừng mấy năm  sau thầy H bị bịnh sơ gan và về Cõi Phật. Còn cô Ba thì đi tu tại một ngôi chùa chỉ có ni cô. Cô cũng có duyên với Phật Pháp và Đạo Từ Bi, Cứu Khồ đấy chứ? Thân mẫu cũng đã an nghĩ nới Cõi Vĩnh Hằng từ lâu.
    Còn chuyện tình của ông Linh thì sao? Tuy trang tình sử thật ngắn ngủi,  nhưng cũng thú vị vô cùng vì là sự thật của một cư sĩ chân tu tại gia. Hồi còn làm công chức tại Tòa Hành Chánh PR, tuy hiệp sĩ Nại, đã có vợ và gần chục đứa con vì bà xã đẻ năm một dài dài. Ông Linh cán mức “ Tam thập nhi lập” cộng thêm mấy niên kỷ. Nhưng nhờ có nước da trắng và đôi môi đỏ như con gái, nên ông trông còn trẻ lắm, Trong số nữ công chức làm cùng sở có cô B. là xinh xắn, duyên dáng và có học thức cao nhất trong số các nàng
“ Sáng xách ô đi, chiều xách ô về”. Làm công chức tà tà rất có gíá lúc bấy giờ. Đúng như lời nhận xét của nhà văn Khái Hưng trước kia :
” Nam nhân muốn được phái nữ yêu mến, thứ nhất là phải tuấn tú khôi ngô. Thứ hai là phải có tài năng đặc biệt, nổi bật hơn người”. Xem ông Linh như thế. Nhờ bảnh trai quá cỡ mà cô gái mới lớn đã có văn bằng Tú Tài lại diễm lệ như B cứ chết mê chết mệt anh chàng Phan An gốc Dư Khánh này. Tuy nhiên, ông Linh tử lâu đã ăn chay kỳ, mỗi tháng mười ngày, tụng kinh, niệm Phật, tu tại gia lâu rồi. Dủ đôi lúc,  ông cùng rung dộng trước sắc dẹp của mỹ nhân trẻ trung đã tỏ ra mến mộ mình quá cỡ, nhưng ông rán giữ cho tốt Ngũ Giới của một cư sĩ tại gia. Hôm đó, nhân chỉ có ông Linh và cô B trong phòng vắng vẻ. Người đẹp không bỏ lỡ cơ hội tỏ tình ngàn năm một thuở này. Nàng liền tìến lại sát anh chàng Tống Ngọc thời nay. Nàng chụp lấy bàn tay ông xiết mạnh:
-Anh Linh! Ngày mai chủ nhật em đợi anh tại số ... đường... lúc 9 giờ sáng. Em có chuyện muốn nói với anh. Đừng để em dợi anh nhé! Em thương anh lâu rồi. Tại sao anh cứ hờ hững vói em mãi vậy?
   - Không được em ơi! Anh đã có gia đình rồi. Vợ anh ghen dữ lắm. Không nên em ơi!
Cô ta liếc xéo về phía anh chàng đẹp trai mà không chút ga lăng, không chai mặt này. Nàng vẫn nắm chặt tay chảng Kim. Ôi bàn tay ngón thon dài nõn nà mát rượi của giai nhân như truyền vào người ông một luồn điện một cảm xúc vùa thú vị vừa rung dộng con tim mỉnh. Nàng thỏ thẻ giọng trách móc và hờndỗi vừa nũng nịu:
- Em là phận gái mà không lo sợ. Đàn ông gì nhát như thỏ dế. Nhát như thế làm sao ai dám thương được.
Sau dó cô ta giận dỗi buông tay ông và bỏ ra ngoài.
 Còn tình sử của cô Hương, đứa con gái dầu lòng của chàng Kim Miền- Duyên -Hải
Dư Khánh thì sao?  Cô ta có khuôn mặt hao hao giống bố nhiều hơn giống mẹ. Ông bà ta có câu để đời:” Con gái giống cha giàu ba họ”, Tuy nhiên cô không may mắn trong tình yêu và hôn nhân gia đình. Thân phụ mình lâu nay ăn ở tu nhân tích đức ngay thẳng công bằng ( Chẳng hạn lúc ông Minh làm mướn cho ông Linh. Một hôm, ông Linh vào cửa hàng Nhà Nước mua mấy thứ nông cụ. Cô ngồi thu tiền đã thối tiền lộn cho ông đến mấy chục bạc ( Số tiền này khá lớn vào thời điểm đó) .Ông tin người cán bộ thu ngân, nên không chịu đếm lại số tiển thối, Mãi cho đến khi về tới rẫy, ông mới kiểm tra tiền trong túi và phát hiện việc thừa tiền này. Thay vì mừng hùm vì may mắn được món tiển dư khắm khá, “ Chó táp nhằm ruồi”, ông đã thật thà, ngay thẳng, cứ nghĩ rằng: “ Không phải của ta, ta không lấy. Phải đem trả lại cho khổ chủ.”
      Thế là vị Bồ Tát Nhập Thế, liển lấy chiếc xe đạp trành. đạp nhanh lên tận Khu Tam Giác vì trời sắp chiều rồi.  Ông đã trả số tiền thối dư cho cô thu ngận của Cửa Hàng. Cô ta mừng quỷnh, ngõ lời cám ơn ông khách tốt bụng, thật thà rối rít.
      Cô Hương tuy xinh đẹp và có học qua bậc trung học dệ nhị cấp, dù thi hỏng Tú Tài I rổi nghỉ luôn vì chán nản và cũng vì hoàn cảnh gia đình nghèo, khó khăn, đông các em. Lúc đó Hương xin đi làm công chức tại một Ty nọ. Bất ngờ nơi đây, Hương gặp một thanh niên đồng nghiệp khá bảnh trai, tử tỉnh xa đổi đến làm việc tại tình lỵ nắng gió này. Hai người ỵêu nhau và sau đó ăn ở như vợ chồng chính thức. Họ có hai mặt con. Lúc bấy giờ, Hương mới vỡ lè là anh ta đã có chánh thất ở nơi thành phố quê hương mỉnh. Thế là cuộc tình đổ vỡ vì bà xã anh ta quả là sư phụ của Hoạn Thư. Cô ta ra tận nơi tổ ấm của hai người, thừa lúc chỉ có Hương ở nhá cùng hai con mình. Cô vào tận hang ổ, nổi tam bành lục tặc. Cô nóng như Trương Phi, xài xể người đẹp Phan Thành một mạch te tua hoa lá cành:
- Này con quỷ cái. Mày dám dụ dỗ chổng bà phải không? Bà thấy mày mặt mũi sáng sủa như thế mà không kiếm được một tấm`chồng đàng hoàng hay sao? Bà cảnh cáo cho biết từ nay khôn hồn nên xa lánh chồng bà. Anh ta vốn đa tình, đa cảm, lãng mạn, thích ga lăng với các cô, các bà có chút nhan sắc. Quen thú trăng hoa, phong lưu ngoài đường ngoài sá. Mày phài buông chồng bà ngay. Nếu vẫn tánh nào tật nấy, thì chớ trách bà không cảnh cáo trước. Bà sẽ thuê du đãng thanh toán mày ngay hay tạt axít vào khuôn mặt kiều diễm làm mê hoặc chồng tao của mày. Hiểu chưa con quỷ cái chuyên cướp giựt chồng người?
   Thế là mối tình đầu dang dở. Hương về nương nhờ nhà bố mẹ mình từ đó. Nàng nuôi hai con dại. Còn ngưởi tình thì xin đổi về phục vụ công tác tại quệ minh. Châu vể Hợp Phố, Hai vợ chồng sống cùng nhà cho bà chằn đỡ ghen. Từ đó, hai bên không còn liên lạc hay gặp lại nhau nữa. Họ đã bái bai nhau.
        “Một lần em tởn tới già
         Đừng đi nước mặn mà hà ăn chân.”
   Sau đó, Sơn một học sinh học dang dỡ Ban Tú Tài. Anh ta rời Trường THDT. Ông Minh có dạy anh ta nhiều năm trước đây. Gia đình y trước kia ở Sơn Hải, Song thân y là cán bộ CM gộc. Bản thân đương sự hoạt động nội thành PR trước đây. Vì vậy sau ngày 30 tháng 4/ 1975, y được chính quyền tỉnh Thuận Hải ( Tức tỉnh mới quá rộng lớn, do ba tỉnh Ninh Thuận- Bình Thuận- Bình Tuy cũ sáp nhập thành) bổ dụng làm cán bộ phục vụ tại Nhà Máy Xi Măng Phương Hải thuộc Huyện Ninh Hải. Cơ sở do Nhà Nườc XHCN quản lý, tọa lạc gần làng Dư Khánh. Lúc đó Hường sống với hai con tại quê Nội mình tức Nại như đã kề trên, Thế là anh chàng bảnh trai, đa tình, đa cảm, nhưng đang dở lao đao lận đận trong tình yêu lâu nay, đã mê Hương quá cỡ. Chàng cũng đã lọt mắt xanh của người đẹp có dáng dong dỏng cao, vẫn còn duyên dáng mặn mà. Người hùng cán bộ CM có giá lúc đó ghê lắm! Lại hào hoa, phong nhã, biết thương hương tiếc ngọc. Chàng đã yêu cô gái hai con còn trông mòn con mắt này hết nói. Họ gặp nhau như “ Cá gặp nước rồng gặp mây”. Thế là” Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa”. ( Kiều). Từ đó hai người sáp vô cái ào. Họ mua nhà xoay tổ uyên ương. Họ đã chung sống vợ chồng thật hạnh phúc, tâm đầu ý hợp. Chàng coi hai đứa con riêng của nàng như con mình. Yêu mẹ và yêu thưong con của bạn tri âm.  Ông bà Linh- Hạnh, cũng mừng cho con trưởng nữ của họ. Từ đây bớt cô quạnh, lẻ loi, phòng không chiếc bóng, ở vậy nuôi con thật cơ cực, vất vả, lo toan đủ thứ trong cuộc sống áo cơm, trong thời buổi kinh tế khó khăn : “Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi” ( TTX).      
                                                      ooo      
Có thề nói  trong thời gian ông Minh làm thuê, làm mướn cho ông Linh, bạn quen của thân phụ chàng trước kia và cũng là anh rể của Như, nguời bạn thân tử hồi nối khố của mình thật vất vả. Ông phải dang nằng ngoài trời suốt ngày. Da đẹn xạm. Thân hình gầy đét như con mắm, Nhưng bù lại, ông rất vui vì được gần gủi với vị sư trẻ, đạo pháp tinh thông. Hằng ngày tiếp xúc và được ông giảng về Đạo Từ Bi thật sâu sắc nhưng cụ thể dễ hiểu, dễ thậm nhập. Ông còn cho mượn nhiều cuốn sách quý về Kinh Phật và giáo lý nhà Phật thật cao thâm và bổ ích cho nguời mộ đạo muốn dọc và mở rộng kiến thức về tôn giáo này.
      Lúc này ông chồng thì làm bạn với nằng gió Bình Sơn để có bữa cơm trưa làm ấm cái bao từ trống trơn và kiếm thêm sáu đồng một ngày. Còn bà vợ thí vất vả soạn bài, soạn giáo án dạy học, để giữ nổi gạo nuôi gia đình và tránh bớt phiền hà bởi CA và chính quyền địa phương dòm ngó, về nhiều mặt, nhất là an ninh và chính trị...” Phải nín thở qua sông.” “ Tránh bị đưa đi kinh tế mới.”  Các bà, các cô. các chị, vợ của các lang quân thuộc diện ngụy quân ngụy quyền sau ngày 30 tháng/ 1975, như đã kể trên, thật là gian lao, tủi cực, vất và lầm than bươn chải tảo tần nuôi con và thăm nuôi chồng tù. Ngay cả khi chồng ra trại  cũng nhờ bà xã giúp sức gây dựng mái ấm gia đình như bắt đầu lại từ đầu, từ con số không. Các bà lúc này là chủ hộ khầu gia đình mà lị!  Hầu hết họ bị mất hết tất cả sau cuộc đổi đời đầy bi thảm tang thương, Hầu như họ bị mất hết tất cả tự do. Ngay cả sự tự do về tôn giáo và tâm linh cũng bị hạn chế và kiểm soát bởi nhà cầm quyền XHCN rất chặt chẽ. Họ tuyên bố thẳng thừng công khai:
     “ Tôn giáo là liều thuốc phiện” ( Lênin)
                       
                                     MINH HÒA  
           
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân