TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TẤM CHĂN KỶ VẬT
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TẤM CHĂN KỶ VẬT

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MINH CAN



Ngày tham gia: 06 Jun 2008
Số bài: 431

Bài gửiGửi: Sat Jun 20, 2009 3:17 pm    Tiêu đề: TẤM CHĂN KỶ VẬT
Tác Giả: NGUYÊN HÒA




TẤM CHĂN KỶ VẬT
NGUYÊN HÒA

Ông Minh cảm thấy ấm áp vô cùng trong thời gian căn phòng có máy sưởi và có thêm tấm chăn bông rộng lớn màu hoa sặc sỡ dùng để đắp khi thời tiết lạnh lẽo mùa đông buốt giá. Tấm mền đã cũ. Nhiều miếng vải lót bên trong đã quá đát. Một số vải này đã quăn queo và rời ra mỗi khi ông dùng chân đạp lên cho mền che kín cơ thể ông. Thật ra tấm chăn tuy cũ kỹ nhưng còn xài được, vì nó đẹp, màu sắc sặc sỡ và rộng lớn, có thể dùng đắp cho hai người nằm kề cận nhau chung giường. Vì vậy ông tiếc của trời. Không nở bỏ nó. Ông dùng tấm mền này đắp lên cơ thể mình trong mùa lạnh đã hơn 10 năm nay tại Xứ Cờ Hoa. Có thể nói nó là ngưởi bạn thân thiết nhất của ông hằng đêm nhất là vào mùa đông rét mướt ở xứ người. Nhìn tấm mền ông chợt nhớ đến kỷ vật ông đã giữ gìn trân quý trong đời ông rất lâu. Chỉ lúc rời xa VN để đi định cư tại Hoa Kỳ theo dịên cựu tù nhân chính trị ông mới bỏ nó lại ở quê nhà.
Thật thế, đó là tấm chăn bông màu vàng pha xám nhạt. Tấm chăn này rộng và dày do bố mẹ của ông mua vào năm 1960 lúc ông đang nằm điều trị bịnh sốt rét tại Bịnh Viện Phan Thiết ( PT) tỉnh Bình Thuận ( BT). Lúc đó ông Minh dạy học tại thị trấn Ma Lâm (ML) thì bị bịnh đau khổ này. Thị trấn hèo lánh, xa xôi, khô cằn sỏi đa, thuộc miền núi nằm cách thành phố PT chừng 17 km. Đó là tình thương yêu con của song thân ông. Có thể nói đó là kỷ vật mà ông trân quý vô cùng. Lúc nào ông cũng đem theo bên mình để đắp sau này.
Lúc ấy ba má ông Minh đang ở Phan Rang (PR) nghe tin con bị bịnh và đang nằm viện nên ông bà liền vội vã đáp xe đò vào PT thăm thằng con trưởng nam yêu quý của họ. ngay. Ba Má Minh vốn là dân nghèo đông con thành phố. Người cha làm công chưc quèn. Đồng lương hằng tháng của ông ba cọc ba đồng. Bà mẹ ông coi sóc con cái và buôn bán nhỏ để phụ giúp phu quân nuôi sống cả gia đình trong thời buổi củi quế gạo chậu lúc bấy giờ. Cả một đời người hầu như bố mẹ ông và các con cái trong nhà sống trong cảnh thiếu thốn “ Tay làm hàm nhai. Tay quai miệng trễ” ông bà phải lao động vất vả để nuôi bày con dại. Minh là người con cả trong gia đình. Chàng không được cha mẹ cho ăn học cao lắm. Thật vậy, hầu như suốt đời chàng chỉ được cắp sách đến trường có sáu năm. Hai năm ở bậc tiểu học và bốn năm ở bậc trung học. Ngoài ra chàng tự học lấy một mình. Nhờ có chút thông minh, trí nhớ tốt và tinh thần hiếu học bẩm sinh nên dần dần ông vuơn lên. Thật ra Minh vốn là cậu bé có sức khỏe yếu kém. Chàng hay bị đau bịnh ngay từ hồi còn niên thiếu. Chứng bịnh thắp khớp viêm các khớp xương cứ bám theo chàng dài dài. Hồi bé lúc chàng ở chung với Ông Bà Nội tại một vùng thôn quê hẻo lánh, có gia đình người quen ở thành phố tản cư về ngụ tại nhà ông bà trong thời kỳ chiến tranh Việt Pháp. Cô gái con họ đồng trang lứa với Minh ( Lúc đó chàng sống với ông bà Nội) bị bịnh ghẻ cốc rất nặng và lây cho chàng căn bịnh quái ác này. Sau khi cậu lành bịnh thì bị chứng thắp khớp hành hạ và trờ thành bịnh kinh niên luôn.
Một số y tá thời đó cho biết bịnh ghẻ cốc là cha đẻ của bịnh đau khớp xương( ?). Chàng đâu có rành về y khoa nên đến ngày hôm nay chàng cũng không rõ sự thực như thế nào. Có điều ông Nội chàng cũng bị thắp khớp. Một đứa em trai chàng cũng bịnh dính bịnh kinh niên tai hại này.
ooo
Xin trở lại việc chàng dạy học tại thị trấn miền núi M L. Sau này trở thành quận lỵ Thiện Giáo ( TG) của tình BT. Lúc bấy giờ ML trực thuộc sự quản lý của Quận Hàm Thuận. Quận lỵ này đóng ngay tại vùng ngoại ô thành phố PT gần Bịnh Viện Tinh trong thời điểm đó.
Có thề nói, lúc bấy giờ, ML là một vùng thôn quê hẻo lánh nằm trên tỉnh lộ tại cây số 17. Chung quanh khu vực là rừng núi mênh mông bát ngát. Chàng bị bịnh sốt rét trong thời gian chàng dạy học tại đây. Tại ML lúc bấy giờ cư dân thưa thớt. Một con đường hỏa xe chạy ngang qua ven làng ML và giao thoa với đường tỉnh lộ chạy qua thị trấn. Phía cuối xóm, nằm không xa trung tâm thị trấn là nhà ga xe lửa trên đường nối PT và Sài Gòn. Một loại ga xép nằm khiêm nhưởng bên chòm cây cổ thụ. Kiễu “ Buồn Ga Nhỏ” của nhà văn kiêm thi sĩ Thanh Nam. Thị trần miền xa, chủ ýếu là một dãy phô gồm lơ thơ chừng vài chục căn nhà lụp sụp nằm hai bên đường tỉnh lộ nói trên. Ngôi trường tiểu học nơi chàng dạy chia làm hai cơ sở. Trường cũ tọa lạc tại trung tâm thị trấn cạnh trụ sở xã ML. Còn Trường mới chỉ mới xây cất có vài phòng. Bộ phận này nằm ở vùng ngoại ô, cách xa trường cũ chừng một cây số. Về hướng Bắc, cũng nằm ven tỉnh lộ. Con đường này chạy lên vùng cây số 21 ở xa hơn nữa.

Xa xa về phía cuối làng là ngôi chùa nằm khiêm nhường trong một khu vực vắng vẻ tĩnh mịch. Vào ngày cuối tuần, gia đình Phật Tử Thiện Ái sinh hoạt nhộn nhịp vui tươi tại chốn Đại Hùng Bửu Điện, Ngôi Già Lam này. Một vị sư già trụ trì tại đây. Các vị lãnh đạo và huynh trưởng thường là các thầy cô giáo trẻ tại trường học địa phương đảm nhận, Cứ chiều tối hay canh khuya nghe tiếng chuông chùa công phu, khách thập phương cũng thức tỉnh đạo mầu phần nào và dừng lại bớt ham muốn trong cõi đời đầy bon chen, ganh ghét, khổ đau, phiền não và hệ lụy này. Vế phìa Tây Bắc của ML là Xóm Đạo di cư của một giáo xứ do một linh mục người Bắc đảm nhiệm. Ngôi giáo đường vươn cao, đứng sừng sững giữa thôn là cõi tâm linh, niểm an ủi và chỗ dựa tinh thần của những người tha hương đi tìm tự do nơi Miền Nam xa xôi diệu vợi. Cuộc chiến tuơng tàn huynh đệ. Cuôc chiến ý thức hệ do ngoại bang xúi giục, cứ càng ngày càng lan rộng và trở nện sôi động mãnh liệt.
Vào thời điểm ấy, Thị trấn bé nhỏ khô khan và buồn tẻ vô cùng. Dân cư còn thưa thớt. Nhà cửa mọc rài rác đó đây. Lúc đó, Quận Lỵ TG chưa thành lập tại ML. Khí hậu tại nơi khỉ ho cò gáy, sơn lam chướng khí này, thật khắc nghiệt, nhất là đối với khách vãng lai hay dân ở xa đến làm việc, đi công tác hoặc sinh sống tại đây. Người dân địa phương vốn đã quen với cư địa và thổ nhưỡng tại vùng này thì không sao. Còn người ở vùng khác mới đến ngụ thì gặp vấn đề “khó ở” ngay, nhất là những ai sức khỏe không được tốt lắm. Thật vậy cứ vào khoảng xế chiều là bầu không khi tại M L, như bị co rút lại. cô đặc lại. Gió núi thổi về vi vu, vì vèo. Bụi cuốn khắp ngã đường. Một làn không khí nhờn nhợn, ngai ngái như bao trùm cảnh vật của thỉ trấn miền núi này. Trong người của khách mới tới, chưa quen với khí hậu cận vùng núi rưng bao la bát ngát nắm sâu hun hút , thường cảm thấy dã dượi, mệt mỏi buồn ngủ hay khát nước. Trán hâm hấp nóng. Người bị sốt nhẹ. Rồi cảm thấy trong mình một luồng ơn ớn, nhờn nhợn, lành lạnh, chạy theo dọc theo cột xương sống. Khi cơ thể bị rét run phải trùm chăn thì coi như bịnh nhân bị bịnh sốt rét ngã nước đã chiếu cố họ đó. Còn nhẹ hơn thi bị nhiễm cảm hay cúm, xổ mũi, nhức đầu, ăn uống không ngon. tùy theo thời tiết tại đây, bà con ạ!
Lúc bấy giờ, Minh dạy học tại Trường Tiểu Họa ML trong một thời gian là ngã bịnh sốt rét khá nghiêm trọng. Chàng phải nằm điều trị tại bịnh viện PT như đã kể ở đoạn trên.
Hôm đó, song thân chàng từ quê vào thăm con và tặng cho chàng cái mền để đắp khi cơ thể bị lạnh lẽo. Cái mền trở thành kỷ vật thân thương hầu như trong thời gian dài. Mỗi khi trông thấy tấm chăn bông to dày,màu vàng pha xám nhạt là Minh thương nhớ song thân mình. Mồi lần ông trông thấy nó là ông như thấy cha mẹ mình đang ở bên cạnh mình vậy. Tấm chăn này là hình ảnh thân thương yêu quý của bố mẹ chàng. Cho nên chàng luôn luôn gìn giữ trân quý nó, Mỗi khi đắp chăn chảng có cảm giác như ba má mình đang ở bên cạnh mình như hồi chàng còn bé bỏng. Ông bà luôn luôn mơn trớn vuốt ve ôm ấp nựng nĩu thằng con đầu lòng của họ vậy. Tình yêu của cha mẹ thương con thật là bao la bát ngát, thật là thiêng liêng cao quý, không bút mực nào kể xiết.
Một kỷ niệm lúc song thân đến bịnh viện PT thăm chàng vào ngày hôm ấy là bất ngờ cô bạn gái, cô An, cũng vào thăm chàng. Cô ta từ lâu đã tỏ ra ái mộ cậu giáo sống xa nhà. Đang cu ki một hình một bóng tại chỗ. An là dân Phan Thiết chính hiệu con nai vàng thành phố biển nổi tiếng làm nghề nước mắm cung cấp cho cả nước. Tuy nhiên quê quán nàng ở tận vùng Sông Hương Núi Ngự Thừa Thiên. Mạ nàng nói rặt giọng Huế. Bố nàng không rõ dân miển nào vì chàng chưa hế diện kiến với thân phụ của cô gài nhỏ hơn nàng một cái xuân xanh. Chàng cũng không dám tò mò tim hiểu thêm về gốc gác người đẹp Phan Thành. Nàng có làn da trắng. Khuôn mặt trỏn trịa, mủm mỉm dễ thương.Trước kia nàng có thời gian làm cán bộ phụ nữ bán quân sự do Bà Ngô Đình Nhu sáng lập. Một cô gái tầm thươc, có nước da trăng trẻo, lại tỏ ra thương yêu mình hết mực. Nàng chỉ kém hơn chàng một niên kỷ. Thật là xứng đôi vừa lứa quá đi chớ! Ông bà ta có câu: “ Nhất gái hơn hai nhỉ trai hơn một.” Xem chưng tuổi tác cũng tốt cho hai người nếu họ se duyên Tần Tấn với nhau.
Tuy nhiên, hiện tại chàng- nàng chỉ là bạn với nhau thôi, Chàng không dám tiến xa hơn. Tại sao vậy? Bởi vì chàng có nghiên cứu một ít về khoa coi chỉ tay và xem tướng số. Thật vậy, An có đôi mắt sắc sảo quá cỡ. Bình thường thì chả sao, nhưng khi nàng giận dỗi thì đôi thần nhãn của giai nhân, trừng lên trông dễ sợ thật. Đôi mắt của má hồng trông dữ quá, sắc bén như lưỡi dao lam cạo râu loại Ông Già của Pháp nổi danh một thời. Đôi mắt sáng quắt như có tia lửa lóe lên. Trông thấy mà phát ớn. Chàng nhợn cơn luôn,
Phải công nhận An thông minh, lanh lợi và khôn ngoan đáo để. Nàng khéo léo ngoại giao với bố mẹ chàng. Vì thế, ngay khi nàng rời bịnh viện Má chàng đã tâm tình với thằng con trưởng nam ngay như sau:
- Này Minh! Má thấy cô ta thương con đấy chứ? Tại sao con tỏ ra lạnh nhạt với cô ta vậy? Hay là con đã có ý trung nhân rồi? Cô ta cũng đẹp và khôn khéo đấy chứ? Con không có cảm với cô ta sao?
Nhận thấy Mẹ quan tâm lo lắng cho mình, Minh cảm động. Chàng liền cầm lấy bàn tay ngón thon dài, hơi gầy xanh của hiền mẫu, trấn an:
-Dạ thưa má con chưa nghĩ đến việc lập gia đình. Con còn trẻ và sắp đến tuồi phải thi hành nghĩa vụ quân sự, làm tròn nghĩ vụ của người trai trong thời loạn rồi. Tương lai phía trước mặt còn mở mịt lắm, má ơi! Xin Má để từ từ con tình.
Thân mẫu mỉm cười âu yếm nhìn con tỏ ý thông cảm. Bà động viên an ủi con:
-Thì má cũng lo cho tương lai của con thôi. Con là trưởng nam trong gia đình có đông các em gái và trai. Ba má chỉ mong muốn con chóng lấy vợ cho ông bà sớm có cháu ẳm bồng cho vui cửa vui nhà mà con.
- Dạ cám ơn Ba Má. Xin để từ từ rồi con tính nghe Má!
Ngoài ra Minh còn nhớ mãi một kỷ niệm khó quên trong đời lúc chàng mới theo học lớp Đệ Lục tại một trường công lập lớn nhất tình quê hương nắng gió của mình. Có thể nói không ngoa, Ba cậu là một người hiếu khách, hiền hậu và chơn chất vô cùng. Ông luôn luôn tốt bụng với bà con cô bác, với hàng xóm láng giềng và với bạn bè đồng nghiêp của minh. Ông cũng tỏ ra bao dung, cao thượng đối với những kẻ tính khí ngang bướng, cộc cằn, thô lỗ, hung dữ. “ Tránh voi không xấu mặt nào” như thiên hạ thường nói.
Bài học thể hiện hạnh từ bi, nhẫn nhục và cao thượng, khoan dung đối với người bạn đồng sự. Một ngưởi cùng làm công chức cùng sở vời ông Bố của Minh. Ông Ba Lé ( tục danh này chết cứng luôn với ông Ba vì đôi mắt hơi lé của ông). Tuy nhiên ông Ba tỏ ra rất thông minh lanh lợi. Ngoài ra ông cũng đôi lúc trở nên bốc đồng, nóng nẩy và cộc cằn

Ông Ba Lé hầu như ít chịu nhịn nhục ai. Ba của Minh và ông ta vốn quen biết nhau lâu rồi. Hình như họ là đồng nghiệp hồi hai người còn làm cảnh sát, trước khi biệt phái hẳn qua bên cơ quan hành chánh. Lúc bấy giờ hai người cùng làm việc tại văn phòng ông Quan Đầu Tỉnh. Nhân vật VIP này, vào thời đại nào, chế độ nào cũng vậy, có quyền uy bậc nhất tại địa phương. Một ngày nọ, ông Tỉnh Trưởng cho người gọi ông Hải, bố của Minh, vào Dinh Ngài có việc sai bảo ví hôm đó nhầm ngày nghỉ cuối tuần. Ông Hải làm tùy phái văn phòng cho Xếp Sòng. Ngài Đệ Nhất Phẩm Triều Đình tại địa phương, tươi cười, vỗ nhẹ vào vai cấp thừa hành hiển khô như cục đất, bảo:
- Anh Hải! Anh hãy đi mởi anh Ba vào gặp tôi gắp. Tôi có chuyện nhờ anh ta làm ngay.
- Dạ tôi sẽ đi mời ông ta ngay. thưa cụ Tỉnh.
Nhưng ông Hải đã đến nhà y và mời gọi ông ta hai ba lượt mà ông Ba Lé vẫn từ chối vì lúc ấy ông đang mê trò chời đen đỏ với các bạn đồng sở thích. Ông tỏ vẻ ta đây. Ông bất cần đời. Vẫn chứng nào tật nấy. Vẫn bướng bỉnh lắc đầu ngoay ngoảy:
-Tôi không đi! Hôm nay là ngày nghỉ. Tôi bận việc không đi được. Có gì ngày thứ Hai hãy hay.
- Đây là lịnh của Thượng cấp. Là công vụ anh Ba ơi! Cụ Tỉnh bảo tôi phải mời cho được anh! Anh không chịu đi, làm sao tôi ăn nói với ông ta đây, anh Ba? Bữa khác hãy chơi tiếp, anh ơi!
Vài người bạn trong sỏng cũng e ngại cho cái tánh ngang tàng, cứng đầu, cứng cổ của anh này. Ông Bảy hàng xóm với anh ta, khuyên:
- Thôi đì cho rồi anh Ba ơi! Người ta quyền cao chức trọng, nắm quyền sinh sát trong tay. Bất tuân lệnh Thẩm Quyển sẽ bị phiền toái lắm anh ơi! Không khéo bị kỷ luật, bể nồi gạo như chơi,
Ba Lé giận nổi cáu lên vì có người cứ lải nhài bên tai mình dài dài. Anh ta vẫn cương lên vì cơn ghiền cờ bạc đã bốc cao như ngọn núi Tu Di rồi. Anh ta bực mình và trừng mắt trắng dã nhìn ông bạn đồng sở.
- Tôi đếch sợ. Cha này nói dai như giẻ rách à! Đã bảo tôi đang bận không đi được đâu.
Ông Hải vẫn kiên nhẫn nài nĩ:
- Lịnh của Quan Lớn đầu tỉnh mà anh không chịu nghe. Thật tình anh đả làm khó dễ tôi rồi anh Ba ơi!
- Anh khỏi dạy đời tôi, Anh hãy nói lại với Ông Tỉnh, tôi bận viêc nhà nên không thể đi được.
Nhận thấy ông bạn đồng nghiệp cứ vẫn một mực” Giữ vững lập trường” như đinh đóng cột. Cứ bất chấp lẻ phải trái. Lại coi thường mình nữa. Không nễ bạn đồng nghiệp một chút nào. Quả là “ Điếc không sợ súng”.” Đúng là” Ông Vua cũng thua thằng Khùng” Cuối cùng Ba của Minh phải ra về. Tuy khó chịu và bực tức nhưng vốn hiền lành có tâm từ bi và đại lượng. Ông về Dinh Tỉnh Trưởng gặp người vệ sĩ của Ngài Xếp Sòng. Y vốn là một võ sư Bình Định nổi danh trước kia, Ông Hải nói:
- Xin anh vào báo cáo với Cụ Tỉnh, tôi xin gặp Quan Trên gấp.
- Mời bác theo tôi.
Ông Hải đã quyết định cứu bạn Ba Lé trong khi cởi chíếc xe đạp trành, cà rịch, cà tang vào Dinh Tỉnh. Nếu kể hết sự thật thì ông ta có thể bị kỷ luật ngay. Hậu quả không thể nào lường được. Vợ con ông sẽ ra sao nếu ông bị sa thải, trở nên thất nghiệp vì cái tánh lập dị rờm đời của mình? Thời buổi kinh tế khó khăn. Ông ta lại không có nghề ngỗng gì vững chắc, Nhà cũng nghèo, không có vườn rẫy, đất đai, tài sản gì. Chỉ là một công chức quèn, sống với tiền lương ba cọc ba đồng hảng tháng. Bởi vậy khi diện kiến với Chủ Tỉnh, ông ta liền hỏi ông Hải ngay:
- Sao có mới được anh Ba không?
- Kính thưa Cụ Tỉnh. Rất tiếc anh ta bị bịnh sốt nặng. Lúc tôi đến nhà, anh ta còn nằm đắp mền rên hừ hừ. Anh ta không thể đến Sở được ngày hôm nay, thưa Cụ. Xin Ông Tỉnh thương tình thông cảm tha lỗi cho anh ta.
Dĩ nhiên, ông nói dối để cứu bạn mình. Vỉ giúp người mà ông phạm một trong Ngũ Giới của vị cư sĩ tu tại gia, bên Nhà Phật.
-Thế à! Thôi được. Không hề gì. Ngày thứ hai sẽ tính. Anh Hải đi về nghỉ đi. Mai sẽ tiến hành công tác cũng được. Cần phải có hai người mới được.
- Dạ cám ơn Cụ Tỉnh.

Ba Lé, sau đó, khi sòng bạc tan hàng, y cảm thấy lo sợ vu vơ. Y hối hận vì tánh bốc đồng lỗ mãng, lỡ cương bất tử của mình, Y cũng lo ngại ông Hải vì giận mình mà báo cáo lại tự sự thì ông có thể bị trừng phạt nặng vì bất tuân lệnh Thượng Cấp. Tánh đam mệ cờ bạc nữa. Nếu ông Tỉnh biết đựợc việc này, có thể cho ông nghỉ việc như một số công chức ngoại ngạch như ông. Lúc bấy giờ, trong thời chiến tranh ý thừc hệ giữa hai Miền Nam Bắc, càng ngày càng lan rộng và quyết liệt, thì quyền uy của ông Quan Đầu Tỉnh lớn lắm đó!
Khi đi làm, nghe bạn đồng sở kể lại nghĩa cừ cao đẹp của ông Hải” Lấy đức báo oán” Ông Ba Lé lấy làm cảm động. Ông ta liền đến gặp bạn hiền. Anh ta cũng biết điều và nhận ngay sai sót, nóng nẩy, ngang bướng vô lý của mình:
- Cám ơn anh Hải. Anh đã cứu nồi gạo của tôi, Xin lỗi anh nhé! Vì ngang bướng bốc dồng mà tôi đã phạm sai lầm, khuyết điểm thật đáng chề trách,
- Không có gì anh Ba à! Bíết nhận ra điều sai sót của mình là quý rồi. Ai lại không có bất thường, bốc đồng, nói quảng nói tiều, phải không anh Ba?
Cả hai vui vẻ, bắt tay nhau, rồi cười vang sảng khoái vô cùng. Từ đó hai người tình cảm bạn bè càng trở nên thân thiết hơn.
Ngoài ra còn một vụ cứu ngưởi khác. Suýt nữa, ông bị sa thải mất việc vì lý do không bảo mật. Một ngươi bạn cũ, đang làm cảnh sát( CS) hay công an ( CA). Ông có biệt danh” Cai H.” vì ông là hạ sĩ CS lúc bấy giờ. Ông là bạn thân thíêt với ông Hải. Hôm đó có bức thư nặc danh tố cáo ông này tham nhũng, hối lộ gì đó. Thư chuyển vào văn phòng Tỉnh Trưởng. Ông Hải, không rõ sự tình ra sao, nhưng vì mụốn cứu bạn, nên ông lấy bức thư này giao cho Cài H, để ông ta có thể đề phòng và tùy cờ ứng biến. Không ngờ công việc kín đáo như thê,`mà bay đến tai Quan Đầu Tỉnh. Ông ta nổi nóng truyền lịnh kỷ luật ông Hải. Buộc ông này làm đơn xin nghỉ vịệc. Lúc bấy giớ gia đình ông Hải nghèo rớt mồng tơi. Gia đình ngoài ông ra, còn có vợ và đàn con dại, lấy gì sinh sống, nếu ông bị thất nghiệp đây? Minh lúc đó mới học lớp Đệ Lục và em trai kế của ông học dươi ông một lớp, cũng tại trường công lập thành phố PR. Ông bạn kia đến nhà cám ơn ông Hải và chia buồn vì ông mà bạn phải đau khổ như thế này,
Lúc đó, Ba chàng cứ rầu rĩ, ủ dột mày châu. Suốt ngày ông cứ nắm dài trên chiếc võng ỡ nhà sau, hút thuốc liên tù tù, Hút hết điều này tới điếu khác để gỉài sầu. Ba chàng có tật hễ có vấn đề gì phiền muộn, lo nghĩ gì đó, thì ông cứ mượn khói thuốc để giải khuây, Bấy giờ Minh cũng lo lắng cho tưong lai học hành của mình, Chàng tíến lại gần cha mình. Lúc ấy thân phụ chàng đang cán mức lứa tuổi trung niên. Tóc ông mới có mấy hôm mà như bạc trắng đầu. Vầng trán có nhiều nép nhăn hơn. Má ông như hóp lại. Thân hình như gầy hơn. Sức khỏe sa sút rất nhanh. Không khéo, ộng ngã bịnh bây giờ.
Minh nhìn Ba lo lắng, rồi hỏi ông một câu hơi vô duyên vì chàng vốn hiếu học chỉ sợ Ba Má cho nghỉ học, để đi bán cà rem phụ giúp gia đình như trước kia. Hồi nhỏ chàng phải đi bán kem hết mấy năm vì gia cảnh quá nghèo khổ, song thân có nhiều con dại, Chàng chỉ được cha mẹ cho đi học từ bậc sơ học có mấy tháng. Nay được đi học lại là mừng rồi. Bất ngờ, Bố chàng lâm vào cảnh dở khóc, dở cười như thế này. Cứu người mà bị tai họa chiếu cồ. Tương lai gia đình Minh không biết ngày mai ra sao. Thật vậy, chàng dè dặt hỏi thân phụ:
- Nếu Ba buộc phải thôi việc. Con có còn đựơc tiếp tục đi học nữa không. thưa Ba?
Bố chàng buốn rầu đáp ngay, mặt ông vẫn ngước nhìn trần nhà ảm đạm:
- Ba cũng không biết nữa!
Chàng lâng lẽ rút lui cái ót. Tương lai của cả gia đình nghèo như nhà chàng, thật là mỏng manh, bấp bênh, không tiến tới ba bước về phía trước mặt.
Tuy nhiên, nhờ tánh tình hiền lành, xuề xòa, dễ dãi, cởi mở với bà con, cô bác hàng xóm láng giềng và bạn bè thân hữu. Ông hay làm phước, hạnh ban vui cứu khổ, ai nhờ gì ông cũng tủy theo khả năng và điều kiện mình có ngõ hầu giúp đỡ họ hềt lòng. Vì vậy ông Hải được nguời quen thương tình, ủng hộ. Trong đó, có người em ruột của ngươi bạn đổng sở với mình, vị Cảnh Sát Trưởng đương thời, là Xếp cũ của ông Hải. Chính ông này vào Dinh, trực tíêp diện kiến với Quan Tỉnh, xin ông ta khoan hồng, tha cho ông Hải đã trót sai phạm lần đầu. Ông ta lấy tư cách Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng CS/CA toàn tỉnh, bảo lãnh và xin cho ông Hải đựợc tiếp tục làm việc như cũ, để có thể nuôi sống bản thân và gia đình vợ con nghèo khổ của mình. Thế là chỉ mấy hôm sau có lịnh của cấp trên, Ông Hải đi làm việc trở lại.
Nhờ vậy, anh em Minh mới được tiếu tục đi học và tiến lên cao hơn sau này. Có học thức bằng cấp và nghề nghiệp chuyên môn, theo khả nẳng và sở thích của mình, để có thể làm ra tiền, nuôi`sống bản thân và lo cho gia đình mình sau này. Vì là anh cả trong gia đình có đông anh em, nên Minh luôn luôn cố gắng sống gương mẫu, như hiếu thảo với ông bà Nội Ngoại, với song thân, bà con cô bác, có tinh thần hiếu học và cầu tiến. Sống hòa ái, cởi mở, bao dung, nhẫn nhục yêu mến tha nhân, bạn bè... Ba Má Minh hầu như suốt đời lao động vất vả để nuôi đàn con lớn khôn và nên người, có ích cho công đồng xã hội trong tương lai. Ông bà quả là bậc làm cha mẹ khả kính và gương mẫu cho các con noi theo,
ooo
Hiện tại ông bà đã không cón nữa. Họ đã lần lựợt về cõi Vĩnh Hắng tử lâu. Trước kia, Tấm Chăn Kỷ Vật của song thân mua tặng con, vẫn luôn luôn hiện hữu bên cạnh Minh. Ộng đi đâu, cũng mang nó theo bên mình. Nó là hình ảnh thân yêu của cha mẹ Minh. Tấm chăn này như luôn luôn nhắc nhở con minh rằng : “ Lúc nào bố mẹ cũng thương yêu con cái, tân tụy hy sinh cho con cái. “
Cho đến khi Ông cùng gia đình vợ con đi Mỹ theo diện HO ông mới bỏ nó lại VN. Lúc bấy giờ tấm chăn đả bạc màu. Đã sờn, cũ quá rổi. Nhiểu miếng vải lót bên trong, đã bung ra, te tua, tơi tả. Ông rời xa nó má vẫn còn tiếc nuối bâng khuâng xúc động vu vơ trong lòng mình. Ông như khấn thầm:
-Xin Ba Má tha thứ cho con nhé! Bây giờ con đành xa Tấm Chăn Kỷ Vật quý giá do Ba Má thân thương mua tặng con hơn ba chục năm qua. Công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng chúng con khôn lớn nên ngưởi. Chúng con nguyện ghi nhớ trong lòng mĩnh mãi mãi.
Ca dao VN có câu:
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Đức Phật Thích Ca cũng từng dạy các đệ tử rằng: “ Nếu vai trái cỗng Cha, vai phải cỗng Mẹ suốt đời. Và xả bỏ thân mình cúng dường công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ cũng không bù đắp hết được, Trong Tứ Đại Trọng Ân, ơn Cha Mẹ rất cao cả vô cùng.”
- Con xin cầu nguyện chư Phật. Chư Bổ Tát, Chư Thánh Thần, khắp mưởi phương hộ trì cho hưong linh của Ba Má con sớm siêu sanh về Cõi Tây Phương Cực Lạc.

NGUYÊN HÒA



.

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân